Quét nhãn bằng điện thoại xem nhanh vật chứa bên trong
Công ty Nhật King Jim vừa cho ra mắt một chiếc hộp cho phép người dùng biết được những vật chứa đựng bên trong thông qua điện thoại thông minh.
Ảnh: King Jim
Thực chất, NeutralBOX áp dụng công nghệ nhãn ( tag) đặc biệt gắn bên ngoài các hộp. Khi dùng thiết bị di động (hiện mới chỉ hõ trợ iPhone và iPad) để quét lên nhãn này, màn hình điện thoại sẽ hiển thị ảnh đồ vật chứa bên trong, vốn đã được chụp và gán mã số từ trước.
Cách trên phần nào tương tự kiểu quét mã vạch kỹ thuật số ngày nay, nhưng với các hộp đóng kín, người nhận không thể biết được hàng hóa bên trong hộp. Áp dụng nhãn (tag) và quét bằng các loại thiết bị di động sẽ giúp nắm bắt nhanh vật chứa trong hộp mà không cần mở. Một giải pháp nhỏ nhưng thích hợp với dạng giao hàng hiện đại ngày nay cho các cửa hàng nhỏ lẻ.
THEO AKIHABARA NEWS
5 khuyến cáo dành cho doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng công nghệ di động
Dưới đây là 5 khuyến cáo của chuyên gia kỹ thuật Nguyễn Văn Duy (Bộ phận Dịch vụ Kỹ thuật Toàn cầu, IBM Việt Nam) dành cho các doanh nghiệp, tổ chức đang chuẩn bị ứng dụng công nghệ di động vào quản lý, mở rộng hoạt động kinh doanh.
Video đang HOT
Công nghệ di động đang bùng nổ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải "thức thời" để đáp ứng hiệu quả nhu cầu kinh doanh.
Mô hình kinh doanh đã sẵn sàng cho công nghệ di động?
Công nghệ di động đang có mặt ở mọi nơi, làm thay đổi đáng kể phương thức hoạt động của các doanh nghiệp cũng như đối tác kinh doanh. Cùng đó, nhu cầu khách hàng cũng đang ngày càng trở nên phức tạp hơn với những tuỳ chọn cho di động, có thể buộc doanh nghiệp phải đánh giá lại rất nhiều yếu tố, trong đó có mô hình kinh doanh.
Cụ thể hơn, cần phải tinh chỉnh lại mô hình kinh doanh một cách thích hợp để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng cũng như nắm bắt các cơ hội mới. Môi trường di động là nơi các khách hàng hiện diện, vì vậy đó cũng chính là nơi doanh nghiệp cần có mặt.
Cơ sở hạ tầng đã sẵn sàng cho công nghệ di động?
Một nghiên cứu gần đây của IBM đã chỉ ra rằng, 91% người dùng di động luôn giữ kết nối với thiết bị di động, muốn có khả năng truy cập các ứng dụng và dịch vụ tốc độ cao mọi lúc mọi nơi.
Thực tế đó cũng đặt ra hàng loạt thách thức đối với cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp về tính sẵn sàng, hiệu suất cũng như khả năng đáp ứng với số lượng các yêu cầu gia tăng nhanh chóng của người dùng.
Việc ứng dụng rộng rãi các thiết bị di động cũng tạo ra nhiều thách thức đối với kiến trúc hệ thống hiện tại của doanh nghiệp. Về mặt kỹ thuật, các tài nguyên điện toán rất có hạn, dữ liệu được truyền phải đủ nhẹ để sử dụng hiệu quả, cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Ngoài ra, sự đa dạng của các nền tảng di động có liên quan đến các chủ sở hữu nền tảng để vận hành một số dịch vụ hữu ích (như của Google cho Android, Apple cho iOS, những dịch vụ khác từ các hãng viễn thông...), sẽ đòi hỏi hệ thống doanh nghiệp phải được điều chỉnh thích hợp để tương tác hiệu quả, an toàn với các hệ thống bên ngoài.
Không được lơ là vấn đề an ninh bảo mật
An ninh bảo mật luôn là mối quan tâm lớn trong quá trình ứng dụng công nghệ di động trong môi trường doanh nghiệp. Việc kiểm soát an ninh cho môi trường di động đang ngày càng trở nên khó khăn trước sự đa dạng cùa các nền tảng, ứng dụng di động. Do đó, thực tế đòi hỏi doanh nghiệp phải có cách tiếp cận hiệu quả từ cấp độ chiến lược với các tình huống sử dụng di động được xác định rõ ràng trong bối cảnh kinh doanh.
Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng một chính sách bảo mật di động từ mức độ từ toàn diện đến chi tiết như làm thế nào để sử dụng công nghệ để triển khai các chính sách bảo mật, làm thế nào để giúp cho người dùng di động biết về các mối đe dọa an ninh cũng như thường xuyên giáo dục họ để tuân thủ các yêu cầu bảo mật nhằm bảo vệ bản thân và doanh nghiệp.
Các vấn đề cần được phát triển từng bước, lặp đi lặp lại để giữ cho chiến lược an ninh doanh nghiệp luôn cập nhật, đảm bảo đáp ứng hiệu quả nhu cầu kinh doanh.
Lưu ý đến phương pháp thiết kế ứng dụng di động
Các thiết bị di động thường có màn hình nhỏ, khả năng tính toán, xử lý tài nguyên không mạnh bằng máy tính nhưng người dùng lại đòi hỏi các hoạt động được thực hiện trên thiết bị di động phải đáp ứng nhanh.
Do đó, chuỗi tương tác giữa người sử dụng và các ứng dụng di động đòi hỏi một quan điểm thiết kế hoàn toàn mới. Dữ liệu được trình bày trên thiết bị di động cần phải cô đọng để truyền tải càng nhiều thông tin càng tốt, tối ưu nhất băng thông mạng cũng như là các tài nguyên phần cứng. Thông tin và các tính năng của ứng dụng cần phải được hiển thị một cách có chọn lọc.
Ngoài ra, các phương pháp thiết kế được áp dụng cho máy tính để bàn là không thích hợp với môi trường di động, ngay từ giao diện người dùng tới mã phần mềm, bởi vì cùng một mã sẽ không chạy trên thiết bị di động hiệu quả giống như trên máy tính để bàn, cần phải được tinh gọn hơn.
Việc sử dụng một tư duy thiết kế phù hợp sẽ làm cho ứng dụng di động - "trái tim" của mô hình kinh doanh di động, sẽ trở nên hấp dẫn hơn, giúp doanh nghiệp đáp ứng được mong đợi của người dùng, giành lợi thế cạnh tranh.
Quy trình phát triển ứng dụng cần phù hợp với công nghệ di động
Các thiết bị và nền tảng di động đang phát triển chóng mặt, do đó, các ứng dụng của doanh nghiệp, tổ chức cần phải thích ứng nhanh chóng với những thay đổi để đảm bảo tối ưu sự hài lòng của người dùng.
Nói cách khác, các ứng dụng di động được viết, sử dụng và thay thế với tốc độ cao hơn nhiều so với ứng dụng doanh nghiệp truyền thống, đòi hỏi quy trình phát triển của doanh nghiệp phải được điều chỉnh để các ứng dụng sẽ được triển khai nhanh chóng hơn mà không làm giảm chất lượng.
Ngoài ra nên nhớ, kỳ vọng của người dùng di động rất cao nhưng lòng trung thành với ứng dụng lại rất thấp. Họ sẽ dễ dàng lãng quên ứng dụng của doanh nghiệp nếu không tìm thấy những gì họ cần ngay trong những lần dùng thử đầu tiên. Vì thế, để tiếp tục đảm bảo rằng các ứng dụng đáp ứng được yêu cầu của người dùng và duy trì việc sử dụng, các doanh nghiệp cần phải biết cách thu hút họ tham gia vào quá trình phát triển các ứng dụng ngay từ sớm, tương tác thường xuyên hơn để có được thông tin phản hồi và sau đó đáp ứng mong đợi của người dùng kịp thời, liên tục.
Theo ICTnews
Thêm công cụ hỗ trợ doanh nghiệp số hóa văn bản Vừa qua, Công ty 1VS và Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đông Kinh đã công bố hoàn tất dự án tích hợp phần mềm "1C:Quản lý văn bản (ECM)" và sản phẩm nhận dạng hình ảnh tiếng Việt Abbyy. Bộ sản phẩm này trợ giúp hiệu quả cho việc số hóa văn bản và xây dựng lưu trữ điện tử....