Quốc hội Iran thông qua đạo luật làm giàu uranium lên 20%
Quốc hội Iran vừa thông qua đạo luật tăng cường làm giàu uranium lên 20% và khôi phục lò phản ứng nước nặng Arak như trước khi có thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Đạo luật này được gọi là “các biện pháp chiến lược để hủy bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ”, với mục đích buộc Mỹ hủy bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran. 248 đại biểu đã bỏ phiếu tán thành. Tuy nhiên, đạo luật vẫn cần sự thông qua của Hội đồng giám hộ để có hiệu lực.
Nhà máy hạt nhân ở miền nam Iran. Ảnh: RT
Đạo luật yêu cầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran phải làm giàu uranium ở mức 20% và với số lượng 120 kg mỗi năm tại nhà máy hạt nhân Fordo. Luật cũng yêu cầu chính phủ lắp đặt 1.000 máy ly tâm IR-2m để làm giàu uranium tại cơ sở hạt nhân dưới lòng đất ở Natanz và lắp đặt 1.000 máy ly tâm IR6 tại nhà máy hạt nhân Fordo, cho đến tháng 3 tới. Luật yêu cầu chính phủ khôi phục công việc tại lò phản ứng nước nặng Arak như trước khi có thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Căn cứ vào luật, sau ba tháng kể từ khi được phê chuẩn, nếu bên kia quay lại tuân thủ các nghĩa vụ theo thỏa thuận hạt nhân, chính phủ Iran có trách nhiệm đệ trình Quốc hội một dự thảo nghị quyết mới để tuân thủ trở lại các điều khoản của thỏa thuận. Luật cũng buộc chính phủ đình chỉ việc thực hiện nghị định thư bổ sung trong trường hợp quan hệ ngân hàng với thế giới không trở lại bình thường và dỡ bỏ các hạn chế đối với xuất khẩu dầu hai tháng sau khi luật được thông qua./.
Iran lo Trump tung đòn cuối nhiệm kỳ
Nhiều yếu tố có thể khiến Tổng thống Trump khơi mào xung đột với Tehran trước khi rời Nhà Trắng, theo một số quan chức Iran và giới chuyên gia.
Tuần trước, khi một loạt rocket được khai hỏa nhắm vào Vùng Xanh, nơi có đại sứ quán Mỹ tại thủ đô của Iraq, lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) lập tức cử tướng Ismail Qaani tức tốc lên đường tới Baghdad.
"Tướng Qaani nói rõ với các chỉ huy dân quân thân Iran tại Iraq rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn kéo khu vực vào một cuộc chiến không hồi kết trước khi kết thúc nhiệm kỳ để 'trả thù' Joe Biden, và họ không được phép tạo cớ cho Trump khai chiến", các chỉ huy cấp cao của IRGC ngày 24/11 nói với trang Middle East Eye có trụ sở tại Anh.
Các chỉ huy dân quân Iraq tham dự cuộc họp với tướng Qaani cho biết họ đã được yêu cầu ngừng tập kích binh sĩ, cơ sở hạ tầng và lợi ích của Mỹ trong khu vực, nhằm tránh gia tăng căng thẳng với chính quyền Trump vào giai đoạn này.
Nỗi lo sợ này của Iran càng có cơ sở, khi NYTimes tuần trước cho hay Trump đã yêu cầu cấp dưới nêu các phương án phương án tấn công cơ sở hạt nhân Natanz của Iran trong cuộc họp tại Phòng Bầu dục hôm 12/11 với các cố vấn hàng đầu. Trump chỉ từ bỏ ý định khi các cố vấn can ngăn, vì hành động này có nguy cơ làm leo thang căng thẳng quân sự ở khu vực.
Trump họp báo tại Nhà Trắng hôm 4/11. Ảnh: Reuters .
Cuộc tấn công vào cơ sở hạt nhân chính của Iran ở Natanz có thể làm bùng phát xung đột tại khu vực và đặt ra thách thức nghiêm trọng về chính sách đối ngoại với Tổng thống đắc cử Joe Biden khi ông nhậm chức. Giới chuyên gia cho rằng điều này khó xảy ra nhưng không phải bất khả thi, nhất là với một người khó đoán như Trump.
"Tôi nghĩ nó vẫn có khả năng và có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại", Ryan Costello, giám đốc chính sách tại Hội đồng Quốc gia của người Mỹ gốc Iran (NIAC), nhận xét.
Dù vậy, ông cho rằng đòn tập kích nhà máy Natanz sẽ là "bước phiêu lưu quá lớn" cả về mặt chính trị và hậu cần trong bối cảnh Tổng thống Trump không còn nhiều thời gian tại Nhà Trắng.
Video đang HOT
"Đó là chưa tính đến đòn đáp trả của Iran khi họ sở hữu kho tên lửa lớn, có khả năng tấn công lãnh thổ Arab Saudi và các căn cứ Mỹ trong khu vực. Tấn công Iran sẽ là động thái cực kỳ mạo hiểm", Costello nói thêm.
Thông tin về khả năng tấn công Iran cũng đi ngược lại nỗ lực của Trump nhằm rút quân Mỹ khỏi Afghanistan, cũng như cắt giảm sự hiện diện quân sự của Washington trong khu vực.
Imad Harb, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Arab ở thủ đô Washington, cho biết nhiều yếu tố có thể thúc đẩy Trump ra lệnh tấn công Iran trong những tuần tới, như để lại di sản là tổng thống Mỹ trừng phạt được Tehran, ngăn Biden đưa Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân và để lại "món quà chia tay" cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
"Nó có thể xảy ra, cũng có thể không, chúng không nhất thiết liên quan đến bản thân Tổng thống Trump", Harb cho hay, thêm rằng các chính trị gia, quan chức quốc phòng và công chúng Mỹ đều thận trọng với nguy cơ bùng phát chiến tranh ở Trung Đông. Ông nhận định ngay cả khi Trump ra lệnh, quân đội Mỹ cũng sẽ tìm cách phản đối hoặc trì hoãn thực hiện đòn tấn công Iran, đặc biệt là trong những ngày cuối nhiệm kỳ của Trump.
Tuy nhiên, việc Trump đột ngột sa thải bộ trưởng quốc phòng Mark Esper và thay thế loạt quan chức hàng đầu Lầu Năm Góc khiến nhiều người lo rằng ông đang lên kế hoạch hành động theo cách phi truyền thống, trong đó có khả năng tấn công Iran, hoặc gây sức ép để quân đội Mỹ can thiệp vào tình hình chính trị trong nước.
Pháo phòng không bảo vệ nhà máy hạt nhân Natanz của Iran. Ảnh: Wikipedia .
Các tổng thống Mỹ sắp rời Nhà Trắng thường tránh khơi mào xung đột quân sự có thể kéo dài sang nhiệm kỳ của người kế nhiệm, nhưng Trump luôn là người đi ngược lại lẽ thường. Ông vẫn chưa thừa nhận thất bại trước đối thủ Biden, dù đã đồng ý tiến hành quá trình chuyển giao quyền lực.
Trump vẫn nắm đầy đủ quyền của Tổng thống Mỹ, trong đó có vai trò tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Mỹ, cho đến ngày 20/1/2021.
Lãnh đạo quốc phòng và quan chức an ninh quốc gia, những người thường được tham vấn trước các quyết định quan trọng, nhiều khả năng sẽ ngăn ông chủ Nhà Trắng thực hiện hành động quân sự liều lĩnh. Trump hồi năm ngoái từng ra lệnh tấn công Iran rồi hủy chiến dịch chỉ vài phút trước khi nó bắt đầu.
Ngoài những vấn đề trong nước, tổng thống sắp rời nhiệm sở cũng cần đánh giá phản ứng từ các đồng minh của Washington nếu Mỹ tấn công Iran. Những nước Vùng Vịnh có thể vui mừng vì chiến dịch gây áp lực tối đa nhằm vào Tehran của Trump, nhưng thừa hiểu các hậu quả nếu bùng phát xung đột quân sự Mỹ - Iran.
"Các nước Vùng Vịnh mê mẩn với những gì Donald Trump có thể mang đến cho họ, trong đó có thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Israel. Nhưng liệu họ có thật sự mong chờ hành động quân sự hay không, khi điều đầu tiên xảy ra sẽ là chính họ phải hứng chịu đòn đáp trả từ Tehran", Harb nói.
Ngoài hành động quân sự, Trump cũng có thể ngăn Mỹ trở lại Kế hoạch hành động Chung Toàn diện (JCPOA), thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với các cường quốc, bằng cách bổ sung hàng loạt lệnh cấm vận mới nhằm vào các cá nhân và tổ chức tại nước này.
Theo điều khoản JCPOA, Iran sẽ cắt giảm quy mô chương trình hạt nhân để đổi lấy dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận nhằm vào nền kinh tế. Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hồi tháng 5/2018 và liên tục đưa các công ty, ngân hàng và quan chức Iran vào danh sách đen. Bộ Tư pháp Mỹ cuối tháng 10 công bố những biện pháp trừng phạt với mục đích "chống khủng bố" nhằm vào nhiều tổ chức của Iran.
Costello cho rằng những lệnh cấm vận mới nhằm mục tiêu gia tăng thiệt hại chính trị nếu Biden muốn đưa Mỹ trở lại JCPOA. "Đó không phải sự ràng buộc pháp lý với chính quyền Biden, mà là ràng buộc chính trị để khiến chính quyền mới gặp khó khăn nếu muốn gỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống khủng bố chỉ để quay lại thỏa thuận hạt nhân", ông nói.
Sami Scheetz, phó giám đốc chiến dịch tranh cử của Biden ở bang Iowa, cho rằng việc Tổng thống đắc cử chọn cựu thứ trưởng ngoại giao Tony Blinken cho vị trí ngoại trưởng tương lai cho thấy hướng đi ngoại giao của chính quyền sắp tới.
"JCPOA không phải thỏa thuận hoàn hảo, nhưng nó giúp chặn đứng chương trình vũ khí hạt nhân của Iran mà không cần dùng đến vũ lực. Hành động rút khỏi thỏa thuận của Trump chỉ càng khuyến khích những người theo đường lối cứng rắn ở Iran chuyển sang thế đối đầu với Biden, trong khi Bliken từng nhiều lần khẳng định Mỹ phải quay lại khuôn khổ JCPOA", Scheetz nhận xét.
Trong khi đó, Harb cho rằng hiểm họa từ hành động quân sự sẽ ngăn những hành động bột phát từ các bên. "Khi đứng cạnh miệng hố, tất cả đều sẽ phát hiện rằng nó gần như không có lối thoát và không ai muốn rơi xuống đó", ông nêu quan điểm.
Nhiều yếu tố có thể khiến Tổng thống Trump khơi mào xung đột với Tehran trước khi rời Nhà Trắng, theo một số quan chức Iran và giới chuyên gia.
Tuần trước, khi một loạt rocket được khai hỏa nhắm vào Vùng Xanh, nơi có đại sứ quán Mỹ tại thủ đô của Iraq, lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) lập tức cử tướng Ismail Qaani tức tốc lên đường tới Baghdad.
"Tướng Qaani nói rõ với các chỉ huy dân quân thân Iran tại Iraq rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn kéo khu vực vào một cuộc chiến không hồi kết trước khi kết thúc nhiệm kỳ để 'trả thù' Joe Biden, và họ không được phép tạo cớ cho Trump khai chiến", các chỉ huy cấp cao của IRGC ngày 24/11 nói với trang Middle East Eye có trụ sở tại Anh.
Các chỉ huy dân quân Iraq tham dự cuộc họp với tướng Qaani cho biết họ đã được yêu cầu ngừng tập kích binh sĩ, cơ sở hạ tầng và lợi ích của Mỹ trong khu vực, nhằm tránh gia tăng căng thẳng với chính quyền Trump vào giai đoạn này.
Nỗi lo sợ này của Iran càng có cơ sở, khi NYTimes tuần trước cho hay Trump đã yêu cầu cấp dưới nêu các phương án phương án tấn công cơ sở hạt nhân Natanz của Iran trong cuộc họp tại Phòng Bầu dục hôm 12/11 với các cố vấn hàng đầu. Trump chỉ từ bỏ ý định khi các cố vấn can ngăn, vì hành động này có nguy cơ làm leo thang căng thẳng quân sự ở khu vực.
Trump họp báo tại Nhà Trắng hôm 4/11. Ảnh: Reuters .
Cuộc tấn công vào cơ sở hạt nhân chính của Iran ở Natanz có thể làm bùng phát xung đột tại khu vực và đặt ra thách thức nghiêm trọng về chính sách đối ngoại với Tổng thống đắc cử Joe Biden khi ông nhậm chức. Giới chuyên gia cho rằng điều này khó xảy ra nhưng không phải bất khả thi, nhất là với một người khó đoán như Trump.
"Tôi nghĩ nó vẫn có khả năng và có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại", Ryan Costello, giám đốc chính sách tại Hội đồng Quốc gia của người Mỹ gốc Iran (NIAC), nhận xét.
Dù vậy, ông cho rằng đòn tập kích nhà máy Natanz sẽ là "bước phiêu lưu quá lớn" cả về mặt chính trị và hậu cần trong bối cảnh Tổng thống Trump không còn nhiều thời gian tại Nhà Trắng.
"Đó là chưa tính đến đòn đáp trả của Iran khi họ sở hữu kho tên lửa lớn, có khả năng tấn công lãnh thổ Arab Saudi và các căn cứ Mỹ trong khu vực. Tấn công Iran sẽ là động thái cực kỳ mạo hiểm", Costello nói thêm.
Thông tin về khả năng tấn công Iran cũng đi ngược lại nỗ lực của Trump nhằm rút quân Mỹ khỏi Afghanistan, cũng như cắt giảm sự hiện diện quân sự của Washington trong khu vực.
Imad Harb, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Arab ở thủ đô Washington, cho biết nhiều yếu tố có thể thúc đẩy Trump ra lệnh tấn công Iran trong những tuần tới, như để lại di sản là tổng thống Mỹ trừng phạt được Tehran, ngăn Biden đưa Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân và để lại "món quà chia tay" cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
"Nó có thể xảy ra, cũng có thể không, chúng không nhất thiết liên quan đến bản thân Tổng thống Trump", Harb cho hay, thêm rằng các chính trị gia, quan chức quốc phòng và công chúng Mỹ đều thận trọng với nguy cơ bùng phát chiến tranh ở Trung Đông. Ông nhận định ngay cả khi Trump ra lệnh, quân đội Mỹ cũng sẽ tìm cách phản đối hoặc trì hoãn thực hiện đòn tấn công Iran, đặc biệt là trong những ngày cuối nhiệm kỳ của Trump.
Tuy nhiên, việc Trump đột ngột sa thải bộ trưởng quốc phòng Mark Esper và thay thế loạt quan chức hàng đầu Lầu Năm Góc khiến nhiều người lo rằng ông đang lên kế hoạch hành động theo cách phi truyền thống, trong đó có khả năng tấn công Iran, hoặc gây sức ép để quân đội Mỹ can thiệp vào tình hình chính trị trong nước.
Pháo phòng không bảo vệ nhà máy hạt nhân Natanz của Iran. Ảnh: Wikipedia .
Các tổng thống Mỹ sắp rời Nhà Trắng thường tránh khơi mào xung đột quân sự có thể kéo dài sang nhiệm kỳ của người kế nhiệm, nhưng Trump luôn là người đi ngược lại lẽ thường. Ông vẫn chưa thừa nhận thất bại trước đối thủ Biden, dù đã đồng ý tiến hành quá trình chuyển giao quyền lực.
Trump vẫn nắm đầy đủ quyền của Tổng thống Mỹ, trong đó có vai trò tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Mỹ, cho đến ngày 20/1/2021.
Lãnh đạo quốc phòng và quan chức an ninh quốc gia, những người thường được tham vấn trước các quyết định quan trọng, nhiều khả năng sẽ ngăn ông chủ Nhà Trắng thực hiện hành động quân sự liều lĩnh. Trump hồi năm ngoái từng ra lệnh tấn công Iran rồi hủy chiến dịch chỉ vài phút trước khi nó bắt đầu.
Ngoài những vấn đề trong nước, tổng thống sắp rời nhiệm sở cũng cần đánh giá phản ứng từ các đồng minh của Washington nếu Mỹ tấn công Iran. Những nước Vùng Vịnh có thể vui mừng vì chiến dịch gây áp lực tối đa nhằm vào Tehran của Trump, nhưng thừa hiểu các hậu quả nếu bùng phát xung đột quân sự Mỹ - Iran.
"Các nước Vùng Vịnh mê mẩn với những gì Donald Trump có thể mang đến cho họ, trong đó có thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Israel. Nhưng liệu họ có thật sự mong chờ hành động quân sự hay không, khi điều đầu tiên xảy ra sẽ là chính họ phải hứng chịu đòn đáp trả từ Tehran", Harb nói.
Ngoài hành động quân sự, Trump cũng có thể ngăn Mỹ trở lại Kế hoạch hành động Chung Toàn diện (JCPOA), thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với các cường quốc, bằng cách bổ sung hàng loạt lệnh cấm vận mới nhằm vào các cá nhân và tổ chức tại nước này.
Theo điều khoản JCPOA, Iran sẽ cắt giảm quy mô chương trình hạt nhân để đổi lấy dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận nhằm vào nền kinh tế. Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hồi tháng 5/2018 và liên tục đưa các công ty, ngân hàng và quan chức Iran vào danh sách đen. Bộ Tư pháp Mỹ cuối tháng 10 công bố những biện pháp trừng phạt với mục đích "chống khủng bố" nhằm vào nhiều tổ chức của Iran.
Costello cho rằng những lệnh cấm vận mới nhằm mục tiêu gia tăng thiệt hại chính trị nếu Biden muốn đưa Mỹ trở lại JCPOA. "Đó không phải sự ràng buộc pháp lý với chính quyền Biden, mà là ràng buộc chính trị để khiến chính quyền mới gặp khó khăn nếu muốn gỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống khủng bố chỉ để quay lại thỏa thuận hạt nhân", ông nói.
Sami Scheetz, phó giám đốc chiến dịch tranh cử của Biden ở bang Iowa, cho rằng việc Tổng thống đắc cử chọn cựu thứ trưởng ngoại giao Tony Blinken cho vị trí ngoại trưởng tương lai cho thấy hướng đi ngoại giao của chính quyền sắp tới.
"JCPOA không phải thỏa thuận hoàn hảo, nhưng nó giúp chặn đứng chương trình vũ khí hạt nhân của Iran mà không cần dùng đến vũ lực. Hành động rút khỏi thỏa thuận của Trump chỉ càng khuyến khích những người theo đường lối cứng rắn ở Iran chuyển sang thế đối đầu với Biden, trong khi Bliken từng nhiều lần khẳng định Mỹ phải quay lại khuôn khổ JCPOA", Scheetz nhận xét.
Trong khi đó, Harb cho rằng hiểm họa từ hành động quân sự sẽ ngăn những hành động bột phát từ các bên. "Khi đứng cạnh miệng hố, tất cả đều sẽ phát hiện rằng nó gần như không có lối thoát và không ai muốn rơi xuống đó", ông nêu quan điểm.
Iran tung cảnh báo lạnh người "dằn mặt" Trump Iran tuyên bố sẽ ra "đòn đáp trả mạnh mẽ" chống lại Mỹ nếu Tổng thống Donald Trump tấn công vào các địa điểm hạt nhân của nước này trong những ngày cuối nhiệm kỳ. Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể leo thang trong những ngày cuối nhiệm kỳ của ông Trump. Phản ứng cứng rắn của Iran được đưa ra...