Khai mạc Hội nghị tổng kết xây dựng NTM vùng đặc biệt khó khăn
Sáng nay (3/12) tại TP. Yên Bái, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết xây dựng nông thôn mới vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020, định hướng giai đoạn 2021-2025.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng BCĐ Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Phó Trưởng BCĐ, đồng chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại biểu các bộ, ban, ngành Trung ương, đại diện các tổ chức quốc tế và các đại biểu đại diện cho 47 tỉnh, thành phố có xã, thôn, bản ấp đặc biệt khó khăn.
Vùng đặc biệt khó khăn bao gồm các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các huyện nghèo, với điều kiện phát triển còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, địa bàn chủ yếu nằm ở vùng sâu, vùng xa, bị chia cắt bởi địa hình, thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, bão lũ…
Trong giai đoạn 2016-2020, với sự quan tâm chỉ đạo và ưu tiên nguồn lực hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội , sự quyết tâm của hệ thống chính trị và nỗ lực vươn lên của một bộ phận người dân, đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng đặc biệt khó khăn đã có nhiều khởi sắc.
Tính đến hết tháng 11 vừa qua có 8/64 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn và 14/30 huyện nghèo được hưởng cơ chế theo Nghị quyết 30a thoát khỏi tình trạng khó khăn. Dự kiến đến cuối năm 2020 khoảng 32 huyện (50%) thoát khỏi huyện nghèo nhưng chưa có huyện được công nhận đạt chuẩn NTM.
Có 15/108 xã (13,9%) thuộc 4 Đề án xây dựng NTM đặc thù (Điện Biên, Lào Cai, Bắc Kạn, Nghệ An) đã đạt chuẩn NTM. Có 130/1.111 xã thuộc 85 huyện nghèo (Chương trình 30a) được công nhận đạt chuẩn NTM.
Có 337/3.513 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc Đề án 1385 được công nhận đạt chuẩn NTM (đạt 9,6%). Ước đến hết năm 2020 có khoảng 25% thôn, bản được công nhận đạt chuẩn NTM. Về cơ bản đã đạt mục tiêu “Góp phần hoàn thành mục tiêu phấn đấu cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí và trực tiếp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần cho người dân”.
Một số gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của các địa phương. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Để có được kết quả đó,các bộ, ngành Trung ương đã chủ động tham mưu trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều cơ chế, chính sách. Huy động đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn đặc biệt khó khăn khoảng 791.909 tỷ đồng, (cả nước là 2.079.819 tỷ đồng) , bằng 38,1% tổng vốn huy động của cả nước.
Kết quả đạt được khá nổi bật, trong đó hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn vùng đặc biệt khó khăn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được chú trọng phát triển, góp phần nâng cao điều kiện sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Chất lượng đời sống văn hoá tinh thần của người dân vùng đặc biệt khó khăn ngày càng được nâng cao.
Hệ thống chính trị ở cơ sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn. Vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị- xã hội trong xây dựng nông thôn mới được phát huy. An ninh trật tự trên địa bàn đặc biệt khó khăn cơ bản được giữ vững.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế khó khăn cần khắc phục như kết quả đạt chuẩn NTM của các địa phương vùng đặc biệt khó khăn chênh lệch khá lớn so với vùng miền khác của cả nước. Tiến độ và kết quả thực hiện các tiêu chí NTM ở các địa phương vùng đặc biệt khó khăn đạt thấp so với bình quân chung cả nước…
Hội nghị sẽ nghe các ý kiến, tham luận của các địa phương, bộ ngành, các chuyên gia… nhằm đưa ra mục tiêu, giải pháp của các địa phương vùng đặc biệt khó khăn xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.
Tại hội nghị này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng sẽ kết luận và phân tích làm rõ những tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm giữ vững và phát huy các tiêu chí đã đạt được, hoàn thiện các tiêu chí còn lại trong xây dựng NTM vùng đặc biệt khó khăn cho giai đoạn tới.
Đầu tư 140.700 tỷ đồng, sau 10 năm nông thôn mới Đắk Lắk đi vào chiều sâu
Sau 10 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn (NTM) của tỉnh Đăk Lăk đã có sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng đi vào chiều sâu và trở thành hiện thực.
NTM đã thành hiện thực
10 năm trước, khi bắt đầu triển khai chương trình xây dựng NTM, toàn tỉnh Đăk Lăk chỉ mới đạt 508/2.888 tiêu chí (chiếm 17,6%), trong đó chỉ có 3 xã đạt từ 10-12 tiêu chí NTM (2%), 51 xã đạt từ 5-9 tiêu chí (34%), 81 xã đạt dưới 5 tiêu chí (53%); bình quân toàn tỉnh chỉ đạt 3,34 tiêu chí/xã. Nhiều xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ở các huyện khó khăn, huyện biên giới chỉ đạt 1-2 tiêu chí.
Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam, ông Ivo Sieber (thứ 2 từ trái) thăm vùng nguyên liệu quy mô lớn được xác nhận (VSA) ở xã Ea Tân, huyện Krông Năng, Đăk Lăk. Ảnh: D.H
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2019 đạt 28,4 triệu đồng, tăng 4,9 triệu đồng (21%) so với năm 2015. Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2019 đạt 95% tăng 9,5% so với năm 2015.
Sau 10 năm thực hiện, ước tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh Đăk Lăk có trên 65 xã đạt chuẩn NTM (tăng 65 xã so với năm 2011), đạt 100% so với kế hoạch đề ra; bình quân toàn tỉnh đạt 15,1 tiêu chí/xã (tăng 11,76 tiêu chí so với năm 2011) và không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí.
Dự kiến đến cuối năm 2020, ngoài TP.Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk có thêm thị xã Buôn Hồ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Ông Nguyễn Hoài Dương - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk khẳng định: "Sau 10 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của tỉnh đã có sự chuyển biến rõ nét về chất lượng, đi vào chiều sâu và đã trở thành hiện thực. Điều kiện sống của người dân nông thôn cả về vật chất và tinh thần được nâng cao rõ rệt.
Trong 10 năm, tổng nguồn vốn để thực hiện chương trình là hơn 140.700 tỷ đồng, trong đó đóng góp của cộng đồng dân cư hơn 3.400 tỷ đồng (gồm đóng góp tiền mặt, hiến đất, ngày công lao động...) để xây dựng hạ tầng thiết yếu: Đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, sân thể thao, nhà văn hóa...".
Tái cơ cấu nông nghiệp là cốt lõi
Quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM, Đăk Lăk đã xác định việc thực hiện hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn là vấn đề quan trọng, cốt lõi. Việc này sẽ trực tiếp hoàn thành nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất (từ tiêu chí số 10-13) và cũng là tiền đề, điều kiện để hoàn thành các tiêu chí khác.
Từ đó, Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk đã tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo quan trọng.
Trong đó, đặc biệt là Nghị quyết số 04, ngày 14/10/2016 của Tỉnh ủy về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 2325, ngày 10/8/2016 của UBND tỉnh ban hành phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030...
Sau 5 năm triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp, giá trị tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản của Đăk Lăk tăng bình quân 5,64%/năm, gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước. Năm 2020 giá trị toàn ngành ước đạt 22.300 tỷ đồng, tăng 7.016 tỷ đồng (45,9%) so với năm 2015. Giá trị sản xuất bình quân đạt 112 triệu đồng/ha, cao gấp 1,37 lần so với năm 2015.
Ông Nguyễn Hoài Dương cho biết: "Ngành nông nghiệp của tỉnh sau đề án tái cơ cấu đã thực sự trở thành cơ sở cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Đến nay, nông nghiệp Đăk Lăk phát triển khá toàn diện, có những đột phá trong một số lĩnh vực; từng bước hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, tạo nguồn thu nhập và nâng cao dần đời sống vật chất cho nông dân, góp phần quan trọng trong đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, bảo đảm an sinh, ổn định chính trị, xã hội".
Diện mạo mới ở vùng biên Đắk Lắk Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Đăk Lăk đã đạt được những thành tựu to lớn. Đặc biệt, chương trình đã làm thay đổi một cách đáng kể đời sống cả về vật chất và tinh thần cho người dân nghèo vùng sâu, vùng xa, biên giới. Ea Bung về đích Năm 2011, khi...