Quên 5G đi, Xiaomi đã rục rịch chuẩn bị cho mạng 6G
Mặc dù những tiêu chuẩn cho 6G còn chưa được tạo ra, 6G đang trở thành một từ khoá được quan tâm với nhiều công ty công nghệ Trung Quốc.
Mặc dù những chiếc smartphone còn chưa kịp phổ biến trong năm 2020, Xiaomi đã bắt đầu bước vào giai đoạn tiền nghiên cứu công nghệ kết nối di động thế hệ tiếp theo, theo những người đồng sáng lập và chủ tịch hãng này Lei Jun, chia sẻ.
Ông Lei Jun, người đồng sáng lập kiêm chủ tịch Xiaomi.
Đây không phải lần đầu tiên mà Lei nhắc đến kết nối 6G. Còn nhớ vào hồi tháng 5, trong một sự kiện thường niên của Trung Quốc mang tên Two Sessions, vị doanh nhân này đã chuẩn bị tới bốn đề xuất liên quan đến kế hoạch 5 năm tiếp theo ở Trung Quốc. Một trong số đó là biến mảng vệ tinh Internet thành một ngành chiến lược bằng cách cho phép các công ty tư nhân tham gia. Đây cũng sẽ là một bước tiến lớn tới việc phát triển công nghệ 6G. Jun sau đó cho biết Xiaomi thực tế không có kế hoạch tự mình phóng bệ tinh. Dù vậy, ông Lei Jun nhấn mạnh mạng 6G sẽ đòi hỏi các thiết bị hỗ trợ trạm phát sóng nguồn và vệ sinh dành cho chuẩn không dây mới.
Video đang HOT
Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên triển khai nghiên cứu về mạng 6G.
Cho tới thời điểm hiện tại, khái niệm 6G vẫn là một điều gì đó cực kì mơ hồ. Thực tế, ở thời điểm hiện tại, các tiêu chuẩn dành cho khái niệm này vẫn còn chưa được định ra song nó đang dần trở thành một từ khoá nóng với các ông lớn công nghệ Trung Quốc. Một công ty khác cũng đang nhắm tới các thiết bị 6G là nhà sản xuất thiết bị viễn thông ZTE và nhà mạng China Telecom. Hai công ty này theo đó đã kí một thoả thuận hợp tác mạng 6G cùng nhau hồi tháng trước. OPPO và Huawei bên cạnh đó cũng bày tỏ sự quan tâm đến công nghệ mới. Trung Quốc đã rục rịch nghiên cứu 6G từ năm 2018 và là một trong những quốc gia đầu tiên làm điều này, theo SCMP.
Lei Jun: Doanh thu của Xiaomi trong năm 2019 vượt mức 28,4 tỷ USD
Tròn 10 năm kể từ khi Xiaomi thành lập, công ty đã đạt được những cột mốc ấn tượng trong tăng trưởng kinh doanh.
Xiaomi - Apple của phương Đông và gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, đã và đang làm rất tốt trong việc phát triển thị trường smartphone trong thời gian qua. Không chỉ kinh doanh mảng smartphone, Xiaomi còn bành trướng mở rộng kinh doanh sản xuất sang nhiều lĩnh vực khác. Kể từ khi công ty bắt đầu chuyển sang mô hình kinh doanh offline, hoạt động kinh doanh của công ty đã tăng trưởng theo cấp số nhân.
Điều này đã đưa Xiaomi lọt vào top 5 trong bảng xếp hạng nhà sản xuất smartphone toàn cầu, đồng thời giữ vững vị trí trong top 5 tại thị trường quê nhà. Đối với thị trường Ấn Độ (thị trường smartphone lớn thứ hai trên toàn cầu), Xiaomi đã đứng đầu trong nhiều quý liên tiếp. Nhìn vào mảng kinh doanh TV thông minh của Xiaomi, thương hiệu này nhận được nhiều đánh giá tích cực tại Trung Quốc và Ấn Độ.
Hơn nữa, các dòng thiết bị như đồng hồ thông thông minh Xiaomi và các thiết bị khác đang hiện đang có dấu hiệu tăng trưởng khả quan trên thị trường. Gần đây, Lei Jun - Giám đốc điều hành của Xiaomi, đã chính thức đăng tải số liệu bố doanh thu của công ty trong năm 2019.
Theo bài đăng của Lei Jun Weibo, Xiaomi được thành lập vào năm 2010. Trong hai năm đầu tiên, doanh thu của công ty đã đạt 10 tỷ NDT (khoảng 1.4 tỷ USD). Tuy nhiên, phải mất thêm 5 năm, Xiaomi mới có thể chạm mốc 100 tỷ NDT (khoảng 14.2 tỷ USD) vào năm 2017. Điểm ấn tượng chính là, việc nâng giá trị doanh thu tăng từ 100 tỷ NDT lên mốc 200 tỷ NDT đã không 'ngốn' quá nhiều thời gian so với thời điểm 2010.
Cụ thể, vào cuối năm 2019, doanh thu của Xiaomi đã chính thức vượt mức 200 tỷ NDT (tương đương 28,4 tỷ USD). Dưới góc nhìn của vị CEO Lei Jun, ông tin rằng quá trình kinh doanh tròn 10 năm của Xiaomi, đã chứng minh sức mạnh của kỷ nguyên 'Internet'.
Vài ngày trước, đã có báo cáo rằng doanh thu hàng năm của Tập đoàn Xiaomi cho năm kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, dự kiến sẽ vượt quá 200 tỷ RMB. Chi phí R & D của nó dự kiến sẽ vào khoảng 7 tỷ RMB. Xiaomi cũng tuyên bố rằng Tập đoàn Xiaomi sẽ tiếp tục theo mục tiêu ban đầu của mình và sẽ tiếp tục đầu tư vào Nghiên cứu và Phát triển.
Theo đó, Xiaomi sẽ tiếp tục tập trung vào nhóm 5G AIoT để mở rộng lợi thế của mình trong lĩnh vực loT (Vạn Vật Internet) và ước tính chi phí R & D của Xiaomi sẽ vượt mức 10 tỷ RMB vào tháng 12/2020.
Theo FPT Shop
Lei Jun và câu chuyện "con lợn bay" mang tên Xiaomi "Thậm chí một con lợn cũng có thể bay được nếu nó đứng ở trung tâm của một cơn lốc", đó chính là lời nhận định của nhà đồng sáng lập Xiaomi - Lei Jun khi nói về thành công của "Chim phượng hoàng Trung Quốc" Xiaomi. Đến với chủ đề "nhân vật công nghệ" của tuần này không ai khác chính là...