Quốc Cường Gia Lai và “vận đen” Phước Kiển
Hai khu đất Phước Kiển – một liên quan đến sai phạm của ông Tất Thành Cang, một còn “treo” công nợ gần 2.900 tỷ với Sunny Island – đang khiến doanh nghiệp của mẹ con Cường đô la ngày càng lao đao.
Lùm xùm liên quan đến khu đất Phước Kiển của công ty Tân Thuận – Thành uỷ TP.HCM mở màn cho năm 2018 không mấy suôn sẻ của Quốc Cường Gia Lai
Đau đầu vì Phước Kiển
Ngày 15/11, UBKTTW kết luận những sai phạm của ông Tất Thành Cang – người chấp thuận cho công ty Tân Thuận bán hơn 32ha đất Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai là “rất nghiêm trọng”.
“Ông Tất Thành Cang đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để lĩnh vực được phân công phụ trách có nhiều vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Đảng bộ Thành phố” – thông cáo báo chí của UBKTTW nêu rõ.
Kết luận của UBKT Thành ủy TP.HCM cho biết, ông Tất Thành Cang với vai trò là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy chấp thuận chủ trương chuyển nhượng đất đã đền bù của công ty Tân Thuận và chấp thuận chuyển nhượng cho CTCP Quốc Cường Gia Lai là không đúng thẩm quyền và chưa đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, ông Cang không báo cáo Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy trước khi quyết định. Thiếu kiểm tra việc thực hiện các kết luận chỉ đạo của mình, việc chuyển nhượng theo Hợp đồng 203/HĐKT/2017 có nguy cơ gây thất thoát lớn cho Đảng bộ TP.
Ngày 16/11, bà Nguyễn Thị Như Loan – Chủ tịch CTCP Quốc Cường Gia Lai ký nghị quyết miễn nhiệm chính con trai mình – ông Nguyễn Quốc Cường khỏi vị trí thành viên HĐQT công ty. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thông báo của QCGL tiết lộ thêm, trước đó, ông Cường đã có đơn xin từ nhiệm vị trí này vì lý do cá nhân. HĐQT công sẽ sớm tìm người thay thế trong thời gian sớm nhất và trình đại hội đồng cổ đông.
Hiện tại, ông Cường vẫn là Phó Tổng giám đốc tập đoàn Quốc Cường Gia Lai.
Nhìn lại năm 2018, với “cú nổ” khai màn là thương vụ hợp tác với công ty Tân Thuận tại dự án Phước Kiển, gần như là “năm hạn” với doanh nghiệp của mẹ con bà Nguyễn Thị Như Loan – Cường “đô la”.
Vướng vào lùm xùm hơn 32ha đất Phước Kiển, tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2018, Chủ tịch Nguyễn Thị Như Loan từng phải than thở, doanh nghiệp của bà phải hứng chịu cái nhìn bất công và thiếu khách quan từ dư luận.
Video đang HOT
“Tôi gặp rất nhiều áp lực, từ cả dư luận lẫn cổ đông. Cổ phiếu QCG trên sàn chứng khoán giảm sàn 5 phiên liên tiếp, cuốn bay 1/3 giá trị vốn hoá, tương đương 1.100 tỷ đồng của Quốc Cường Gia Lai” – bà Loan cho biết.
Cho đến nay, theo chỉ đạo của Ban Thường trực Thành uỷ TP.HCM, hai bên đã huỷ hợp đồng chuyển nhượng khu đất 32ha tại Phước Kiển.
Quốc Cường Gia Lai đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn
Mọi chuyện tưởng chừng như sẽ khép lại, Quốc Cường Gia Lai lại tiếp tục với kết quả tăng trưởng ấn tượng như năm 2017, nhưng không hẳn vậy…
Quốc Cường Gia Lai còn một dự án khác cũng mang tên Phước Kiển rộng hơn 90ha đang gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng, là “quả bom nổ chậm” trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp này.
Cụ thể, theo Báo cáo tài chính quý 3/2018 do QCGL công bố, tính đến hết tháng 9/2018, tổng hàng tồn kho của doanh nghiệp đã tăng lên hơn 6.300 tỷ đồng, riêng dự án khu dân cư Phước Kiển đóng góp tới 4.800 tỷ đồng.
Năm 2017, dự án này được coi là “lá bùa hộ mệnh” của bà Nguyễn Thị Như Loan khi đạt được thoả thuận chuyển nhượng cho đối tác là Sunny Island để nhận về khoản tạm ứng 2.800 tỷ đồng để kịp thời thanh toán khoản nợ đến hạn hơn 1.600 tỷ tại ngân hàng BIDV.
Biên bản thỏa thuận ghi nhớ ký giữa QCGL và Sunny Island vào ngày 15/10/2016 quy định, QCGL sẽ chuyển nhượng 100% quyền sở hữu trong một công ty sẽ được thành lập từ việc góp vốn bằng toàn bộ dự án Phước Kiển cho Sunny.
Nhưng cho đến nay – tức hơn 2 năm bản thoả thuận đầu tiên, khu đất 90ha Phước Kiển vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng để bàn giao theo cam kết. Bà Loan từng thừa nhận nếu việc giải phóng mặt bằng kéo dài, có thể đối tác sẽ đòi lại tiền ứng trước. “Nếu đòi lại tiền thì QCG sẽ trả lại vào cuối năm 2019, khi chào bán các dự án đang triển khai thành công” – vị Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai thông tin.
Ngân hàng “bít cửa tín dụng”, tiền từ đâu ra?
Nhưng, tình hình hiện tại của Quốc Cường Gia Lai khiến hàng trăm cổ đông có cơ sở để nghi ngờ về khả năng trả lại gần 2.900 tỷ đồng cho Sunny Island.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2018, tổng doanh thu của Quốc Cường Gia Lai chỉ đạt 519 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái, tổng lợi nhuận sau thuế đạt 44 tỷ đồng – xấp xỉ bằng 1/10 kết quả đạt được cùng kỳ năm trước. Thậm chí cả quý III vừa qua, QCGL chỉ thu về khoản lãi “không tưởng” là 1 tỷ đồng.
So với mục tiêu đề ra từ đầu năm, những gì mà Quốc Cường Gia Lai thực hiện được trong 9 tháng còn cách vạch đích khá xa.
Giữa tình hình kinh doanh khó khăn, Chủ tịch QCGL Nguyễn Thị Như Loan ký quyết định miễn nhiệm con trai mình – ông Nguyễn Quốc Cường khỏi vị trí thành viên HĐQT
Nguyên nhân của tình hình kinh doanh kém sắc, theo lý giải của ban lãnh đạo công ty, là do đặc thù hoạt động kinh doanh BĐS có thời gian thi công dài, một số dự án bất động sản còn đang xây dựng, chưa đến giai đoạn bàn giao cho khách hàng nên chưa ghi nhận doanh thu
Chưa kể, sau khi thanh toán kịp thời khoản nợ với BIDV Quang Trung kèm yêu cầu miễn giảm 50% tiền lãi, Quốc Cường Gia Lai đã bị ngân hàng này “bít cửa tín dụng” – điều mà bà Loan từng thừa nhận là “nỗi hổ thẹn lớn nhất của doanh nghiệp”.
Đến nay, ngoài chủ nợ lớn nhất là ngân hàng Vietcombank chi nhánh Gia Lai (vay ngắn hạn 74 tỷ đồng và vay dài hạn 416), QCGL phải “giật gấu vá vai” những tỷ phú thân quen như bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (em gái bà Loan), Nguyễn Ngọc Huyền My (con gái bà Loan), ông Lầu Đức Duy, ông Lại Thế Hà và con gái ông là bà Lại Thị Hoàng Yến… Những cá nhân trên ít nhiều có quan hệ với nhau, và quan hệ với QCGL dưới danh nghĩa “cho mượn tiền”, và đương nhiên… không cần lấy lãi.
Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu Sunny Island không còn mặn mà với dự án mang tên Phước Kiển của QCGL và đòi lại khoản tiền tạm ứng gần 2.900 tỷ?
Giữa lúc khó khăn như hiện nay, không hiểu “lý do cá nhân” như thế nào, cậu chủ nhà Quốc Cường Gia Lai lại có quyết định rời ghế Thành viên HĐQT?
Hiện tại, những thành viên còn lại giúp sức cho Chủ tịch Nguyễn Thị Như Loan trong HĐQT là ông Lại Thế Hà (SN 1956) – người quan hệ khá mật thiết với doanh nghiệp nhà Cường đô la cả thập kỷ qua, ông Hồ Viết Mạnh (SN 1961) – em rể bà Loan và ông Nguyễn Văn Trường – cựu Kế toán trưởng công ty.
Hoa Liên
Theo nguoiduatin.vn
Dược Lâm Đồng chấp thuận "gả" cho Điện máy Nguyễn Kim
Đại gia điện máy một thời Nguyễn Kim vừa được chấp thuận mua thêm hơn 2,1 triệu cổ phiếu của Dược Lâm Đồng và trở thành cổ đông chi phối hoạt động của thương hiệu dược này.
Hội đồng quản trị công ty CP Dược Lâm Đồng (Ladophar, mã chứng khoán: LDP) vừa ban hành nghị quyết về việc thống nhất với đề xuất chào mua công khai hơn 2,1 triệu cổ phiếu LDP của công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim.
Trước đó, Nguyễn Kim đã thông báo đăng ký mua vào hơn 2,1 triệu cổ phiếu LDP, chiếm 27,14% vốn của Ladophar.
Dự kiến, thời gian chào mua từ ngày 30/11 - 30/12/2018. Thời gian hoàn tất đợt chào mua là ngày 11/1/2019. Giá chào mua được Nguyễn Kim đưa ra là 23.500 đồng/cổ phiếu.
Hiện tại, Nguyễn Kim đang sở hữu 24% vốn điều lệ tại Ladophar. Sau khi hoàn tất thương vụ này, đồng nghĩa với việc Nguyễn Kim phải chi thêm gần 50 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của Nguyễn Kim sẽ tăng lên 51,14%, và hãng điện máy này sẽ trở thành cổ đông chi phối hoạt động tại Dược Lâm Đồng.
Nguyễn Kim sắp thâu tóm xong Dược Lâm Đồng.
Nguyễn Kim cho biết, dự kiến hoạt động, kinh doanh sau khi hoàn tất việc chào mua là tiếp tục phát triển lĩnh vực kinh doanh chính của Ladophar là sản xuất đông dược, mua bán thuốc, dược liệu, thiết bị y tế và xuất nhập khẩu thuốc, dược liệu.
Trước đó, từ năm 2017 Nguyễn Kim đã nhiều lần đăng ký chào mua công khai số cổ phần Dược Lâm Đồng này nhằm biến Ladophar thành công ty con của mình.
Nguyễn Kim thâu tóm Dược Lâm Đồng vào thời điểm diễn biến thị trường khá bất lợi với công ty dược này. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu LDP giảm mạnh từ vùng giá 31.000 đồng/cổ phiếu xuống 18.200 đồng/cổ phiếu , tương ứng giảm 41% và đây cũng là mức giá thấp nhất của LDP trong vòng hơn 2 năm trở lại đây.
Kết quả kinh doanh của Dược Lâm Đồng thời gian gần đây cũng không mấy sáng sủa. Quý 3/2018, doanh nghiệp đạt doanh thu 120 tỷ đồng, giảm 30% so cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi riêng giá vốn đã chiếm 102 tỷ đồng, sau khi cộng các khoản chi phí khác, lợi nhuận quý 3 bị âm 3 tỷ đồng.
Đây là quý thứ 3 liên tiếp LDP báo lỗ, nâng tổng lỗ 9 tháng đầu năm lên 9,3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi sau thuế 14,8 tỷ đồng.
Trong cơ cấu tài sản trị giá 276 tỷ đồng của LDP có 176 tỷ đồng là tài sản ngắn hạn và chiếm hơn 100 tỷ đồng trong đó là hàng tồn kho.
Theo nguoiduatin.vn
Ai sẽ dẫn dắt thị trường chứng khoán thời gian tới? Xu hướng bán ròng của khối ngoại cùng với việc các quỹ ngoại bị rút vốn mạnh có thể sẽ mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư, tổ chức trong nước vươn lên nắm vai trò dẫn dắt thị trường trong thời gian tới. Với xu hướng bán ròng của khối ngoại, các nhà đầu tư tổ chức trong nước có...