Quốc hội Hà Lan cáo buộc Trung Quốc ‘diệt chủng’ ở Tân Cương
Quốc hội Hà Lan trở thành cơ quan lập pháp đầu tiên ở châu Âu nhất trí cáo buộc hành động của Trung Quốc ở Tân Cương là “diệt chủng”, điều Bắc Kinh phủ nhận.
“Cuộc diệt chủng nhằm vào người thiểu số Duy Ngô Nhĩ đang diễn ra ở Trung Quốc”, kiến nghị được quốc hội Hà Lan thông qua hôm nay cho biết, thẳng thắn cáo buộc Bắc Kinh phải “chịu trách nhiệm” về vấn đề ở Tân Cương.
Kiến nghị của Hà Lan khẳng định các hành động của Trung Quốc như “biện pháp ngăn ngừa sinh nở” và “các trại cải tạo” vi phạm Công ước về Ngăn ngừa và Trừng phạt tội Diệt chủng của Liên Hợp Quốc.
Đảng Nhân dân Tự do và Dân chủ (VVD) bảo thủ của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã bỏ phiếu chống lại kiến nghị này. Ngoại trưởng Stef Blok cho biết chính phủ chưa muốn dùng thuật ngữ “diệt chủng” vì tình hình tại Tân Cương chưa được LHQ hay tòa án quốc tế tuyên bố như vậy. Sau khi kiến nghị được quốc hội thông qua, Blok cho biết thêm Hà Lan hy vọng sẽ hợp tác với nhiều quốc gia khác về vấn đề này.
Lực lượng cảnh vệ bán quân sự của Trung Quốc tại thủ phủ Urumqi của Tân Cương. Ảnh: AP .
Video đang HOT
Nhà lập pháp Sjoerd Sjoerdsma của đảng D-66, người đề xuất kiến nghị tố Trung Quốc diệt chủng ở Tân Cương, đã đề xuất vận động Ủy ban Olympic Quốc tế không tổ chức Olympic Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh.
“Ghi nhận các hành động tàn bạo đang diễn ra đối với người Duy Ngô nhĩ ở Trung Quốc, cụ thể là tội diệt chủng, khiến thế giới không thể ngoảnh mặt làm ngơ và buộc chúng tôi phải hành động”, Sjoerdsma cho biết thêm.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm nay lên tiếng phản đối động thái của quốc hội Hà Lan, cáo buộc các nhà lập pháp nước này đã sử dụng Tân Cương như một cái cớ để “cố tình bôi nhọ và can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc”.
“Các dữ kiện cho thấy chưa từng xảy ra bất cứ vụ ‘diệt chủng’ nào tại Tân Cương”, ông Uông nói, thêm rằng các đại diện của EU luôn được hoan nghênh tới thăm Tân Cương.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết thêm ông hy vọng Hà Lan sẽ “dừng ngay lập tức dừng các hành động sai trái và có những hành động cụ thể để bảo vệ quan hệ song phương”.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Lan trước đó cũng tuyên bố trên trang web rằng dân số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đã tăng lên trong những năm gần đây, trong đó tuổi thọ và mức sống của họ đều được cải thiện.
Các nghị sĩ Canada trước đó cũng bỏ phiếu nhất trí rằng hành động của Trung Quốc với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương là tội “diệt chủng”, dù Thủ tướng Trudeau không đồng tình. Mỹ là quốc gia đầu tiên mô tả việc Trung Quốc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ là tội diệt chủng. Một cuộc bỏ phiếu tương tự ở Anh đã thất bại đầu tháng này.
Chính phủ Hà Lan đồng loạt từ chức
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte từ chức và nội các giải tán hôm nay sau bê bối thu hồi tiền trợ cấp trẻ em của hàng nghìn gia đình.
Thủ tướng Rutte triệu tập cuộc họp nội các ở The Hague hôm nay, nơi các bộ trưởng phải ra quyết định về việc từ chức đồng loạt. Ông sau đó ra tuyên bố từ chức trong nội các của liên minh 4 đảng. Với động thái này, chính phủ Hà Lan bị giải tán chỉ hai tháng trước khi nước này tổ chức tổng tuyển cử.
Quyết định được ông Rutte đưa ra trong bối cảnh các quan chức chính phủ bị cáo buộc đã thu hồi sai trái tiền trợ cấp cho hàng nghìn gia đình. Cơ quan Thuế vụ Hà Lan trước đó cáo buộc những gia đình này gian lận về tiền trợ cấp trẻ em trong giai đoạn 2013-2019, yêu cầu họ trả lại hàng chục nghìn euro.
Việc thu hồi tiền trợ cấp này đẩy nhiều gia đình vào cảnh phá sản, thậm chí một số gia đình đã ly dị. Một báo cáo điều tra của quốc hội Hà Lan cho rằng việc thu hồi hàng chục nghìn euro mà không cho các phụ huynh cơ hội chứng minh sự trong sạch là "sự bất công chưa từng có tiền lệ".
Việc một số phụ huynh trở thành mục tiêu điều tra của cơ quan thuế do họ mang hai quốc tịch phản ánh vấn đề phân biệt chủng tộc có hệ thống tại Hà Lan, vốn từ lâu bị chỉ trích.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đạp xe tới dự phiên họp của Hội đồng Bộ trưởng tại tòa nhà Binnenhof ở thành phố Hague, ngày 15/1. Ảnh: AFP .
Việc Thủ tướng Rutte từ chức và chính phủ giải tán có nguy cơ khiến Hà Lan rơi vào trạng thái không có chính phủ, trong bối cảnh nước này ghi nhận ngày càng nhiều ca nhiễm nCoV chủng mới, được phát hiện lần đầu ở Anh. Rutte từng phản đối để nội các của ông từ chức và nói Hà Lan cần lãnh đạo trong thời kỳ đại dịch.
Tuy nhiên, Rutte cũng từng nói nếu từ chức, ông có thể sẽ được ủy quyền lãnh đạo một chính phủ lâm thời cho tới khi diễn ra bầu cử. Các cuộc khảo sát cho thấy đảng Tự do và Dân chủ của Rutte có thể dẫn đầu trong cuộc bầu cử này.
Rutte lãnh đạo ba chính phủ liên minh từ năm 2010, gần đây nhất là chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2017, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ lãnh đạo phe cực hữu Geert Wilders. Các cuộc thăm dò cho biết Rutte có khả năng giành được nhiệm kỳ thứ tư trong cuộc bầu cử tới, khi dân chúng Hà Lan phần lớn ủng hộ cách xử lý cuộc khủng hoảng Covid-19 của ông.
Nga nói ôtô sứ quán bị gắn thiết bị gián điệp Nga thông báo xe tùy viên quân sự ở Hà Lan bị gắn thiết bị theo dõi, cho biết đã triệu đại biện lâm thời nước này để phản đối. "Nga đã triệu đại biện lâm thời Hà Lan Dominique Kuhling-Bakker để phản đối mạnh mẽ vụ phát hiện thiết bị gián điệp được gắn trên ôtô của tùy viên quân sự Nga...