Quốc hội Mỹ xem xét chi 1 tỷ USD cho các công ty Mỹ để thay thế thiết bị mạng của Huawei
Khoản ngân sách này sẽ được dành cho các nhà mạng nhỏ ở vùng nông thôn, vốn vẫn đang phụ thuộc vào thiết bị của Huawei cho hoạt động của mình.
Trong tuần này, một hội đồng Hạ viện Mỹ ban hành dự luật nhằm cấp ngân sách 1 tỷ USD cho các nhà mạng không dây nhỏ và hoạt động tại vùng nông thôn để thay thế thiết bị mạng của các công ty như Huawei Technologies Co Ltd và ZTE Corp bằng các nhà cung cấp khác. Các nhà lập pháp Mỹ cho rằng, thiết bị của những công ty này gây ra mối đe dọa về an ninh quốc gia.
Dự luật này tương tự một đạo luật được Ủy ban Thương mại Thượng viện Mỹ thông qua trong tháng Bảy để dành 700 triệu USD tiền ngân sách nhằm trợ cấp cho việc loại bỏ thiết bị của Huawei, nhằm tăng cường bảo mật cho chuỗi cung cấp trong mạng lưới viễn thông Mỹ.
Các nghị sĩ hàng đầu của cả hai đảng Dân chủ và Cộng Hòa tại Ủy ban Thương mại và Năng lượng của Hạ viện cho biết trong tuyên bố chung rằng, dự luật này sẽ bảo vệ “mạng lưới liên lạc của quốc gia khỏi kẻ thù nước ngoài bằng cách giúp đỡ các nhà mạng không dây nhỏ và ở vùng nông thôn thoát khỏi các thiết bị mạng lưới đáng nghi ngờ và thay thế chúng bằng những thiết bị bảo mật hơn.”
Hội đồng này sẽ tổ chức một buổi tường trình về dự luật vào thứ Sáu này.
Theo nguồn tin của Reuters trong tháng Sáu, có khoảng một chục các nhà mạng viễn thông ở vùng nông thôn Mỹ đang thảo luận với các hãng như Nokia và Ericsson để sử dụng thiết bị của họ nhằm thay thế cho những thiết bị mạng của Huawei đang sử dụng.
Video đang HOT
Trong khi các nhà mạng lớn của Mỹ đều đã cắt đứt quan hệ đối với Huawei, một số nhà mạng nhỏ ở vùng nông thôn vẫn đang phải phụ thuộc vào các thiết bị và switch mạng giá rẻ của Huawei và ZTE để hoạt động.
Theo Hiệp hội Rural Wireless Association, tổ chức đại diện cho các nhà mạng có ít hơn 100.000 thuê bao, ước tính có khoảng 25% thành viên của họ đang phải sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE trong mạng lưới của mình, và sẽ tốn từ 800 triệu USD cho đến 1 tỷ USD để thay thế toàn bộ chúng.
Trước đó vào tháng 5 năm nay, tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và ngăn các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông được sản xuất bởi các công ty gây ra mối đe dọa về an ninh quốc gia, trong đó của Huawei.
Theo GenK
Nokia đánh trực diện: 'Thiết bị Huawei tụt hậu, 55% có cửa hậu'
Giám đốc Công nghệ Nokia Marcus Weldon đã cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng thiết bị Huawei, với đa số sản phẩm bán ra đều có phần mềm theo dõi.
Khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng, Nokia và Ericssion là những công ty hưởng lợi nhiều nhất trong lĩnh vực cung cấp thiết bị 5G.
Theo Forbes, Nokia đã "châm dầu vào lửa" khi lên tiếng cảnh báo những rủi ro bảo mật từ Huawei, đồng thời tố cáo hoạt động kinh doanh thiếu công bằng của nhà sản xuất Trung Quốc trong quá khứ.
"Chúng tôi từng chịu thiệt thòi khi các doanh nghiệp Trung Quốc được thiên vị về cơ chế tài trợ", Giám đốc Công nghệ Nokia - Marcus Weldon - cho biết. Theo các nguồn tin, Huawei và ZTE được hưởng một số đặc quyền trợ cấp Nhà nước, các khoản vay mềm và những hợp đồng thương mại lớn.
Giám đốc Công nghệ Nokia Marcus Weldon.
Về mặt bảo mật, Weldon nói các thiết bị Huawei có nhiều lỗ hổng hơn so với Nokia hoặc Ericsson. "Chúng tôi xem qua những báo cáo và biết mình đang làm tốt hơn Huawei", ông khẳng định.
Weldon cho rằng các thiết bị Nokia là lựa chọn đáng tin cậy hơn, đồng thời đánh giá Huawei đã làm việc "cẩu thả" và "cố gắng khiến sản phẩm có vẻ an toàn trong khi sự thật không phải vậy".
Thực tế, những người đứng đầu Nokia và Ericsson đã hạn chế chỉ trích công khai Huawei. Cả hai công ty đều bán thiết bị cho các nhà mạng Trung Quốc, thậm chí Nokia còn đặt trung tâm nghiên cứu ở quốc gia này.
Phát ngôn của Marcus Weldon dựa trên một nghiên cứu từ Finite State. Nghiên cứu này cho thấy các thiết bị Huawei gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho người dùng: "Khi kiểm tra, hầu hết sản phẩm Huawei đều bảo mật kém hơn đối thủ".
Nghiên cứu còn chỉ ra rằng 55% sản phẩm Huawei đều có ít nhất một chương trình theo dõi. Những "cửa hậu" này cho phép kẻ xấu xâm nhập vào thiết bị bằng mã khóa tương ứng.
Finite State kết luận: "Nhìn chung, dù Huawei tuyên bố sẽ ưu tiên bảo mật nhưng họ vẫn tụt hậu so với đối thủ. Khi các nền tảng thay đổi theo thời gian, khả năng bảo mật vẫn không được cải thiện, thậm chí còn suy giảm. Điều này có thể gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng thiết bị Huawei".
Nokia hiện là một trong những nhà cung cấp thiết bị mạng 5G hàng đầu thế giới.
Huawei từ chối bình luận về nghiên cứu trên. Tuy nhiên, người phát ngôn công ty nói vẫn "hoan nghênh mọi đề xuất với mục đích đảm bảo ổn định hệ thống mạng".
"Càng nhiều người kiểm tra sản phẩm, chúng tôi càng có cơ hội xác định các vấn đề và cải thiện độ an toàn của thiết bị. Bảo mật luôn là ưu tiên hàng đầu của Huawei", công ty nói.
Bất chấp những lệnh cấm từ chính phủ Mỹ, hoạt động kinh doanh 5G của Huawei vẫn phát triển mạnh. Tuần này, công ty tuyên bố dẫn đầu ngành công nghiệp với hơn 50 hợp đồng được ký kết bên ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, thông tin từ CNN lại cho thấy Nokia hiện có nhiều khách hàng 5G hơn Huawei.
Nhà sản xuất Trung Quốc cũng báo cáo doanh số mẫu điện thoại P30 tăng mạnh so với người tiền nhiệm. Dù vậy, Huawei thừa nhận những chính sách của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến 30 tỷ USD lợi nhuận năm 2019 của công ty.
Theo Zing
Mỹ sẽ phải chi tới 1 tỷ USD để 'tẩy trắng' Huawei Chính phủ Mỹ có thể sẽ phải chi tới 1 tỷ USD để loại bỏ hoàn toàn Huawei khỏi các mạng của nước này. Ủy viên Đảng Dân chủ - Geoffrey Starks mới đây đã có một cuộc phỏng vấn với trang tin công nghệ CNET. Ông Starks cho biết Mỹ không chỉ tiếp tục ngăn chặn thiết bị mạng Huawei được sử...