Quốc gia châu Âu tiên phong ra mắt mạng 5G dùng thiết bị của Huawei
Washington đã và đang thúc đẩy các đồng minh châu Âu từ bỏ công nghệ Huawei khi đưa ra 5G, với lý do lo ngại về an ninh.
Tây Ban Nha trở thành một trong những quốc gia châu Âu đầu tiên triển khai mạng 5G khi tập đoàn viễn thông Vodafone của nước này thương mại hóa dịch vụ 5G tại 15 thành phố, cùng với sự hỗ trợ của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei.
Ảnh minh họa.
Vodafone cũng sử dụng thiết bị từ cả Huawei và nhà sản xuất Thụy Điển. Huawei đã bị Mỹ đưa vào danh sách thực thể hạn chế nghiêm ngặt các công ty Mỹ giao dịch cùng.
Trước Tây Ban Nha, cho đến nay mới có hai nước châu Âu đã thương mại hóa 5G là Anh và Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, Washington đã và đang thúc đẩy các đồng minh từ bỏ công nghệ Huawei khi đưa ra 5G, với lý do lo ngại về an ninh. Bất chấp áp lực của Mỹ, các nhà lập pháp Anh đã không cấm Huawei tham gia mạng lưới này, tuy nhiên, hai nhà khai thác di động EE và Vodafone đã bỏ điện thoại Huawei khỏi kế hoạch ra mắt 5G của họ.
Video đang HOT
Trong khi đó, công ty viễn thông Sunrise đã công bố dòng điện thoại thông minh 5G đầu tiên mà Thụy Sĩ hợp tác với Huawei.
Giám đốc điều hành Vodafone Nick Read trước đó đã cảnh báo rằng việc cấm Huawei khỏi mạng 5G của châu Âu sẽ gây thiệt hại cho các nhà khai thác và người tiêu dùng, và có thể trì hoãn việc triển khai 5G tới 2 năm.
“Cuộc đàn áp” của Mỹ đối với Tập đoàn Huawei Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh xung đột thương mại sôi sục giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chính quyền Trump đã cáo buộc gã khổng lồ công nghệ làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc, cáo buộc mà công ty này cực lực phủ nhận. Sau khi gã khổng lồ viễn thông bị Washington đưa vào danh sách đen, Bắc Kinh cũng đe dọa sẽ xử phạt một danh sách các công ty tương tự gây tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp Trung Quốc.
Theo KTĐT
EU cứng rắn dùng thiết bị Huawei cho mạng 5G, phớt lờ sức ép của Mỹ
Vodafone - một trong những nhà khai thác di động lớn nhất thế giới, đã ra mắt mạng 5G thương mại đầu tiên tại 15 thành phố của Tây Ban Nha, trong đó có Madrid và Barcelona với công nghệ Huawei.
Quốc gia Châu Âu đầu tiên ra mắt mạng 5G dùng thiết bị của Huawei bất chấp sức ép từ Mỹ.
Việc triển khai diễn ra bất chấp sức ép từ Mỹ với các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu về việc cấm Huawei tham gia xây dựng mạng 5G.
Giám đốc điều hành Vodafone Nick Read chỉ trích các yêu cầu của Mỹ và nói rằng việc không sử dụng các thiết bị của Huawei sẽ khiến việc ra mắt mạng 5G bị hoãn lại trong khoảng 2 năm.
Trước đó, Washington kêu gọi các đồng minh Châu Âu từ chối đưa Huawei vào mạng lưới 5G của các nước này, viện dẫn lý do về an ninh.
Washington cáo buộc Huawei lắp đặt các cửa hậu (backdoor) trong các sản phẩm để giúp Bắc Kinh tiến hành các hoạt động gián điệp và tấn công mạng bất chấp việc hãng viễn thông Trung Quốc đã mạnh mẽ phủ nhận có bất cứ quan hệ nào với chính phủ.
Mỹ cũng đe dọa ngừng chia sẻ thông tin tình báo với các quốc gia Châu Âu có hợp tác với Huawei trong mạng 5G.
Theo Sputnik, các thành viên EU chủ yếu là miễn cưỡng đáp ứng yêu cầu của Mỹ. Anh, một trong những đồng minh thân thiết nhất của Mỹ, được cho là đã quyết định cho phép Huawei tham gia vào các hệ thống mạng 5G không cốt lõi.
Pháp tuyên bố sẽ không cấm các nhà khai thác sử dụng Huawei nhưng cũng sẽ không phản đối việc họ tự nguyện không sử dụng các thiết bị của Huawei. Trong khi đó, Hungary kiên quyết bảo vệ quyền sử dụng thiết bị của Huawei trong mạng di động thế hệ thứ năm.
Đồng thời, các quốc gia Châu Âu đã thảo luận các vấn đề bảo mật tiềm tàng có liên quan đến việc sử dụng thiết bị của hãng công nghệ Trung Quốc và đã đồng thuận chia sẻ thông tin về bất kỳ lỗ hổng nào được phát hiện trong mạng 5G của các nước này.
Nhà Trắng đã ra chính sách cấm các sản phẩm của ông lớn viễn thông Trung Quốc trên lãnh thổ Mỹ đồng thời ngăn Huawei mua các công nghệ do Mỹ sản xuất. Washington nhấn mạnh, đây là vấn đề an ninh quốc gia, không liên quan đến cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Bắc Kinh.
Bắc Kinh và Huawei đã lên án động thái của Washington. Huawei đệ đơn kiện để chống lại quyết định của Washington, trong khi chính phủ Trung Quốc đã phát các hướng dẫn cho phép cấm thiết bị nước ngoài khỏi thị trường Trung Quốc nếu gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia.
Mặc dù bị cấm khỏi thị trường Mỹ, Huawei đã có "kế hoạch B" để đối phó với các nguy cơ trong một thời gian dài. Theo Business Times, công ty của Trung Quốc sẵn sàng xuất xưởng khoảng 225 triệu thiết bị được trang bị hệ điều hành Hongmeng và Ark của riêng hãng vào cuối năm nay.
Huawei cũng đã cân nhắc phương án sử dụng hệ điều hành Aurora, được phát triển ở Nga, để thay thế cho Android của Google.
Theo lao động
Lý do Huawei phát hành điện thoại gập Mate X muộn hơn dự kiến Huawei ban đầu định ra mắt Mate X vào giữa năm 2019 và vào tháng Tư, truyền thông Trung Quốc cho biết, hãng này đang xem xét phát hành vào tháng Sáu. Nhưng, người phát ngôn của Huawei đã xác nhận, việc ra mắt chính thức sẽ diễn ra vào tháng Chín. Theo CNBC, hôm nay, người phát ngôn của tập đoàn Huawei...