Quốc gia phương Tây đầu tiên tăng lãi suất kể từ đầu đại dịch COVID-19
Lần đầu tiên sau gần một năm rưỡi, Ngân hàng Trung ương Na Uy sẽ tăng lãi suất lên 0,25%, trở thành ngân hàng trung ương lớn đầu tiên của phương Tây có động thái này.
Ngân hàng Trung ương Na Uy. Ảnh: Reuters
Lãi suất ở Na Uy đã ở mức 0%, thấp kỷ lục kể từ tháng 5/2020, khi Ngân hàng Trung ương Na Uy cắt giảm lãi suất 1,5% để ngăn đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế.
Tại cuộc họp tháng 9 gần đây, các nhà kinh tế vĩ mô cho rằng cần phải tăng lãi suất, trong đó Ngân hàng Trung ương Na Uy cũng đã đưa ra tín hiệu sẽ tăng lãi suất, cùng với các đợt tăng trong những tháng tới.
Video đang HOT
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Na Uy, ông ystein Olsen cho biết: “Việc bình thường hóa nền kinh tế cho thấy rằng bây giờ là thời điểm thích hợp để bắt đầu bình thường hóa dần dần lãi suất”.
Trong cộng đồng kinh tế vĩ mô, đây được coi là một dấu hiệu phục hồi. Việc xã hội dần dần mở cửa trở lại đã thúc đẩy nền kinh tế Na Uy rõ rệt, với các hoạt động trở lại mức trước đại dịch hoặc thậm chí vượt. Tỷ lệ thất nghiệp cũng đã giảm và Ngân hàng Trung ương Na Uy cho rằng nền kinh tế sẽ tiếp tục khởi sắc trong suốt mùa thu.
Do đó, quyết định tăng lãi suất được coi là điểm khởi đầu cho một giai đoạn tăng lãi suất dài hơn. Ngân hàng Trung ương Na Uy cho rằng cần thiết phải xử lý tình trạng mất cân bằng tài chính đang tích tụ dần và lên kế hoạch để lãi suất tăng cao lên mức 1,75% vào cuối năm 2024.
Mặc dù một số nền kinh tế lớn, như Hàn Quốc và Brazil đã tăng lãi suất nhưng Na Uy là quốc gia đầu tiên trong danh sách mười đồng tiền được giao dịch nhiều nhất có động thái này.
Các ngân hàng trung ương phương Tây khác đã chia rẽ về vấn đề tăng lãi suất. Mặc dù Ngân hàng Trung ương Anh và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ từng có dấu hiệu về việc sắp tăng lãi suất, nhưng Ngân hàng Trung ương Thụy Điển (Riksbank) xác nhận rằng lãi suất bằng 0 sẽ được duy trì ít nhất cho đến năm 2024. Trong khi đó, tới nay, Thụy Sĩ vẫn tiếp tục duy trì lãi suất âm 0,75%.
Ngân hàng Trung ương Na Uy cũng cảnh báo về sự xuất hiện của các biến thể SARS-CoV-2 mới và cho rằng chúng có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế. Dù vậy, ngân hàng này hy vọng kinh tế phục hồi vững chắc trong bối cảnh lạm phát cơ bản và tỷ lệ thất nghiệp thấp.
Croatia hướng tới gia nhập Eurozone vào năm 2023
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis ngày 13/9 cho biết Croatia đang hướng tới gia nhập Khu vực đồng euro (Eurozone) vào năm 2023, nếu nước này đáp ứng được các tiêu chí do EC đề ra.
Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Ông Dombrovskis đánh giá cao ý chí chính trị mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo Croatia trong việc đưa vào sử dụng đồng euro sớm nhất là vào năm 2023. Dù cho còn nhiều trở ngại mà nước này đang phải đối mặt, EC sẽ hỗ trợ Croatia trong nỗ lực đáp ứng mốc thời gian này.
Song, ông lưu ý Croatia cần hội tụ đủ các tiêu chí gồm kiểm soát lạm phát, chứng minh sự ổn định của nền tài chính công, neo đồng nội tệ với đồng euro trong hai năm và đáp ứng các mục tiêu nghiêm ngặt về lãi suất dài hạn.
Hiện quy mô kinh tế Croatia và xếp thứ 22 trong số 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Ông Daniel Gros, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu, có trụ sở tại Brussels (Bỉ), nhận định về mặt kinh tế, việc gia nhập Eurozone của Croatia chỉ là một sự bổ sung rất nhỏ cho nền kinh tế khu vực này. Nhưng về mặt chính trị, động thái của Croatia cho thấy đồng euro vẫn duy trì được sức hấp dẫn.
Lĩnh vực kinh tế chủ đạo của Croatia là du lịch và việc gia nhập Eurozone sẽ mang lại lợi ích to lớn cho nước này. Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Quốc gia Croatia cho thấy sự ủng hộ của người dân đối với việc tham gia Eurozone đã tăng từ 41% lên 45% hồi năm ngoái.
Thủ tướng Đức thừa nhận 'mất ngủ' vì đại dịch Thủ tướng Đức Merkel thừa nhận bà mất ngủ vì đại dịch, phải ra những quyết định khó khăn khi đất nước đang mong cứu trợ sau nhiều tháng hạn chế. "Tôi đôi khi thức dậy ban đêm và trăn trở về mọi thứ. Đây cũng là thời điểm khó khăn đối với tôi, các quyết định của chúng tôi cần được suy...