Quên TV đi, Sony đã có rạp chiếu phim cao cấp: màn hình 840 inch, máy chiếu 4K HDR, vé 350K
Sony không chỉ đơn thuần làm điện thoại, TV và console đã quá quen thuộc với bạn. Năm ngoái, công ty còn tuyên bố tung ra định dạng khán phòng cao cấp cạnh tranh với Dolby. Một loại sản phẩm thể hiện đầy đủ sức mạnh về giải trí nghe nhìn của tập đoàn Nhật Bản.
Dưới đây là bài cảm nhận của cây viết John Sciacca đến từ chuyên trang điện ảnh và nghe nhìn Cineluxe, xin lược dịch tới bạn đọc.
Không chỉ điện thoại, TV bây giờ Sony còn có cả tiêu chuẩn khán phòng của riêng mình
Khán phòng cao cấp đầu tiên được lắp đặt tại Galaxy Theatres, Las Vegas Boulevard Mall. Sony Digital Cinema là bước đi đầu tiên của hãng để cạnh tranh với Dolby Cinema, IMAX tại các cụm rạp chiếu. Với tiêu chuẩn khán phòng khổ lớn cao cấp, Sony đầu tư vào đây những trang bị tốt nhất để đấu lại Dolby Cinema và IMAX. Khán phòng đầu tiên mà tôi trải nghiệm lắp đặt cặp máy chiếu laser 4K HDR đầu bảng, SRX-S815DS, do chính Sony sản xuất. Độ sáng tổng cộng 30.000 lumen, độ tương phản 10.000:1 được quảng cáo là dẫn đầu ngành công nghiệp.
Sony Digital Cinema sẽ cạnh tranh với hai tiêu chuẩn khán phòng cao cấp là Dolby Cinema và IMAX
Đối với rạp chiếu, yếu tố kích thước luôn là ưu điểm lớn nhất lôi kéo người ta ra rạp. Càng lớn càng tốt, kết hợp một màn hình khổng lồ với hệ thống âm thanh chỉn chu sẽ đem lại cảm giác đắm chìm, “lạc” vào trong bộ phim. Sony Digital Cinema được cho biết có màn hình lớn nhất tại Las Vegas hiện nay, với màn chiếu 840 inch kích thước 70 feet x 40 feet (dài khoảng 21m, cao 12m). Để so sánh, những chiếc TV lớn nhất có thể mua hiện khoảng 100 inch, rạp phim tại gia thường lắp đặt từ 120 đến 180 inch. Con số 840 inch thực sự quá khổng lồ!
Ấn tượng đầu tiên khi bước vào là một màn hình khổng lồ, lên đến 840 inch
Về âm thanh, khán phòng đạt chuẩn Dolby Atmos, 18 loa xung quang với 9 loa mỗi bên, 6 loa vòm sau lưng và 16 loa khác lắp quanh đỉnh đầu, nhiều loa siêu trầm được đặt phía dưới. Bất kỳ ghế ngồi nào cũng được tận hưởng âm thanh chân thực từ bộ phim. Phía ngoài, có 9 màn hình quảng cáo hiển thị thông tin các phim đang chiếu, cùng một màn hình lớn quảng cáo cho Sony Digital Cinema tại Khán phòng số 2.
Rất nhiều loa được bố trí xung quanh khán phòng
Ấn tượng đầu tiên khi bước vào trong là một màn hình khổng lồ, không thất vọng một chút nào. Màn hình gần như chiếm toàn bộ khoảng tường và sẽ thật tệ nếu phải ngồi ở vài hàng đầu. Vị trí ấn tượng nhất là hàng giữa. Có tổng cộng 217 ghế cho bạn lựa chọn, với khay để đồ ăn và nước uống. Tất cả đều là ghế bọc da có thể ngả ra sau và có chỗ để chân. Tạo cảm giác êm ái như ở nhà. Tuy nhiên, hàng ghế tình nhân thì không tiện được như bên Dolby Cinema.
Ghế ngồi bọc da, có khay chứa đồ ăn và nước uống, ngả được ra sau với đệm chân
Một bố trí nữa tôi thấy không hay bằng bên Dolby là chưa thực sự chăm sóc cho tầm nhìn của người xem. Tùy vào việc bạn cao hay thấp và chiều cao của hàng ghế bạn ngồi, tầm nhìn đôi khi có thể bị che khuất ở phần đáy dưới cùng của màn hình nếu những hàng ghế đầu có người ngồi. Rạp của Sony cũng tuân theo hình sân vận động truyền thống hơn, không có phân vùng giữa các hàng ngang cũng như xếp so le để bạn không thể thấy ai đang ngồi trước và sau mình. Dolby có kinh nghiệm hơn vụ này, đem lại cảm giác xem phim riêng tư hơn.
Bộ phim mà tôi được thưởng thức là ‘Star Wars: The Rise of Skywalker’
Về thẩm mỹ, Sony chọn xám tối cho tường và sàn nhà, nhằm giữ tương phản tốt so với ghế màu đen, trông sang trọng hơn và môi trường tối hơn khi xem phim. Các ánh đèn xanh dương xung quanh phòng được thắp lên trước khi chiếu phim. Bước vào phim, âm thanh nghe rất tuyệt vời. Hệ thống mang lại âm trầm uy lực và xuống sâu, tại chỗ của tôi nghe âm thanh rất chắc và rõ nét. Mỗi khi thanh lightsaber vung lên, chạm vào nhau, âm thanh vang dội càng tăng thêm cảm giác như có người đang vung kiếm trước mặt bạn.
Đèn soi đường xanh dương, kết hợp tường nhà màu xám tối
Với hàng loa bố trí dày đặc ở trên vách tường và sau lưng bạn, tiếng gió rít hay vỡ tung của con tàu, tiếng phi thuyền lao nhanh từ phía sau, tiếng rên rỉ đau đớn, tiếng nước chảy,… tất cả đều hiện lên sống động ở phân cảnh của Death Star. Tiếng thét đau đớn xoáy sâu vào không gian khán phòng, một khoảnh khắc khó tả. Nói chung, âm thanh xuất sắc khiến bạn hoàn toàn nhập tâm vào bộ phim.
Hai máy chiếu kỹ thuật số của Sony, có độ tương phản dẫn đầu ngành công nghiệp, cùng độ sáng 30.000 lumen
Về mặt hiển thị, khỏi phải nói chúng ta không cần nghi ngờ gì về máy chiếu kỹ thuật số của Sony. Nó dễ dàng đổ ánh sáng trùm lên toàn bộ màn hình. Màu trắng lóa của ánh sáng rực rỡ và cô đọng, màu đen của không gian vũ trụ thăm thẳm và vô tận, rõ nét đầy tương phản. Khi ánh sáng từ thanh gươm của Kylo đỏ rực lên, “thổi bay” bạn với hiệu ứng HDR đích thực.
Màn hình lớn xem rất đã, y như thật vậy! Những sóng rung động do Death Star tỏa ra tạo cảm giác mất phương hướng, tôi cứ tưởng là mình đang dập dềnh trôi trên mặt nước. Hình ảnh hiện lên rõ mồn một, bén như dao cạo.
Hình ảnh quá đỗi chân thực, khiến tôi như chìm vào trong bộ phim
Đến đây thì chắc bạn hiểu, tôi thỏa mãn với cả phần nghe lẫn nhìn như thế nào. Tuy nhiên, bố trí kém khoa học của Sony đã hơi phá hỏng trải nghiệm một chút. Lối di chuyển giữa ba hàng ghế đầu và khu dành riêng cho người khuyết tất luôn được chiếu sáng. Ánh đèn thắp sáng lối đi này khiến người xem mất tập trung, gây ảnh hưởng đến cả độ tương phản tuyệt vời mà máy chiếu Sony đem lại. Ở vài cảnh tối, màu đen không còn đen đúng như nó vốn có. Chưa kể, phần rìa dưới màn hình cũng bị rửa trôi do ánh đèn từ ba hàng ghế đầu.
Điều khiến tôi không thích là cách sắp xếp ghế ngồi, hệ thống đèn chiếu chưa thật thông minh
Những ánh đèn này chắc chắn do vấn đề an toàn, nhưng lại làm giảm đi phần nào cái “phê” của người xem. Hình ảnh và âm thanh không có gì đáng chê trách, thế nhưng trải nghiệm lại không được trọn vẹn. Tôi không gặp những chuyện này khi xem Dolby Cinema. Có lẽ Sony xây dựng Sony Digital Cinema chủ yếu dựa trên kinh nghiệm về nghe nhìn của mình, thị giác và thính giác của người nghe thì vô cùng thỏa mãn. Nhưng họ lại thiếu kinh nghiệm trong việc bố trí một phòng chiếu phim khoa học.
Thật khó để chọn ra tiêu chuẩn rạp nào tốt hơn giữa Sony và Dolby
Tôi phải thừa nhận là rất khó để chọn ra giữa Dolby Cinema và Sony Digital Cinema, tiêu chuẩn nào tuyệt vời hơn. Sẽ dễ dàng hơn cho tôi khi phải công nhận rằng, xem rạp kiểu nào cũng đem lại trải nghiệm miễn chê, hình đẹp âm hay, vượt xa so với cả những phòng chiếu phim tại gia cao cấp nhất. Còn TV thì tất nhiên là không đáng để so sánh. Âm thanh cả hai rất tương đồng với chuẩn Dolby Atmos. Sony vượt trội hơn về màn hình, nhưng Dolby lại bố trí ánh sáng hiệu quả hơn, tránh ảnh hưởng đến tương phản của màn chiếu.
Hãy đến thử Sony Digital Cinema để hiểu được cảm giác xem phim bom tấn là phải như nào, chỉ 15 USD thôi
Giá vé là gần 15 USD cho người trưởng thành, không hề đắt hơn các rạp chiếu phim cao cấp khác. Thậm chí, nếu so với trải nghiệm đem lại, đây là một cái giá khá hợp lý. Tôi thực sự khuyên bạn nếu có cơ hội, hãy ghé xem nó một lần cho biết, để hiểu được cảm giác thưởng thức một bom tấn đúng nghĩa là như thế nào.
Theo VN Review
TV 8K có thật sự cần thiết
Việc Samsung, LG, Sony hay TCL chạy đua công nghệ 8K dấy lên tranh cãi về việc người dùng có thật sự cần một chiếc TV 8K lúc này.
Tại CES 2020, các hãng điện tử lớn đồng loạt trình diễn TV 8K và có ý định thương mại hóa sản phẩm này trong năm nay. Dạo quanh các gian hàng của Sharp, Sony, LG, Samsung hay TCL bạn sẽ bắt gặp một điều khá thú vị. Các hãng đều dùng chung một đoạn phim 8K trên Youtube, nội dung về thiên nhiên kỳ vĩ và các động vật kỳ lạ. Đây có thể là sự trùng hợp hoặc do hiện có quá ít video đạt chuẩn 8K để các hãng chọn trình diễn chứ chưa nói đến kho nội dung cho người dùng.
TV 8K có thật sự cần thiết VnExpress Số Hóa
"Khi tôi hỏi về những nội dung 8K khác, tất cả đều nói về những công nghệ nâng cấp hình ảnh từ 4K, Full HD lên 8K thay vì trả lời thẳng vào câu hỏi", Devindra Hardawar, biên tập viên của Engadget nói.
Mẫu TV 8K màn hình Infinity với mật độ hiển thị lên đến 99%, cao nhất trong ngành công nghiệp TV hiện tại. Video: Tuấn Anh.
Chắc chắn, hình ảnh từ TV 8K trông sẽ sắc nét hơn. Nhưng việc chi một số tiền lớn chỉ để xem phim 4K hoặc Full HD có thật sự cần thiết. Các kênh truyền hình trên khắp thế giới mới chỉ dừng lại ở chất lượng 4K. Trừ kênh NHK của Nhật Bản, chưa có nhà đài nào có kế hoạch phát sóng các chương trình 8K trên diện rộng.
Sớm muộn gì 8K cũng trở thành chuẩn mới của ngành công nghiệp TV. Nhưng giống giai đoạn đầu của TV 4K, người dùng sẽ không được hưởng hết những công nghệ tốt nhất. Những model đầu tiên sẽ nhanh chóng bị lỗi thời trong khi số tiền bỏ ra không hề nhỏ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với những hoài nghi về TV 8K. Devindra Hardawar, một cây viết công nghệ nổi tiếng khác của Engadget, cho rằng: Chúng ta đang sống trong thời đại các thuật toán kết hợp phần cứng cùng nguồn hình ảnh chất lượng cao đảm bảo việc nâng cấp độ phân giải từ Full HD, 4K lên 8K không còn là "trò bịp".
Mỗi khi có chuẩn hình ảnh mới trên TV, người ta lại bắt đầu hoài nghi theo mô-tuýp: Chúng không cần thiết; Không có nội dung gốc; Các nhà sản xuất đang làm lố... Tuy nhiên, những nghi ngờ đó dần mờ nhạt và chuẩn hình ảnh mới phổ biến như một xu thế không thể chống lại. Chưa kể, những mẫu TV 8K cũng được nâng cấp về công nghệ như các thuật toán nén tốt hơn, độ tương phản cao hơn và khả năng kiểm soát hình ảnh chính xác kèm những thay đổi mà công nghệ 4K không có. Nếu muốn sở hữu một mẫu TV với viền màn hình siêu mỏng, độ phủ màn hình lên đến 99%, bạn không có lựa chọn nào khác ngoài mẫu TV 8K vừa ra mắt của Samsung.
Mẫu TV 8K LCD lớn nhất thế giới với kích thước 120 inch của Sharp tại CES 2020.
Có lẽ một vài năm sau bạn sẽ mang về nhà những chiếc TV 8K, dù hôm nay có hoài nghi thế nào. Nhưng bạn sẽ phải trải qua cảm giác khó chịu khi muốn được trải nghiệm độ phân giải cao hơn nhưng phải chờ trong thời gian dài. Rõ ràng, những thiết bị mới không chỉ có giá trị về mặt định lượng mà còn mang đến những trải nghiệm hấp dẫn khi là người tiên phong.
Nếu bạn đang hài lòng khi mua một mẫu TV 4K vào năm 2020, cũng chẳng có gì sai. Nhưng nếu bạn mang về những chiếc TV 8K của Sony, Samsung hay LG, những model này cũng sẽ không làm bạn phải thất vọng về chất lượng hình ảnh, thiết kế và công nghệ đẳng cấp. Chưa kể những giá trị về mặt tinh thần khi sở hữu những thiết bị đầu bảng là vô giá.
Theo vnexpress
Sony xác nhận sẽ không tham gia triển lãm E3 2020 Năm 2019, công ty Nhật Bản cũng không góp mặt tại Hội chợ giải trí điện tử triển lãm (E3) 2020 diễn ra tại Los Angeles (Mỹ). Chia sẻ với GamesIndustry.biz, đại diện PlayStation chia sẻ: "Sau khi cân nhắc kỹ, SIE (Sony Interactive Entertainment) quyết định không tham gia triển lãm E3 2020. Sony luôn tôn trọng đơn vị tổ chức ESA,...