Quốc hội Mỹ “qua mặt” Tổng thống, mời Thủ tướng Israel nói về Iran
Diễn biến này minh chứng cho sự đối đầu gay gắt và chia rẽ sâu sắc giữa Chính phủ và Quốc hội Mỹ trong hàng loạt vấn đề, mở đầu là Iran.
Chủ tịch Quốc hội Mỹ John Boehner ngày 21/1 tuyên bố sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu trước cơ quan lập pháp Mỹ về tình hình Iran mà không tham vấn trước với Tổng thống Barack Obama.
Động thái đưa ra chỉ một ngày sau khi ông Obama đọc Thông điệp Liên bang, trong đó tuyên bố sẽ phủ quyết mọi dự luật trừng phạt Iran mà Quốc hội đề xuất trong giai đoạn đàm phán hiện nay.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (Ảnh AP)
Trả lời báo chí ngày 21/1, người phát ngôn Chính phủ Mỹ Josh Earnest nêu rõ, Quốc hội có quyền quyết định mời ông Netanyahu mà không thông báo với Nhà Trắng.
Tuy nhiên, ông Earnest nhấn mạnh rằng, lãnh đạo của một nước khi đến thăm một nước khác nên liên hệ trực tiếp với lãnh đạo của nước đó.
Quan hệ giữa Thủ tướng Israel Netanyahu và Tổng thống Obama vốn được cho là không suôn sẻ, tuy nhiên 2 nhà lãnh đạo dự kiến vẫn hội đàm khi ông Netanyahu thăm Washington để phát biểu tại một phiên họp chung của Quốc hội Mỹ ngày 11/2 tới.
Video đang HOT
Người phát ngôn chính phủ Mỹ Earnest cũng cho biết, Tổng thống Obama bảo lưu quan điểm hiện nay về việc chưa trừng phạt Iran cho đến khi có cơ hội thảo luận với Thủ tướng Netanyahu và các quan chức Israel khác trong chuyến thăm Washington sắp tới.
Các nghị sỹ Mỹ đang tìm cách giành được đủ sự ủng hộ để bỏ qua quyền phủ quyết của Tổng thống Obama đối với một số dự luật liên quan đến Iran, trong đó có việc tăng cường biện pháp trừng phạt nếu các bên không thể đạt thỏa thuận tổng thể và lâu dài cuối tháng 6 tới.
Cũng trong ngày 21/1, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã tổ chức một phiên điều trần về Iran với các quan chức chính phủ, trong khi Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ dự kiến bỏ phiếu về các dự luật trừng phạt Iran vào tuần tới. Trong một diễn biến có liên quan, các nhà đàm phán hạt nhân Iran và Mỹ sẽ gặp nhạu tại Thụy Sỹ trong 2 ngày tới./.
Diệu Hương Theo Al Jazeera
Theo_VOV
Cả dàn lãnh đạo Mỹ vắng mặt trong tuần hành Pháp
Hơn 40 nhà lãnh đạo thế giới từ châu Âu, châu Phi, Trung Đông và cả Nga có mặt ở trong lễ tuần hành tại Paris - Pháp ngày 11-1, trừ những người đứng đầu nước Mỹ.
Kể cả những nhà lãnh đạo khác chiến tuyến - như Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas; hay Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov - cũng nắm lấy tay nhau nhằm bày tỏ tình đoàn kết với Pháp sau hàng loạt vụ tấn công rúng động.
Trong một bài phát biểu hôm 9-1, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: "Pháp là đồng minh lâu đời nhất của chúng ta. Tôi mong người dân Pháp biết rằng Mỹ sẽ sát cánh với các bạn không chỉ hôm nay mà còn ngày mai". Nhưng cả ông lẫn Phó Tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng John Kerry đều vắng mặt hôm 11-1.
Các nhà lãnh đạo thế giới kết chặt tay nhau trong lễ tuần hành ngày 11-1. Ảnh: Reuters
Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: AP
Theo Daily Mail, 2 ông Obama và Biden không có lịch trình đặc biệt trong ngày 11-1. Daily Mail dẫn một nguồn tin Nhà Trắng cho hay ông Obama dành một phần buổi chiều 11-1 để theo dõi trận bóng bầu dục trên tivi. Đài CNN đã hỏi Bộ Ngoại giao Mỹ và Nhà Trắng nhưng chưa có trả lời chính thức.
Một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cho CNN hay Ngoại trưởng Kerry đang thăm Ấn Độ và lên kế hoạch phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh ở đây từ lâu.
Quan chức cấp cao nhất của Mỹ có mặt ở Paris lúc này là Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder. Ông dự một hội nghị chống khủng bố nhưng không có mặt tại buổi tuần hành. Trong các chương trình phát sóng ngay trước khi tuần hành bắt đầu, ông Holder nói chưa có "thông tin đáng tin cậy" cho thấy mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda đứng đằng sau các vụ tấn công tại Pháp khiến 17 người thiệt mạng vừa qua.
Đại diện cho Mỹ tại tuần hành là đại sứ tại Pháp, bà Jane Hartley.
Hai ông Obama và Biden đều vắng mặt... Ảnh: AP
...trong khi Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder cũng không dự tuần hành dù đang ở Paris. Ảnh: EPA
Nhiều báo đài Mỹ gọi sự vắng mặt của ông Obama là sai lầm. Người dẫn chương trình của đài Fox News chất vấn: "Chuyện này thật mất mặt. Tổng thống Obama đâu? Sao ông ấy không đến Paris?". Cây bút bình luận Stuart Anderson của tạp chí Forbes viết: "Tổng thống Obama đã bỏ lỡ một cơ hội thể hiện tính lãnh đạo cũng như quyết tâm chống khủng bố của Mỹ".
Trong một diễn biến khác, Nhà Trắng hôm 11-1 tuyên bố sẽ chủ trì hội nghị chống khủng bố vào ngày 18-2 "với sự tham gia của đại diện của nhiều quốc gia". Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest nhấn mạnh đây là dịp để củng cố các nỗ lực trong nước và quốc tế nhằm ngăn chặn khủng bố và chủ nghĩa cực đoan.
Theo NTD
Hàng triệu người ngạo nghễ thách thức khủng bố Hơn 40 nhà lãnh đạo thế giới và có tới 3 triệu người đã có mặt trong cuộc tuần hành khắp thủ đô Paris để thể hiện tình đoàn kết với 17 nạn nhân của vụ tấn công khủng bố kinh hoàng nhằm vào tòa soạn báo Charlie Hebdo của nước Pháp. Đây cũng là hành động thể hiện sự thách thức đầy...