Quốc hội chốt cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe
Quốc hội thông qua Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, trong đó quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Sáng 27/6, 357/448 Đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành với quy định “cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua toàn bộ dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ với 388/450 Đại biểu Quốc hội có mặt tán thành. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Khoản 2, điều 9 của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Luật giao Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về điều kiện sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ; quy định về xác định nồng độ cồn và nồng độ cồn nội sinh trong máu.
Trước khi được Quốc hội thông qua, trình bày giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, nhiều ý kiến nhất trí quy định này, tuy nhiên một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định có ngưỡng tối thiểu. Một số ý kiến khác đề nghị đưa 2 phương án để xin ý kiến Đại biểu Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu vào sáng nay. Ảnh: Quốc hội
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định trên không phải là nội dung mới, mà được kế thừa quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, thống nhất với quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 và quy định cụ thể cho lĩnh vực giao thông đường bộ.
Nếu không tiếp tục quy định sẽ có nguy cơ gia tăng vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, các vụ tai nạn giao thông đường bộ, dẫn đến làm tăng hậu quả, thiệt hại; đi ngược lại những cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, gây lãng phí công sức, tiền bạc của Nhà nước và nhân dân trong thời gian qua.
Video đang HOT
Tại kỳ họp thứ 6, đa số Đại biểu Quốc hội nhất trí với quy định này, một số đại biểu đề nghị đưa ra mức giới hạn thấp nhất. Vì vậy, Tổng Thư ký Quốc hội xin ý kiến Đại biểu Quốc hội bằng phiếu xin ý kiến, có 388 đại biểu cho ý kiến.
Kết quả, 293 đại biểu (chiếm 75,52% tổng số Đại biểu Quốc hội cho ý kiến và chiếm 60,16% tổng số Đại biểu Quốc hội) nhất trí với quy định này là cấm “điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
Có 95 đại biểu (chiếm 24,48% tổng số Đại biểu Quốc hội cho ý kiến và chiếm 19,51% tổng số Đại biểu Quốc hội) đề nghị quy định cấm theo mức giới hạn thấp nhất về nồng độ cồn trong máu và hơi thở đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Trong đó, có 8 Đại biểu Quốc hội có thêm ý kiến khác.
Trên cơ sở ý kiến của đa số Đại biểu Quốc hội nhất trí quy định này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho tiếp tục thực hiện quy định cấm “điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” và thể hiện tại khoản 2 điều 9 dự thảo Luật.
Có ý kiến đề nghị giao Bộ Y tế ban hành quy trình kỹ thuật, định lượng ethanol trong máu đối với các trường hợp không sử dụng rượu, bia mà có độ nồng độ cồn như do bị bệnh dẫn đến tăng chuyển hóa nồng độ cồn nội sinh.
Tiếp thu ý kiến của các Đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung giao cho Bộ Y tế quy định về xác định nồng độ cồn và nồng độ cồn nội sinh trong máu để làm căn cứ xác định trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn do sử dụng rượu, bia hoặc đồ uống có cồn khác.
Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định lái xe bị xử phạt khi có nồng độ cồn vượt mức 0. Mức phạt cao nhất với người đi xe đạp là 400.000 – 600.000 đồng; xe máy là 6 – 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 – 24 tháng; ô tô 30 – 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 – 24 tháng.
CSGT cắm chốt xuyên đêm, nhiều "thần cồn" lộ diện
Tổ công tác của Đội CSGT số 3 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai cắm chốt kiểm tra nồng độ cồn với khung giờ lúc nửa đêm đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm "kịch khung".
Đêm 12/6, tổ công tác của Đội CSGT số 3 bắt đầu triển khai lực lượng đến khu vực ngã tư đường Láng - Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa, Hà Nội) để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nồng độ cồn đối với các tài xế điều khiển ô tô, xe máy.
Tổ công tác của Đội CSGT số 3 kiểm tra nồng độ cồn ban đêm.
Ghi nhận của PV CAND trong ca trực kéo dài từ 22h30 đêm 12/6 đến 1h sáng 13/6, tổ công tác của Đội CSGT số 3 đã phát hiện 10 trường hợp người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn. Trong khi đó, người điều khiển ô tô không phát hiện vi phạm nào.
Một trong những trường hợp vi phạm được ghi nhận là tài xế D.N.D. (SN 2001; trú tại Thường Tín, Hà Nội) điều khiển xe máy BKS 29V4- 85.XX vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,345 mg/L khí thở.
CSGT kiểm tra nồng độ cồn tài xế D.N.D.
Làm việc với CSGT, tài xế D. trình bày, trước đó có tham gia bữa tiệc của công ty, được đồng nghiệp mời quá nhiệt tình "uống vài cốc bia không vi phạm được" nên bản thân không kìm chế và nghe theo. Kết quả sau khi rời khỏi bữa tiệc, D. chở bạn về nhà thì bị lực lượng CSGT phát hiện vi phạm.
Theo Đội CSGT số 3, ngoài nồng độ cồn, tài xế D.N.D. còn vi phạm các lỗi: không có giấy phép lái xe, không có đăng ký xe. Mức phạt cho các lỗi trên lên đến 7 triệu đồng và tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Rất nhiều tài xế xe máy vi phạm được phát hiện trong ca trực đêm.
Càng về khuya, Cảnh sát càng phát hiện được nhiều tài xế vi phạm nồng độ cồn mức "kịch khủng" như tài xế Đ.B.N. (SN 1993; trú tại Hậu Lậu, Thanh Hóa) vi phạm mức 0,570 mg/L khí thở (cao gấp 1,5 lần mức vi phạm cao nhất quy định tại Nghị định 100).
Tài xế N. cho biết, công việc hiện tại đang là nhân viên tại một quán bia nên khi được khách mời uống rất khó để né tránh mà phải nhiệt tình cảm ơn. Tuy nhiên, sau lần bị CSGT xử phạt này, anh sẽ nghiêm khắc rút kinh nghiệm và không để tái phạm.
Tài xế Đ.B.N. làm việc với CSGT sau khi bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn.
Trao đổi với PV, Trung tá Đặng Hồng Giang, Đội trưởng Đội CSGT số 3 cho biết, thời tiết những ngày này ở Hà Nội rất nóng bức, ngột ngạt nên tình trạng người điều khiển phương tiện ô tô, xe máy sử dụng rượu bia có dấu hiệu tăng trở lại. Để xử lý nghiêm hành vi này, đơn vị đã triển khai lực lượng cắm chốt kiểm tra nồng độ cồn với nhiều khung giờ trong ngày và đặc biệt là ban đêm nhằm khép kín địa bàn và kiềm chế tai nạn giao thông. Đồng thời, xây dựng văn hoá giao thông đã uống rượu bia thì không lái xe.
Trong thời gian tới, Đội CSGT số 3 sẽ triển khai việc xử lý nồng độ cồn xuyên đêm trên toàn tuyến thuộc địa bàn đơn vị quản lý.
Cảnh sát kiểm tra các phương tiện ô tô trên đường.
Quá trình làm nhiệm vụ không ghi nhận tài xế ô tô nào vi phạm.
Một trường hợp tài xế xe máy khác bị phát hiện vi phạm.
Thường vụ Quốc hội thống nhất cấm tuyệt đối nồng độ cồn với lái xe Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh Trịnh Xuân An cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất chọn phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với lái xe tại luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trình Quốc hội tại kỳ họp 7 lần này. Sáng 19.5, thông tin tại họp báo...