Quốc hội Mỹ phản đối Trung Quốc tham gia tập trận chung RIMPAC
Các quan chức Quốc hội Mỹ đều bày tỏ hoài nghi về thiện chí thực sự của Trung Quốc trong việc tham gia RIMPAC.
Không tin Trung Quốc có thiện chí
“Việc tham gia tập trận chung Vành Đai Thái Bình Dương (RIMPAC) là dành cho các đồng minh, các đối tác và các nước khác nhằm thể hiện sự quan tâm của họ trong việc đóng góp vào an ninh trong khu vực”, ông Forbes cho biết Hạ Nghị sỹ J. Randy Forbes thuộc Ủy ban Vũ khí Hạ viện Mỹ đã đưa ra tuyên bố trên ngày 26/6.
Tàu Trung Quốc tham gia tập trận chung RIMPAC (Ảnh Reuters)
“Do Bắc Kinh đã có những hành vi hiếu chiến nhằm vào các nước láng giềng tại châu Á-Thái Bình Dương trong những tháng qua, tôi không nghĩ rằng Trung Quốc lại có cơ hội tham gia vào cuộc tập trận đầy uy tín này”, ông Forbes nói.
Ông Forbes cho rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền tự do hàng hải ở châu Á cũng như không tôn trọng luật pháp quốc tế và cố tình gây căng thẳng trong khu vực.
Chính vì thế, ông Forbes khẳng định: “Việc Trung Quốc thể hiện thái độ thù địch với các nước láng giềng và gây ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ sẽ khiến nước này phải trả giá đắt”.
Hạ Nghị sỹ Dana Rohrabacher thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ cũng nhấn mạnh việc Trung Quốc tham gia tập trận có thể ảnh hưởng đến an ninh của Mỹ.
Khiến các nước Châu Á lo ngại
Rất nhiều nước châu Á cũng lo ngại việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự và o ép các nước khác bằng Hải quân của mình.
Ngoài ra, còn có lo ngại rằng việc Trung Quốc tham gia tập trận có thể khiến nước này hiểu rõ những điểm yếu của Mỹ.
Video đang HOT
Rick Fisher, một chuyên gia về quân sự Trung Quốc, cho biết, việc cho phép Trung Quốc tham gia tập trận sẽ là một cơ hội tuyệt vời cho tình bào của Trung Quốc.
Ông Fisher nói rằng, qua cuộc tập trận này Trung Quốc “có thể theo dõi việc Hải quân Mỹ tương tác với các đồng minh của mình. Điều này rất có lợi cho Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự”.
Dù không ai muốn rằng các tướng lĩnh quân sự lại phải vạch ra kết hoạch chiến đấu trong tương lai nhưng ông Fisher cho rằng: “Điều quan trọng là các quan chức Mỹ cần phải giải thích rõ ràng về mối đe dọa của Trung Quốc đến lợi ích và sức mạnh quân sự của Mỹ. Đây là một yêu cầu tối cần thiết với các tướng lĩnh của Mỹ, và nếu không làm được như vậy thì Mỹ sẽ phải trả giá bằng chính tính mạng của người dân của mình”.
Ông Fisher cũng cho biết việc trao đổi quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc thường chỉ diễn ra 1 chiều khi mà Trung Quốc thường hưởng lợi từ những tiến bộ về vũ khí của quân đội Mỹ. Trong khi đó, Mỹ thường bị Trung Quốc từ chối tiếp cận các loại vũ khí hiện đại của mình.
“Việc Trung Quốc tham gia RIMPAC sẽ không dẫn đến một mối quan hệ nhiều ý nghĩa dựa trên việc hợp tác một cách minh bạch, nhất là khi mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc là làm suy yếu sức mạnh của Mỹ tại châu Á để tiến xa hơn”, ông Fisher khẳng định.
Ông John Tkacik, một cựu quan chức Lầu Năm Góc và cũng là một chuyên gia về Trung Quốc, đã lên tiếng nghi ngờ sự sáng suốt trong việc để Trung Quốc tham gia cuộc tập trận chung RIMPAC.
“Tôi nghĩ rằng có những lý do hợp lý để hoan nghênh việc Trung Quốc tham gia RIMPAC, ví dụ như xây dựng lòng tin. Tuy nhiên, đối với tôi đây dường như là việc xây dựng lòng tin với một con cáo thông qua việc mời nó đến một cuộc hội thảo về việc bảo vệ gà”, ông Tkacik nói.
Dư luận Trung Quốc mâu thuẫn với báo chí trong nước
Truyền thông Trung Quốc đã ca ngợi việc Hải quân nước này tham gia RIMPAC là một bước ngoặt trong việc cải thiện các mối quan hệ quân sự với Mỹ dù Mỹ vừa buộc tội 5 quan chức Trung Quốc trong việc tiến hành các hoạt động tấn công mạng sâu rộng nhằm hỗ trợ cho việc đẩy mạnh các chương trình vệ tinh và vũ trụ.
Zhang Junshe, nhà phân tích thuộc Viện Hải quân Trung Quốc cho biết việc tham gia cuộc tập trận chung lần này là một “nỗ lực phá băng” của Trung Quốc bất chấp việc Mỹ vẫn buôn bán vũ khí cho Đài Loan.
Tuy nhiên, rất nhiều độc giả Trung Quốc đã đăng tải những nội dung phản đối việc tham gia các RIMPAC.
Họ đều cho rằng việc Trung Quốc tham gia RIMPAC là một điều đáng hổ thẹn và chính quyền Trung Quốc sẽ chẳng được lợi gì khi tham gia vào cuộc tập trận với các nước khác.
Tập trận chung không phải để đối phó với Trung Quốc
RIMPAC và nhiều cuộc tập trận khác là những nhân tố quan trọng trong chính sách hướng Đông của Mỹ dựa trên ý tưởng mà Lầu Năm Góc đề xuất nhiều năm trước mang tên Không chiến và Hải chiến.
Theo đó, việc tập trận chung sẽ bao gồm việc xây dựng và phối hợp giữa lực lượng Không quân và Hải quân các nước nhằm ngăn chặn hoặc nhanh chóng đánh bại Trung Quốc trong các cuộc xung đột sử dụng máy bay ném bom và các vũ khí tầm xa của Hải quân các nước.
Ý tưởng này được hiện thực hóa sau khi các quan chức quân sự nhận thức được rằng việc Trung Quốc phát triển sức mạnh quân sự của mình đã lên đến độ có thể ảnh hưởng đến lợi thế chiến lược của Mỹ tại châu Á. Các vũ khí do Trung Quốc phát triển ra đều nhằm mục đích chống lại các loại vũ khí của Mỹ và đồng minh trong tương lai.
Tuy nhiên, theo chính sách quân sự mềm dẻo của Tổng thống Mỹ Barack Obama thì ý tưởng này đã được chuyển từ việc củng cố sức mạnh quân sự sang việc kêu gọi sự hợp tác của các đồng minh và sử dụng các chích sách về thương mại, ngoại giao, kinh tế để đối phó với Trung Quốc.
Vai trò của Trung Quốc tại RIMPAC đã được công bố vào năm ngoái trong cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại California, Mỹ.
Việc đồng ý cho Trung Quốc tham gia cuộc tập trận chung lần này cũng cho thấy thái độ nhượng bộ của tướng lĩnh Hải quân Mỹ đối với Trung Quốc.
Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh châu Á- Thái Binh Dương của Mỹ, đã gạt đi những mối đe dọa trong việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự của mình thông qua việc phát triển công nghệ cao.
Năm ngoái ông Locklear tuyên bố rằng biến đổi khí hậu chứ không phải Trung Quốc mới là mối nguy lớn nhất tại châu Á- Thái Bình Dương./.
Theo VOV
Nga hạ thủy 'hố đen dại dương' Rostov-on-Don chạy siêu êm
Xưởng đóng tàu St. Petersburg vừa mới hạ thủy một chiếc tàu ngầm lớp Kilo cải tiến mới chạy siêu êm mang tên Rostov-on-Don cho Hạm đội Biển Đen của Nga.
Theo hãng tin RT, chiếc tàu ngầm tàng hình chạy điện - diesel trang bị tên lửa hành trình này được xếp vào loại chạy êm nhất trên thế giới mà NATO đặt biệt danh là "hố đen dại dương".
Chiếc tàu ngầm đa năng, phát tiếng ồn thấp và hoạt động linh động lớp Varshavyanka thuộc dự án Project 636.3 mang tên Rostov-on-Don đã được khởi công đóng tại Xưởng đóng tàu Admiralty ngày 21/11/2011.
Một chiếc tàu ngầm điện - diesel lớp Varshavyanka của Nga.
Nó là chiếc tàu ngầm thứ hai thuộc lớp Varshavyank trong số 6 chiếc dự kiến chuyển giao cho Hạm đội Biển Đen của Nga tới cuối năm 2016.
Tuy nhiên, khác với các tàu ngầm hoạt động trong Hạm đội Biển Đen đặt căn cứ tại cảng Sevastopol thuộc Cộng hòa tự trị Crimea, những chiếc tàu ngầm mới do Nga sản xuất sẽ được sử dụng tại cảng Novorossiysk.
Được trang bị 18 ngư lôi và 8 tên lửa đất đối không Club, các tàu ngầm thuộc dự án Project 636.3 sẽ đảm nhận sứ mệnh chống ngầm và chống hạm tại những vùng nước nông. Thậm chí, chúng còn được nâng cấp mở rộng phạm vi chiến đấu và có thể tấn công các mục tiêu trên đất liền và dưới mặt nước.
Hiện nay, nguyên mẫu của tàu ngầm lớp Varshavyanka mang tên "Novorossiysk" đang trong quá trình chạy thử nghiệm trên vùng biển Baltic. Tới đầu năm 2015, tàu ngầm Novorossiysk sẽ thực hiện chuyến hành trình dài 2 tháng vòng quanh châu Âu.
Trong khi đó, Nga cũng đang đóng thêm 2 chiếc tàu ngầm mới thuộc dự án Project 636.3. Chiếc thứ nhất mang tên "Stary Oskol" được khởi công đóng vào tháng 8/2012 và chiếc còn lại "Krasnodar" được đóng hồi tháng Hai năm nay.
Trong giai đoạn từ năm 1990 - 2000, Nga đã cho đóng hàng loạt phiên bản cũ của tàu ngầm lớp Kilo để xuất khẩu ra nước ngoài. Theo RT, Trung Quốc hiện đang vận hành 10 chiếc tàu ngầm Kilo thuộc dự án Project 636 và 636M do Nga chế tạo.
Việt Nam sở hữu 2 tàu ngầm Kilo thuộc dự án Project 636.1 và sắp tới tiếp nhận thêm 4 chiếc nữa. Tất cả những chiếc tàu ngầm này đều trong trạng thái sẵn sàng hoạt động.
Ngoài ra, 2 tàu ngầm thuộc dự án Project 636M đã được Nga chuyển giao cho Algeria.
Hôm nay (27/6), Xưởng đóng tàu Admiralty cũng sẽ cho hạ thủy chiếc tàu quét mìn hiện đại mang tên "Aleksandr Obukhov" thuộc dự án Project Aleksandrit. Nga đã phải mất một năm để chế tạo chiếc tàu dài 62m này. Aleksandr Obukhov là chiếc tàu vỏ nhựa lớn nhất từng được Nga sản xuất. Nó có khả năng phát hiện và phá hủy tất cả các loại mìn hiện đại ngay cả khi chúng nằm sâu dưới lớp bùn.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin Russia Today (RT). RT hiện có khoảng 1.000 chuyên gia truyền thông trên toàn thế giới. RT chuyên nắm bắt những câu chuyện và vấn đề thường bị các phương tiện truyền thông bỏ qua để tạo ra những tin tức ở một khía cạnh rất khác biệt.
Theo Infonet
Người Nga muốn "tặng" Putin thêm một nhiệm kỳ tổng thống Đánh giá cao những nỗ lực trong chính sách ngoại giao và tăng cường sức mạnh quân sự quốc gia, 66% người dân Nga muốn ông Vladimir Putin giữ chức Tổng thống trong nhiệm kỳ tới. Theo hãng tin RT, kết quả khảo sát của Tổ chức Ý kiến cộng đồng cho thấy 2/3 người dân Nga đánh giá những chính sách mà...