Quốc hội khóa XIII rất vinh dự nếu trả nợ được luật Biểu tình
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Lê Nam đã nói như vậy trong phiên thảo luận tại hội trường chiều nay 26.5 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII.
Ông Nam đề xuất ngay trong khóa này cần phải xây dựng, cho ý kiến và thông qua dự án luật Biểu tình, bởi đây là quyền cơ bản của công dân đã được thể hiện trong Hiến pháp năm 1946 và cả Hiến pháp sửa đổi năm 2013.
Người dân Hà Nội biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam – Ảnh Thái Sơn
“Những năm qua thường xuyên có những đoàn khiếu kiện đông người, họ tập trung trước cơ quan chức năng đấu tranh đòi quyền lợi bị xâm hại, những hiện tượng này đang ngày càng gia tăng, đó có phải biểu tình không”, ĐB Nam đặt vấn đề.
Video đang HOT
ĐB Lê Nam cũng cho rằng những cuộc biểu tình chống Trung Quốc gần đây đã thể hiện rõ nhu cầu của người dân trước những vấn đề bức xúc của đất nước xã hội: “Đã có những nguy cơ lợi dụng biểu tình để chống lại Nhà nước gây hậu quả rất nghiêm trọng vừa qua tại Hà Tĩnh, Bình Dương. Do đó, luật Biểu tình là yêu cầu của cuộc sống, nhằm đảm bảo an toàn xã hội, an ninh quốc gia”, ông Nam nói và cho rằng Quốc hội khóa XIII hoàn toàn có đủ điều kiện để xây dựng thông qua luật Biểu tình.
“Tôi nghĩ luật Biểu tình sẽ có nhiều mặt lợi, và Quốc hội khóa XIII sẽ rất vinh dự trả nợ được cho dân về đạo luật mà đã qua 12 khóa Quốc hội chưa làm được”, ĐB nói.
Cùng quan điểm với ĐB Lê Nam, các đại biểu Trần Du Lịch, Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cũng cho rằng nên rút các dự thảo luật chưa cần thiết để cho luật Biểu tình thế chỗ.
“Tôi đề nghị Quốc hội cho lùi ngay các luật không bức xúc ra khỏi chương trình làm luật năm 2014, 2015, đưa luật Biểu tình để người dân có nơi, có chỗ nơi biểu lộ lòng yêu nước”, ĐB Đỗ Văn Đương nói và đề nghị Quốc hội ra nghị quyết phát triển biển đảo, giữ vững nghư trường, đồng thời ra nghị quyết về xuất nhập khẩu để giảm sự lệ thuộc về nguyên liệu từ Trung Quốc.
Theo TNO
Đề nghị Quốc hội sớm xem xét thông qua luật Biểu tình
Tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội chiều nay 21.5 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII, năm 2014 và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, nhiều ĐBQH đề xuất Quốc hội cần sớm xem xét thông qua luật Biểu tình.
ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) cho rằng để đảm bảo cho người dân có cơ sở biểu tình một cách ôn hòa và đúng luật thì kỳ họp thứ 8 sắp tới (dự kiến tổ chức vào tháng 10.2014) cần đưa vào chương trình dự thảo luật Biểu tình.
Đại biểu Đỗ Văn Đương - Ảnh: Thái Sơn
Nhìn nhận thực tế trong thời gian qua, đặc biệt là sự việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào hạ đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng
nhu cầu người dân về biểu tình là rất lớn: "Đó là quyền con người, được Hiến pháp quy định. Nhà nước phải đảm bảo nhưng đến nay chưa có khung pháp lý. Vừa rồi phát sinh việc Trung Quốc xâm lấn biển đảo, gây ra lúng túng và từ đó có hành vi bạo động mà không có quy định chi tiết để cơ quan chức năng hành xử. Chúng ta có công cụ nhưng không có quy định triển khai và gây ra biến động, thiệt hại cho cuộc sống", ông Nghĩa đánh giá.
ĐB Nghĩa đề xuất đưa luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật tại kỳ họp thứ 8 sắp tới để kỳ họp thứ 9 (tổ chức vào tháng 5.2015) thông qua luật này. Ông Nghĩa cho rằng việc xây dựng luật là trách nhiệm của nhà nước, nhưng cũng là việc của nhân dân và Hội Luật gia Việt Nam.
Tại buổi thảo luận, nhiều ý kiến khác cũng đồng tình cho rằng đưa luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật càng sớm càng tốt.
Theo TNO
"Lương giả vờ, làm vật vờ" Phát biểu trước Quốc hội, đại biểu Lê Nam phản ánh tình trạng công chức nhận lương giả vờ thì đi làm cũng vật vờ. Trong khi đó cứ mỗi luật ban hành lại phình thêm bộ máy và các điều kiện cho bộ máy làm tăng ngân sách, chi tiêu. "Tôi muốn nói ngay đến một việc liên quan đến bộ máy,...