Quốc gia hòa bình nhất thế giới bị Phó TT Mỹ “đại náo” với dàn an ninh vũ trang tận răng
Sự có mặt của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tại Iceland, với dàn lực lượng vũ trang hùng hậu, đã làm náo loạn đất nước yên bình này trong suốt thứ Tư vừa qua.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đến Iceland với một lực lượng an ninh hùng hậu (Ảnh: AP)
Quy mô và tiêu chuẩn về các chi tiết an ninh của Phó Tổng thống Pence đều được điều chỉnh kỹ lưỡng. Các lính bảo vệ của ông được hỗ trợ bởi một lực lượng cảnh sát chỉ bao gồm các thành viên của lực lượng “Viking SWAT” tinh nhuệ có vũ trang.
Các quân nhân Mỹ tới Iceland được đặc cách mang theo vũ khí, trừ các loại chó nghiệp vụ do luật quản lý nghiêm ngặt của nước này đối với các động vật nhập khẩu.
Ông Pence là Phó Tổng thống thứ 2 của Mỹ tới thăm Iceland, sau cố Tổng thống George H.W Bush, người đã đến quốc gia Bắc Âu này hồi còn giữ chức vụ Phó Tổng thống Mỹ vào năm 1983.
Cảnh sát tại thủ đô Reykjavik đã phải yêu cầu sự hỗ trợ từ cơ quan cảnh sát của các thị trấn và làng mạc lân cận, để có thể đáp ứng các tiêu chuẩn nhân lực từ phía Mỹ.
Video đang HOT
“Điều này vô cùng tốn kém,” cảnh sát trưởng Asgeir Asgeirsson phát biểu trên nhật báo Morgunbladid của Iceland.
Nhưng ông Helgi Hafsteinsson, nhân viên một trạm xăng tại thành phố Keflavik, lại hoan nghênh tình trạng giao thông nhộn nhịp từ chuyến thăm của Phó Tổng thống Mike Pence. “Điều này rất tốt cho công việc,” ông cho biết.
Ông Mike Pence trở thành Phó Tổng thống thứ 2 của Mỹ đến thăm Iceland, sau George H.W Bush (Ảnh: AP)
Trước chuyến viếng thăm của ông Pence, mật vụ Mỹ đã dành hàng tuần để tiền trạm các địa điểm tại Iceland. Tất cả những công đoạn cần thiết cho sự an toàn của Phó Tổng thống Mỹ đã làm giao thông tại Reykjavik trở nên đình trệ. Cảnh sát đã phải đóng một số tuyến đường chính để phục vụ cho việc di chuyển của phái đoàn Mỹ từ sân bay của thủ đô Iceland.
Nhiều lái xe tại Iceland đã than phiền về tình trạng giao thông trên mạng xã hội. Tờ báo châm biếm Fréttirnar của Iceland đã mỉa mai rằng “những người Mỹ đang cố gắng chích thuốc tê đối với toàn bộ người dân tại Reykjavik trong suốt thời điểm viếng thăm của ông Pence.”
Nhiều máy bay trực thăng đã lượn qua tòa nhà chính phủ, nơi Phó Tổng thống Pence gặp mặt giới chức của Iceland, trong khi nhiều lính bắn tỉa đã án ngữ trên mái các tòa nhà lân cận.
Trước thềm chuyến thăm của ông Pence, 3 máy bay quân dụng CV – 22B Osprey của Mỹ đã bay qua vùng Tây Nam Iceland, cùng với 2 máy bay vận tải C-130 Hercules và một máy bay quân dụng Lockheed C-5 Galaxy.
Theo Danviet
ASEAN ra tuyên bố chung, bày tỏ quan ngại về Biển Đông
Tuyên bố của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ngày 31/7 kêu gọi các bên tránh làm tăng căng thẳng ở Biển Đông bằng việc cải tạo đất hay các sự cố nghiêm trọng
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha tại lễ khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ở Bangkok ngày 31/7. Ảnh: AFP.
"Chúng tôi đã thảo luận về tình hình ở Biển Đông, trong đó các bộ trưởng bày tỏ lo ngại về việc cải tạo đất, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng trong khu vực, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực", Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 52 tại Thái Lan ngày 31/7 đăng tuyên bố chung trên trang web của sự kiện.
Tuyên bố khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. ASEAN cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC).
ASEAN kêu gọi các bên tăng cường niềm tin lẫn nhau, tự kiềm chế, tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình, theo đuổi giải quyết tranh chấp hòa bình theo luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), tránh làm phức tạp tình hình và leo thang căng thẳng ở Biển Đông.
Chuỗi các hội nghị ASEAN tại Thái Lan, nước giữ vai trò Chủ tịch ASEAN năm nay, được tổ chức từ ngày 29/7 đến ngày 3/8 với sự tham dự của đại diện hơn 30 nước. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng tới dự và dự kiến gặp nhau bên lề ngày 1/8.
Sau khi họp với các bộ trưởng ASEAN, ông Vương Nghị hôm nay nói rằng "các quốc gia ngoài khu vực không nên cố tình khuếch đại những khác biệt hoặc tranh chấp từ quá khứ", lợi dụng chúng để "gây mất lòng tin giữa Trung Quốc và các nước ASEAN". Mặc dù không đề cập trực tiếp, tuyên bố này được cho là nhằm vào Mỹ, bên đã tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông.
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN diễn ra trong bối cảnh tình hình Biển Đông có diễn biến phức tạp, khi Trung Quốc triển khai nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Bộ Ngoại giao đã nhiều lần lên tiếng phản đối, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Một nhóm thượng nghị sĩ Mỹ hôm 29/7 gửi thư cho Ngoại trưởng Pompeo, chỉ trích các hành vi của Trung Quốc ở vùng đặc quyền kinh tế các nước khác cũng như hoạt động cải tạo, quân sự hóa các thực thể nhân tạo trên Biển Đông. Họ thúc giục Ngoại trưởng Pompeo đảm bảo những hành vi gây hấn và bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông là ưu tiên hàng đầu trong các cuộc thảo luận tại Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Bangkok.
Theo Phương Vũ (VNE)
Chuyên gia Hàn Quốc: Trung Quốc đang vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông Tiến sĩ Lee Jaehyon, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN và châu Đại Dương, Viện nghiên cứu chính sách ASAN (Hàn Quốc) Cho rằng tình hình an ninh ở Biển Đông ngày một xấu đi do Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế ở vùng biển này và gây quan ngại lớn về an ninh cho các nước Đông Nam Á,...