Quốc gia châu Âu tuyên bố kiểm soát được dịch Covid-19
Đan Mạch tuyên bố sẽ sớm gỡ bỏ toàn bộ các quy định ngăn Covid-19 vì đã “kiểm soát được đại dịch” và virus SARS-CoV-2 đã không còn là “mối đe dọa”.
Trên 70% dân số Đan Mạch đã được tiêm chủng đủ liều (Ảnh: Reuters).
Theo AFP , Đan Mạch ngày 27/8 tuyên bố rằng họ sẽ dỡ bỏ toàn bộ các lệnh hạn chế ngăn Covid-19 lây lan vào ngày 10/9, nhấn mạnh rằng virus SARS-CoV-2 giờ đây đã không còn là “mối đe dọa cho xã hội” nhờ độ phủ vắc xin rộng khắp tại quốc gia châu Âu này.
Hiện hơn 70% dân số Đan Mạch đã được tiêm chủng đủ liều.
“Đại dịch đã được kiểm soát, chúng ta có tỷ lệ tiêm chủng kỷ lục. Đó là lý do vì sao vào ngày 10/9, chúng ta có thể dỡ bỏ các quy tắc đặc biệt đã được ban hành để chống lại Covid-19″, Bộ trưởng Y tế Đan Mạch Magnus Heunicke tuyên bố.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Heunicke nhấn mạnh rằng “đại dịch chưa chấm dứt” và chính phủ “sẽ không ngần ngại hành động nhanh chóng nếu đại dịch một lần nữa đe dọa tới sự vận hành thiết yếu của xã hội”.
Ông Heunicke cho biết, tình hình dịch bệnh hiện tại trên thế giới là “lý do vì sao chúng ta vẫn phải tiếp tục cảnh giác” trước Covid-19. Tuy nhiên, ông cũng ca ngợi nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của Đan Mạch trong hơn một năm qua.
Đan Mạch là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới tiến hành phong tỏa một phần đất nước vào tháng 3/2020, đóng cửa trường học và hoạt động kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu.
Trong suốt hơn một năm qua, Đan Mạch đã nới lỏng rồi siết chặt các biện pháp tùy tình hình. Vào tháng 4, họ đã ban hành “giấy thông hành vắc xin” cho phép người mang nó có thể sử dụng để thực hiện một số hoạt động như đi xem phim, đi nhà hàng, đi tập gym hoặc đi làm tóc. Người dân cũng không còn phải bắt buộc đeo khẩu trang trên phương tiện công cộng từ ngày 14/8.
Đan Mạch cho tới nay ghi nhận hơn 342.000 ca Covid-19 và trên 2.500 người thiệt mạng vì dịch.
Hộ chiếu vaccine: Tại sao châu Âu hào hứng, Mỹ lại thờ ơ?
Hộ chiếu vaccine có thể sẽ là một thực tế bình thường mới ở châu Âu, nhưng không được đón nhận tại Mỹ.
Bên cạnh một số tiện ích, "hộ chiếu vaccine" cũng gây ra một số quan ngại về quyền riêng tư, quyền bình đẳng. Ảnh: DW
Bắt đầu từ ngày 1/7 tới, tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ chấp nhận "giấy thông hành xanh", một loại giấy tờ dùng để xác nhận người sở hữu đã tiêm ngừa COVID-19, có xét nghiệm âm tính hoặc mới phục hồi sau khi nhiễm bệnh.
Nhưng ở bên kia bờ Đại Tây Dương, ý tưởng về hộ chiếu vaccine lại đối diện với "cơn gió ngược', dù là dùng để phục vụ di chuyển nội địa hay quốc tế. Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã bác bỏ kế hoạch thực thi hộ chiếu vaccine, một số bang thậm chí còn cấm điều này.
Đề cao yếu tố tự do cũng như lo ngại việc chính quyền can thiệp quá sâu là nguyên nhân dẫn đến việc bác ý tưởng hộ chiếu vaccine tại Mỹ. Ở chiều ngược lại, các xã hội châu Âu lại đặt nặng yếu tố cá nhân và công bằng. Vậy nên, khi các nước phương Tây hướng đến việc quay trở lại nhịp sống trước đây, việc di chuyển thời kỳ hậu đại dịch có xu hướng được định hình bởi thái độ văn hóa.
Đơn cử, châu Âu thiên về giấy thông hành phổ quát, do hội tụ nhiều nền văn hóa và việc di chuyển qua xuyên lãnh thổ quốc gia chỉ mất vài giờ, cũng như cách thức khu vực này phản ứng trước đại dịch ở giai đoạn đầu về đóng cửa biên giới.
Theo Anders Herlitz, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Tương lai (IFS) ở Thụy Điển, bang Alabama sẽ không bao giờ đóng cửa với bang Mississippi như cách Phần Lan đóng cửa với Thụy Điển. Tại EU, hộ chiếu vaccine được nhìn nhận như là công cụ cần thiết để loại bỏ những rào cản khác vốn hạn chế tự do của công dân. Còn ở Mỹ, hộ chiếu vaccine này không có tác dụng như trên, thậm chí nó còn gây ra những rào cản mới.
Ở thời điểm hiện tại, đã có 9 quốc gia châu Âu, trong đó có Hy Lạp và Đức, cho phép sử dụng hộ chiếu vaccine EU. Khi công bố thực hiện "giấy thông hành xanh", Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã lên tiếng ca ngợi quyết định mở "làn nhanh" để thúc đẩy hoạt động đi lại. Đằng sau quyết định này, điều ai cũng nhận ra chính là thực tế: Hai năm không đón khách du lịch quốc tế sẽ là thảm họa kinh tế cho quốc gia ở vùng Địa Trung Hải này.
Thăm dò dư luận do Ipos thực hiện cho thấy, người dân ở khắp châu Âu về cơ bản ủng hộ triển khai hộ chiếu vaccine. Nếu là sử dụng cho mục đích trong nội địa như đi mua sắm, tới phòng tập gym, địa điểm tụ tập đông người, người dân châu Âu vẫn còn lấn cấn với câu hỏi quyền "công bằng" giữa người đã tiêm vaccine và người chưa tiêm ngừa. Nhưng khi nói về di chuyển xuyên biên giới, luồng ý kiến ủng hộ là rất rõ ràng.
Tại Mỹ, tranh cãi, thảo luận về tự do rất nóng bỏng. Như nhiều chủ đề khác liên quan đến đại dịch COVID-19, chứng nhận vaccine cũng là điểm gây phân cực mạnh. Cấp độ khác biệt trùng khớp với phân cực lưỡng đảng, như từng thể hiện qua thái độ của cử tri đảng Dân chủ, Cộng hòa đối với lệnh ở nhà, quy định đeo khẩu trang.
Khác biệt cũng thể hiện ở việc thực thi tại từng bang khi nhịp sống đã dần trở lại bình thường. New York là bang đầu tiên cấp ứng dụng "Giấy thông hành Excelsior" trên điện thoại, cho phép người sử dụng trưng bằng chứng về đã tiêm ngừa hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19. Nhưng kiểu chứng nhận này lại tuyệt đối bị cấm ở một số bang như Texas, Michigan hay Florida.
Rich Studley, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Michigan cho biết phần lớn các thành viên trong cơ quan này đều cam kết, ủng hộ việc mở cửa an toàn, đưa nhịp sống, sản xuất trở lại bình thường, nhưng không coi hộ chiếu vaccine hay chứng nhận vaccine là cách thức để đạt mục tiêu đó. Ông khẳng định, không có cơ sở để ủng hộ bắt buộc thực thi tiêm vaccine và hộ chiếu vaccine, bởi bài học mà doanh nghiệp thu được trong hơn một năm qua ở Michigan chính là cách thức vận hành an toàn để bảo vệ người lao động và khách hàng.
Giống châu Âu, người Mỹ có xu hướng chấp nhận chứng nhận vaccine phục vụ cho nhu cầu di chuyển xuyên quốc gia hơn là cho các mục đích khác trong nội địa. Nhiều chuyên gia tin rằng đó là đặc điểm không thể tránh khỏi trong vấn đề đi lại thời kỳ hậu đại dịch. "Chứng nhận y tế kỹ thuật số đang lưu hành trong EU. Tôi cho rằng loại chứng chỉ này sẽ được sử dụng rộng rãi ngay cả khi nó không được Mỹ thông qua", Chris Dye, giáo sư dịch tễ học tại Đại học Oxford ở Anh nhìn nhận.
Còn theo Tiến sĩ Jen Kates, Giám đốc mảng y tế toàn cầu và chính sách HIV tại Quỹ Kaiser Family tại Washington, Mỹ có thể sẽ rơi vào tình cảnh chạy theo đối sách khi nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới thực thi hộ chiếu vaccine. Ba đến sáu tháng tới sẽ là quãng thời gian đáng chú ý để xác nhận xu thế quốc tế cũng như việc áp dụng cơ chế hộ chiếu vaccine, cùng với đó là khả năng Mỹ thay đổi cách tiếp cận về chứng nhận điện tử này.
Nga đáp trả ngay sau loạt đe dọa trừng phạt của Mỹ Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov khẳng định tuyên bố của Mỹ về lệnh trừng phạt sắp đưa ra với Nga không phải là điều Matxcơva mong đợi hậu thượng đỉnh Nga-Biden. "Đây không phải là tín hiệu mà chúng tôi mong đợi sau hội nghị thượng đỉnh. Tôi không nghĩ các biện pháp trừng phạt sẽ giúp ổn định và bình...