Quốc hội: Đợt họp trực tuyến đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả, đổi mới
Đợt 1 của Kỳ họp thứ hai, Quốc hội Khóa XV với hình thức trực tuyến đã diễn ra an toàn, chất lượng và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân và cử tri cả nước.
Chiều 30/10/2021, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: TTXVN
Công tác chuẩn bị cho kỳ họp kỹ lưỡng, khoa học
Chủ nhiệm Văn phòng, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường khẳng định: Đợt họp thứ nhất của kỳ họp thứ hai, Quốc hội đã tiến hành suôn sẻ, an toàn, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu đặt ra thể hiện ở nhiều khía cạnh.
Về nội dung, qua 11 ngày họp trực tuyến, kỳ họp đã thực hiện tốt các nội dung. Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, kỳ họp này kỷ cương lập pháp đã được tăng cường hơn, các cơ quan chuẩn bị soạn thảo cơ bản đảm bảo tiến độ thời gian, chất lượng các dự thảo luật cũng như các đề án để trình với Quốc hội cũng tốt hơn. Chính vì thế mà các cơ quan thẩm tra cũng có thời gian thẩm tra kỹ lưỡng các báo cáo của cơ quan trình, báo cáo thẩm tra trình bày ngắn gọn, xúc tích. Trên cơ sở đó Quốc hội dành thời gian để đại biểu thảo luận sôi nổi.
Cũng theo Tổng Thư ký Quốc hội, chương trình của kỳ họp được chuẩn bị kỹ lưỡng, sắp xếp khoa học, tận dụng tối đa thời gian để các đại biểu Quốc hội trao đổi, thảo luận. Các ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu (kể cả đại biểu mới) đều phát biểu rất xúc tích, sâu sắc, trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm, đa chiều để xem xét các góc độ của vấn đề liên quan đến nội dung kỳ họp. Từ đó, cơ quan soạn thảo chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, cơ quan giải trình tiếp tục các ý kiến chỉnh sửa các dự án luật, các nghị quyết đạt chất lượng hơn.
“Đặc biệt tại kỳ họp này, công tác tổng hợp được triển khai nhanh chóng. Sáng đại biểu thảo luận, chiều có báo cáo tổng hợp ngay; chiều thảo luận thì sáng hôm sau có tổng hợp ý kiến. Trên cơ sở báo cáo tổng hợp ý kiến đó, các cơ quan soạn thảo có tiếp thu, giải trình bước đầu. Như vậy khi ra hội trường, những ý kiến đã phát biểu tại tổ được tiếp thu, giải trình hợp lý”, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, Văn phòng Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội đã chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung cho kỳ họp từ sớm, từ xa. Chủ tịch Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội đồng hành với cơ quan soạn thảo để chuẩn bị các nội dung từ rất sớm và cho ý kiến. Từ đó làm cho chất lượng kỳ họp được tốt hơn, đảm bảo hơn.
Bên cạnh đó, công tác đảm bảo về cơ sở vật chất, hậu cần, kỹ thuật, an ninh, an toàn đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Công tác phòng, chống dịch được thực hiện rất nghiêm theo các quy định của ngành y tế đặt ra. Việc phục vụ cho kỳ họp diễn ra suôn sẻ, an toàn.
Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, đường truyền, tín hiệu, âm thanh tại các điểm cầu và tại hội trường Diên Hồng đều đảm bảo. “Tất nhiên cũng có lúc trục trặc ít phút nhưng nó không lớn và chúng tôi khắc phục ngay”, ông Bùi Văn Cường cho hay.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cũng ghi nhận, hoan nghênh các cơ quan thông tấn, báo chí, các phóng viên là những người góp phần tích cực để các hoạt động của Quốc hội được chuyển tải tới cử tri và nhân dân đầy đủ.
Chủ tịch đoàn điều hành linh hoạt
Video đang HOT
Tổng Thư ký Quốc hội khẳng định công tác điều hành của Đoàn Chủ tịch rất linh hoạt, xúc tích ngắn gọn. Có những nội dung còn có ý kiến khác nhau đã được đồng chí Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội và cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra trao đổi sau giờ làm việc xem xét, quyết định chính xác hơn.
Đồng quan điểm này, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, việc lựa chọn hình thức họp trực tuyến trong đợt 1 của kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV là giải pháp tình thế trong bối cảnh dịch COVID-19 nhưng vẫn bảo đảm chương trình. Đường truyền internet, âm thanh, công tác phục vụ kỳ họp ở các phiên thảo luận chất lượng, kể cả các phiên thảo luận ở tổ. Việc điều hành của Chủ tịch đoàn linh hoạt, nhiều đại biểu tham gia ý kiến và tranh luận cũng phát biểu khách quan, sôi nổi.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thị Mai Hoa – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội trả lời phỏng vấn phóng viên báo Tin tức.
Theo đánh giá của các đại biểu Quốc hội, trong những phiên thảo luận về luật, số lượng đại biểu đăng ký phát biểu nhiều, thậm chí có những buổi trên 50 đại biểu đăng ký; trong khi thời lượng phiên họp có hạn, Chủ tịch đoàn điều hành đã linh hoạt giảm từ 7 phút xuống còn 5 phút cho một lần phát biểu nên số đại biểu được phát biểu tăng lên.
“Nhiều đại biểu rất trách nhiệm, đóng góp những ý kiến chất lượng, đề xuất nhiều giải pháp khả thi. Việc tách chương trình kỳ họp thứ hai thành hai đợt, trong đó đợt 1 họp trực tuyến không chỉ bảo đảm phù hợp với yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 mà còn tiết kiệm, hiệu quả mà vẫn bảo đảm chất lượng”, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa khẳng định.
Các đại biểu Quốc hội đã được trang bị Ipad và cài đặt phần mềm phục vụ cho kỳ họp nên việc đăng ký phát biểu được thực hiện trên nền tảng điện tử.
Đại biểu Trần Đình Văn, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng cho biết: Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong họp trực tuyến, kết nối các điểm cầu thông suốt, chất lượng tốt. Các nội dung, hồ sơ trình Quốc hội được chuẩn bị công phu, chất lượng, nhất là đối với các dự án luật. Công tác tổng hợp ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội được thực hiện kịp thời, chính xác. Công tác điều hành của chủ tọa các phiên họp được thực hiện khoa học, linh hoạt, đảm bảo đúng nguyên tắc dân chủ trong hoạt động của Quốc hội.
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, trong thời gian tới để đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động, thiết nghĩ Quốc hội cần tiếp tục đổi mới hiệu quả, tiết kiệm. Các đại biểu Quốc hội là lãnh đạo địa phương họp trực tuyến tại địa phương mình cùng lúc vừa hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo địa phương nhưng vẫn tham gia đầy đủ các phiên họp của Quốc hội, đóng góp trí tuệ đổi mới cho Quốc hội.
Hà Nội không kiểm soát giấy đi đường, bỏ phân vùng từ 6h ngày 21/9
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết, thành phố sẽ không áp dụng phân vùng và không áp dụng giấy đi đường; duy trì phong tỏa hẹp và linh hoạt các ổ dịch.
Toàn cảnh hội nghị thông tin báo chí chiều 20/9.
16h chiều nay (20/9), Thành ủy Hà Nội và UBND TP tổ chức họp thông tin về các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Thông tin định hướng về các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn thành phố thời gian tới, ông Chử Xuân Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết, kể từ sau 6h sáng 21/9, thành phố sẽ điều chỉnh, nới lỏng một số hoạt động nhưng ưu tiên hàng đầu là công tác đảm bảo sức khỏe cho nhân dân và an toàn cho thủ đô...
Về một số nguyên tắc chính sẽ áp dụng, theo ông Dũng, thành phố sẽ không áp dụng phân vùng và không áp dụng cấp giấy đi đường cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn thành phố.
Đồng thời, thành phố sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để giám sát di biến động của người dân.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định, thành phố sẽ không phát sinh thêm thủ tục hành chính đối với các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố theo chỉ đạo của Trung ương. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch, thành phố đã phân cấp ủy quyền cho các sở ngành, địa phương nhằm hướng dẫn các cá nhân, doanh nghiệp để thực hiện tốt giải pháp phục hồi sản xuất kinh tế, kinh doanh dịch vụ để đảm bảo an toàn với dịch.
Hà Nội sẽ thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức hậu kiểm về công tác phòng, chống dịch.
Cũng theo ông Dũng, thành phố sẽ duy trì phong tỏa hẹp , quản lý chặt và ứng dụng công nghệ thông tin để đẩy nhanh quá trình truy vết khi có F0 phát sinh trên địa bàn thành phố; điều chỉnh hoạt động khu vực ổ dịch, khu vực nguy cơ cao và phong tỏa một cách linh hoạt cũng như điều chỉnh các hoạt động trên địa bàn thành phố một cách linh hoạt.
"Đề nghị tất cả người dân và tổ chức doanh nghiệp tiếp tục nâng cao ý thức, tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch để giữ kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua" - ông Dũng nhấn mạnh và cho biết các cá nhân, tổ chức khi được nới lỏng hoạt động trong thời gian tới sẽ phải thực hiện các tiêu chí, quy định do thành phố ban hành liên quan đến công tác phòng, chống dịch.
Cuộc họp trên được tổ chức trong bối cảnh tình hình dịch bệnh ở Hà Nội có nhiều dấu hiệu tích cực (F0 ghi nhận hàng ngày đang có chiều hướng giảm; ít ca mắc trong cộng đồng; hơn 5,6 triệu người trên 18 tuổi được tiêm vắc xin mũi một...).
Đặc biệt, đến 6h sáng mai (21/9), Hà Nội sẽ chính thức kết thúc đợt giãn cách lần thứ 4 để phòng, chống dịch Covid-19.
Chủ trì cuộc họp chiều nay là Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng. Cùng tham gia họp có đại diện các sở ngành có liên quan trực tiếp đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Trước đó, chiều 13/9, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã họp, đánh giá về công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
Sau khi nghe Ban Cán sự đảng UBND thành phố báo cáo về kết quả thực hiện công tác phòng chống dịch, đặc biệt là chiến dịch xét nghiệm và tiêm chủng thần tốc, Thường trực Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố xem xét, đánh giá tổng thể, quyết định phương án nới lỏng một số hoạt động dịch vụ trong các khu vực trên cơ sở đảm bảo chặt chẽ phương án phòng, chống dịch sau ngày 15/9 và 21/9.
Đến chiều 15/9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh ban hành Công văn số 3084/UBND-KGVX về việc điều chỉnh một số biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Theo đó, Hà Nội cho phép mở lại một số hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các quận, huyện chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng kể từ ngày 6/9 đến ngày 15/9.
Hàng quán ăn uống tại một số khu vực ở Hà Nội đã được mở bán mang về từ 16/9 (Ảnh: Mạnh Quân).
Tối 15/9, Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ ngày 6/9 đến tối 15/9 có 19 quận, huyện, thị xã không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới ở cộng đồng, gồm: Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hòa, Tây Hồ.
Cộng dồn số F0 trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4 đến sáng 20/9), thành phố Hà Nội đã ghi nhận 3.925 ca, trong đó số F0 ghi nhận trong cộng đồng là 1.598 ca, số F0 thuộc diện đã được cách ly là 2.327 ca.
Tại cuộc họp trực tuyến với các cơ quan liên quan diễn ra vào chiều qua (19/9), Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn nhấn mạnh, kinh nghiệm thực tế cho thấy việc nới lỏng phải đi kèm với phải kiểm soát chặt chẽ.
Vì vậy, thành phố sẽ tiếp tục duy trì 23 chốt kiểm soát cửa ngõ ra, vào Thủ đô. Hà Nội cũng báo cáo Thủ tướng để làm việc với các tỉnh thành lân cận để phối hợp quản lý người ra vào Thủ đô.
Trước đó, UBND TP Hà Nội quyết định giãn cách xã hội toàn thành phố từ 6h ngày 24/7 đến 6h ngày 8/8. Tiếp đó, do tình hình dịch bệnh vẫn có diễn biến phức tạp, thành phố đã tiếp tục giãn cách xã hội đợt 2 từ 6h ngày 8/8 đến 6h ngày 23/8. Đợt giãn cách xã hội thứ 3 được tính từ 6h ngày 23/8 đến 6h ngày 6/9.
Tuy nhiên, chiều 3/9 (trước thời hạn kết thúc giãn cách xã hội đợt 3), Hà Nội quyết định tiếp tục giãn cách xã hội từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9 và triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại 3 vùng cụ thể với các mức: Chỉ thị 16 ở mức cao, Chỉ thị 15 ở mức cao và Chỉ thị 15...
Như vậy, Hà Nội sắp trải qua 60 ngày thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố để phòng, chống dịch Covid-19.
Thông qua danh sách để bầu Tổng Thư ký Quốc hội Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua danh sách để bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước. Quốc hội đã thông qua danh sách để bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy...