Quốc gia hùng mạnh đang giúp TQ đạt tham vọng tàu sân bay hạt nhân
Quốc gia hợp tác với Trung Quốc sẽ được thu về một khoản tiền lớn.
Trung Quốc tham vọng đóng tàu sân bay hạt nhân.
Tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP) dẫn lời các chuyên gia quân sự cho biết, tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ là cơ sở để Bắc Kinh phát triển lò phản ứng hạt nhân riêng dùng cho tàu sân bay. Mối quan hệ tốt đẹp với Nga sẽ giúp Bắc Kinh đẩy nhanh quá trình này.
“Dự án tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân đem lại lợi ích cho cả Nga và Trung Quốc, sau khi Moscow ưu tiên phát triển khu vực ở cực Bắc của đất nước”, chuyên gia quân sự Zhou Chenming nhận định.
“Đây là một sự khởi đầu tốt nhưng tương lai còn phụ thuộc vào việc Nga sẽ hướng dẫn Trung Quốc chế tạo lò phản ứng hạt nhân đến đâu và liệu công nghệ này có đáp ứng yêu cầu của Bắc Kinh hay không”.
Nếu dự án thành công tốt đẹp, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng công nghệ này để chế tạo lò phản ứng hạt nhân cho tàu sân bay thế hệ mới Type 003.
Hiện tại, tàu sân bay Type 002 của Trung Quốc được trang bị hệ thống phóng điện từ nên sẽ ngốn nhiều năng lượng hơn các tàu sân bay thông thường.
Video đang HOT
Trung Quốc đã nghiên cứu Bắc cực trong các chuyến thám hiểm từ giữa những năm 1990. Nhưng tàu phá băng Xue Long 1 có lượng giãn nước 15.000 tấn chưa để đáp ứng tham vọng của Bắc Kinh.
Tàu Xue Long 2 trang bị lò phản ứng hạt nhân, do Nga hỗ trợ chế tạo sẽ ra khơi vào nửa đầu năm 2019.
Tàu phá băng Xue Long 1 Trung Quốc mua từ Ukraine.
“Xue Long 2 rất phù hợp để Trung Quốc mở rộng dự án chế tạo tàu sân bay hạt nhân. Tàu Xue Long 2 rất to lớn, có lượng giãn nước 30.000 tấn”, ông Zhou nói.
Bên cạnh đó, một khi tiến sâu vào Bắc Cực, tàu Xue Long 2 sẽ hoạt động đơn độc, không có sự hỗ trợ từ hải cảng hay các tàu khác. Điều này giúp Trung Quốc có thêm kinh nghiệm đóng tàu sân bay hạt nhân.
Nga hiện là quốc gia duy nhất vận hành tàu phá băng hạt nhân. Hợp tác với Trung Quốc giúp Nga thu về khoản tiền lớn, ông Zhou nói.
Ngày 6.8, Trung Quốc và Nga ký thỏa thuận trị giá hơn 15 tỷ USD để xây dựng 4 lò phản ứng hạt nhân. Buổi lễ ký kết có sự tham gia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Chi phí chế tạo lò phản ứng do Trung Quốc chi trả hoàn toàn. “Các tàu phá băng Nga hiện đại hơn nhiều so với Mỹ. Họ dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ này”.
“Trung Quốc biết cách đóng tàu ngầm hạt nhân. Nhưng nó không đủ để tạo ra nguồn nhiên liệu khổng lồ vận hành tàu phá băng hay tàu sân bay”. Đây là cơ hội lớn để Trung Quốc học hỏi thêm công nghệ từ Nga, theo giới phân tích.
Song Zhongping, chuyên gia quân sự ở Hong Kong nhận định: “Dù có Nga hỗ trợ, Trung Quốc vẫn phải chế tạo lò phản ứng hạt nhân riêng cho tàu sân bay vì lý do an ninh quốc gia”.
Theo Danviet
Tàu sân bay Mỹ lại tuần tra Biển Đông
Tàu sân bay USS Ronald Reagan tuần tra Biển Đông cùng một tàu khu trục tên lửa dẫn đường và hai tàu tuần dương.
Tàu sân bay hạt nhân Mỹ USS Ronald Reagan.
Theo ABC News, tàu sân bay USS Ronald Reagan, có lượng giãn nước 97.000 tấn và mang theo khoảng 70 máy bay chiến đấu, đã cập cảng ở vịnh Manila. Tàu sân bay Mỹ dự kiến sẽ ở lại Philippines trong khoảng 4 ngày.
Trước đó, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan đã tuần tra ở các khu vực mà Trung Quốc quân sự hóa trái phép trên Biển Đông. Đây là lần thứ 3 có một tàu sân bay Mỹ tuần tra Biển Đông trong vòng hơn 4 tháng qua.
Sự hiện diện quân đội Mỹ trong khu vực nhằm "bảo vệ đồng minh" và "thúc đẩy tự do, giao thương hàng hải, và ngăn chặn xung đột, đảm bảo việc tuân thủ trật tự quốc tế dựa trên luật pháp", Chuẩn Đô đốc Marc Dalton nói.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan tuần tra Biển Đông bao gồm tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Mustin, tàu tuần dương USS Antietam và USS Chancellorsville.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan rời căn cứ ở Nhật Bản sau khi tàu USS Antietam và USS Higging Hải quân Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông hồi tháng trước.
Trung Quốc thời gian qua đã đưa tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không và các thiết bị điện tử khác lên các đảo nhân tạo nước này xây dựng trái phép ở Biển Đông. Hành động này vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ phía Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis từng cảnh báo Trung Quốc có thể đối mặt với "hậu quả lớn hơn" nếu tiếp tục quân sự hóa đảo nhân tạo mà nước này xây dựng trái phép.
Ông Mattis hiện đang có chuyến công du 3 ngày tới Trung Quốc và người đứng đầu Lầu Năm Góc dự kiến sẽ đề cập đến vấn đề Biển Đông trong chuyến thăm.
Theo Danviet
Trung Quốc ráo riết đóng tàu sân bay hạt nhân mạnh ngang ngửa Mỹ Trung Quốc đang tìm cách theo bước chân của Nga để tạo ra một tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân dấy lên nghi vấn rằng đây là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang tiến gần hơn với việc tạo ra một tàu sân bay hạt nhân. Cụ thể, theo Sputniknews, truyền thông Trung Quốc cho biết, nghành công nghiệp...