Quen “trai ngoại” qua Facebook, cô gái bị lừa hàng chục ngàn USD
Bẵng đi một thời gian, nay ở TP.HCM lại tiếp tục xảy ra chiêu lừa tẩy rửa giấy thành tiền USD thật. Vẫn chiêu thức cũ nhưng các cô gái nhẹ dạ cả tin vẫn bị các đối tượng lừa “ngọt”.
Chiều 26/3, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.HCM, xác nhận đang vào cuộc điều tra, truy xét các đối tượng có liên quan trong băng nhóm vừa thực hiện vụ lừa đảo tẩy rửa giấy thành tiền USD mà chị N.T.K.V (SN 1986, ngụ phường Linh Tây, quận Thủ Đức) đã đến cơ quan công an trình báo.
Chị V. cho biết, đầu năm 2014 chị kết bạn với người đàn ông nước ngoài thông qua mạng xã hội facebook. Người này giới thiệu đang sinh sống ở Brazil, nhưng mang quốc tịch Ireland, tên là A.H. Sau thời gian liên lạc qua lại thì vào đầu tháng 3/2014, ông A.H báo cho chị V. biết có kế hoạch sang Việt Nam kinh doanh.
Hai đối tượng là người nước ngoài bị Công an TPHCM bắt giữ trong một vụ lừa đảo. ( Ảnh Dân trí)
Ông A.H nói trước khi sang Việt Nam làm ăn sẽ gửi trước một két sắt bên trong có 320 ngàn USD nhờ chị cất giữ giúp. Ít ngày sau, một người nước ngoài gọi điện cho chị V. xưng tên D.J là nhân viên giao nhận két sắt. Người này đề nghị chị V. đóng tổng cộng 11 ngàn USD cho các khoản thuế phí, mà theo lời D.J nói là phí chống rửa tiền tại Việt Nam, phí địa phương, phí bảo hiểm tiền mặt, phí tài chính…
Trong những ngày sau, chị V. chuyển 3 lần tiền vào 2 số tài khoản mang tên phụ nữ Việt, do D.J cung cấp, với tổng số tiền 11 ngàn USD. Đến ngày 20/3, D.J gọi cho chị V báo két sắt đã về tới Việt Nam, 22h đêm nhân viên giao nhận này chở két sắt tới tận nhà giao cho chị V. Trước khi ra về, D.J đưa cho chị V. bảng hướng dẫn mở két sắt bằng tiếng Anh, và thậm chí chỉ cách dùng hóa chất rửa giấy thành tiền USD thật.
Sáng hôm sau chị V. mở két sắt ra thì giật mình khi không thấy tờ tiền USD nào mà chỉ thấy hàng chục xấp giấy màu xanh nhạt được bọc nylon. Chị V. thắc mắc gọi hỏi D.J thì ông này cho biết, muốn “biến” giấy trên thành tiền USD thật thì chị V. phải đưa 60 ngàn USD nữa để mua hóa chất.
Video đang HOT
Theo như lời D.J nói thì hóa chất chuyên dụng trên chỉ mua được ở 2 đại sứ quán lớn tại Việt Nam. Người này còn ra hạn cho chị V. nhanh chóng chuyển tiền trước ngày 24/3, vì sau ngày đó ông ta phải đi Trung Quốc “công tác”. Chưa tin, chị V. điện hỏi người bạn A.H thì anh này cũng nói làm theo lời của D.J.
Chị V. bắt đầu nghi ngờ về hai người nước ngoài trên và đã trình báo sự việc cho Công an quận Thủ Đức. Theo hướng dẫn của điều tra viên, chị V. vờ làm theo hướng dẫn của D.J để rồi công an đã lần ra tung tích của đối tượng này và bắt giữ. Tang vật thu giữ được là 1 valy, 21 xấp giấy màu xanh nhạt, 1 két sắt.
Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.HCM, đang tạm giữ hình sự đối tượng D.J để điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Với chiêu thức lừa đảo không mới, nhưng nhiều cô gái trẻ vẫn sập bẫy. Cơ quan điều tra đang truy xét các đối tượng có liên quan đến đường dây trên.
Theo An ninh thủ đô
Ngày Tết, cả làng ở Hải Phòng bị lừa
Bị người lạ xộc vào tận giường chào mua hàng, cả làng Văn Hòa, xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) vô cùng hoảng hốt.
Thời gian cận Tết, người dân ở thôn Văn Hòa đã bị các đối tượng vào tận nhà, thậm chí vào tận giường chào mua hàng.
Trong khi ở nhà trông con nhỏ một mình, chị Ngần ở xóm Bắc, thôn Văn Hòa đã bị một đối tượng nữ còn khá trẻ, ăn mặc lịch sự, giới thiệu là người của công ty Vệ sinh môi trường đến khảo sát số lượng nhà vệ sinh trong gia đình và bị "ép" mua bột thông tắc nhà vệ sinh.
Chị Ngần cho biết, đối tượng này dọa "nếu không có giấy chứng nhận mua bột thông tắc của công ty này, gia đình sẽ bị xử phạt vì tội xả thải ra môi trường".
4 gói bột thông tắc được đối tượng lừa chị Ngần mua với giá 120.000 đồng.
Theo lời người này, "nếu Sở Tài nguyên & Môi trường về kiểm tra, chị cứ mang giấy chứng nhận ra là không sao".
Sau khi thu 120.000 đồng cho 4 gói thông bồn cầu, những kẻ lừa đảo tìm cách đánh lạc hướng chủ nhà trước khi lẻn ra ngoài.
"Giấy chứng nhận" mà người này đưa cho chị Ngần là một hóa đơn không còn nguyên vẹn, có dấu của Công ty Công nghệ Hóa sinh Việt Nam có địa chỉ tại số 9 Nghĩa Tân, Hà Nội với tên người viết hóa đơn là Lê Thị Chúa.
Hàng xóm của chị Ngần là ông Vũ Văn Hùng cũng đã bị đối tượng bán "nồi" vào tận giường chào mua.
Ông Hùng cho biết, người lạ mặt tự động mở cổng vào chào ông mua hàng. Bị đuổi ra 2 lần, lần thứ 3, người này tự mở mở cửa, vào tận giường nơi ông Hùng nằm nghỉ để chào mua.
Nếu không có "giấy chứng nhận" này, nhà chị Ngần sẽ bị Sở Tài nguyên&Môi trường phạt?
"Những ngày Tết, nghe mọi người nói nhiều về chuyện thôi miên lấy tiền rồi nên tôi đề phòng lắm, không dám bắt chuyện hay nhìn mắt, nhìn miệng đối tượng lạ", ông Hùng nói.
Sau khi lừa nhà ông Hùng không được, đối tượng bỏ đi, sang nhà ông Nguyễn Văn Hửng lừa tiếp. Để lấy lòng tin của ông Hửng, đối tượng nói "vừa bán cho nhà ông Hùng".
Lấy lý do nhà làm nông nghiệp, không có tiền mua nồi giá 4,5 triệu, ông Hửng từ chối và sang ngay nhà ông Hùng hỏi chuyện.
Cũng bị đối tượng nữ vào nhà chào mua bột thông tắc bồn cầu nhưng bà Hưởng không dễ bị lừa. Lấy lý do dùng nhà vệ sinh cổ truyền lấy phân bón ruộng, không có nhà vệ sinh tự hoại, bà Hưởng đã từ chối thẳng thừng.
Biết bà Hưởng nói dối, người chào hàng tỏ ra khó chịu và trù úm: "Có mấy chục nghìn cũng tiếc, đến khi tắc nhà vệ sinh phải thông hết mấy triệu mới chết".
Bà Hưởng quyết liệt đuổi ra khỏi nhà và dọa "đánh", đối tượng mới bỏ đi.
Theo người dân thôn Văn Hòa, nhiều ngày nay, bằng chiêu thức mời mua hàng, nhiều đối tượng đã lần mò vào từng gia đình chào mời. Các gia đình được chào mời thường khá giả và được xác định là chủ nhân đang ở nhà một mình.
"Không hiểu sao chúng biết rõ tên tuổi, con cái của chúng tôi. Chắc chúng phải tìm hiểu từ trước rồi", một người dân nói.
Theo Zing
Bị lừa trên mạng, hậu quả của sự dễ dãi Đã có rất nhiều vụ lừa gạt trước đó nhưng các nạn nhân vẫn thiếu sự đề phòng. Không như cách đây 10 năm, internet đã là một phần không thể thiếu trong đời sống của người Việt Nam, nhất là với các bạn trẻ. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích to lớn mà nó mang lại như mang mọi người đến gần...