Quốc hội miễn nhiệm Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và 12 thành viên Chính phủ
Chiều 7-4-2021, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Sau đó, Quốc hội đã bỏ phiếu kín để miễn nhiệm các chức danh này. Sau khi công bố kết quả bỏ phiếu, Quốc hội nghe Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã trình bày các Nghị quyết về việc miễn nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Tiếp theo đó, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua các Nghị quyết trên. Kết quả, có 454/457 đại biểu tham gia đã biểu quyết thông qua việc miễn nhiệm 13 thành viên của Chính phủ (chiếm tỷ lệ 94,58%) với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và 12 thành viên khác của Chính phủ.
Video đang HOT
Các đại biểu Quốc hội ấn nút thông qua các Nghị quyết phê chuẩn đề nghị về việc miễn nhiệm 13 thành viên của Chính phủ (ảnh: VPQH)
Trong 12 thành viên Chính phủ khác được miễn nhiệm, có 7 Bộ trưởng không tham gia Ban chấp hành Trung ương khóa XIII, gồm: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.
Ngoài ra, Quốc hội cũng miễn nhiệm các chức vụ: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đối với Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (đã được phân công làm Trưởng Ban Kinh tế Trung ương), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng (đã được phân công làm Bí thư Thành ủy Hà Nội) và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến (đã được chỉ định làm Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam). Ông Lê Minh Khái, Tổng Thanh tra Chính phủ cũng được trình Quốc hội để miễn nhiệm chức vụ hiện nay.
Sau khi Quốc hội thông qua các Nghị quyết phê chuẩn đề nghị về việc miễn nhiệm 13 thành viên của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình danh sách để Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Huyện Thường Tín (Hà Nội) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định công nhận huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020.
Diện mạo nông thôn mới huyện Thường Tín ngày càng khởi sắc
UBND thành phố Hà Nội có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Thường Tín tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến nay, huyện Thường Tín có 28/28 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; huyện đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới.
Các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Thường Tín đã phát triển sâu rộng và trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong 10 năm qua trên địa bàn huyện đã huy động được người dân đóng góp 187.952 ngày công, hiến 2.820m2 đất thổ cư, 44.039m2 đất nông nghiệp để mở rộng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, 638.095 triệu đồng tiền mặt, hiện vật... để xây dựng NTM.
Trong sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như lúa hàng hoá tập trung tại xã Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên; vùng sản xuất rau an toàn tại xã Hà Hồi, Tân Minh, Thư Phú; vùng cây ăn quả tại xã Chương Dương, Tự Nhiên; vùng nuôi trồng thuỷ sản tại xã Nghiêm Xuyên, Dũng Tiến. Việc tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị được quan tâm.
Đến nay, trên địa bàn huyện có 06 mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Các mô hình liên kết đã tạo ra sự chuyển biến tích cực, giúp người dân phát triển và tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu. Hợp tác xã ngày càng phát huy vai trò trong tổ chức, chỉ đạo sản xuất, liên kết nông dân với doanh nghiệp. Chương trình OCOP đã thúc đẩy quảng bá sản phẩm chủ lực của địa phương và nâng cao giá trị sản phẩm, phát huy lợi thế từng địa phương.
Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên rõ rệt. Chất lượng các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa tiếp tục được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao, năm 2020 đạt 55 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 4,07 lần so với năm 2010. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 89,65%; 100% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh; 84,8% hộ gia đình được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn. An ninh chính trị tiếp tục được giữ vững, hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường.
Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, huyện Thường Tín tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với huyện NTM, tiến tới xây dựng NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu để đảm bảo xây dựng NTM là quá trình thường xuyên, liên tục, hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững. Năm 2021, phấn đấu 04 xã, gồm: Duyên Thái, Tô Hiệu, Minh Cường, Tự Nhiên đạt chuẩn NTM nâng cao, 01 xã Hồng Vân đạt xã NTM kiểu mẫu Thủ đô. Phấn đấu đến hết năm 2025, cơ bản các xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 05 xã đạt NTM kiểu mẫu, 01 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu Thủ đô. Huyện cơ bản đạt chuẩn NTM nâng cao.
Phát triển sản phẩm OCOP phải dựa trên thế mạnh của các địa phương Sáng 23/3, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô. Tham dự chương trình có ông Trịnh Đình Dũng, Phó Thủ tướng chính phủ,...