Quê nhà Gadhafi bị tấn công dữ dội
Quân đội của chính quyền mới tại Libya hôm qua tiến được vào trung tâm thành phố Sirte, quê hương đại tá Gadhafi và là một trong số ít thành lũy cuối cùng ủng hộ nhà lãnh đạo bị lật đổ này.
Các binh sĩ phe đối lập trên đường tiến vào thành phố Sirte. Ảnh: allvoices
Người phát ngôn của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia Libya (NTC) cho biết các binh sĩ đã tấn công thành phố Sirte từ cả hai phía nam và tây, nhưng họ vấp phải sự chống trả quyết liệt từ phe Gadhafi. Theo BBC, quân đội NTC sau đó đã đập tan hàng phòng thủ ngoài thành phố và tiến vào trung tâm Sirte, đang tiếp tục giao chiến với các tay súng bắn tỉa và một đội quân tinh nhuệ của Gadhafi.
Tuần trước, các lực lượng của NTC cũng phải mất nhiều giờ giao chiến để chiếm được thị trấn Bani Walid nhưng đã bị đẩy lui trở lại. Một nguồn tin cho biết quân đội của chính phủ mới tại Libya sẽ tổ chức tấn công lại thị trấn này trong hôm nay và đẩy mạnh cuộc truy lùng Gadhafi.
Trong khi đó, phát ngôn viên của phe Gadhafi là Moussa Ibrahim tuyên bố hàng nghìn quân tình nguyện đã sẵn sàng để giải phóng Libya khỏi sự chiếm giữ của NTC. “Chúng tôi thực sự đang rất mạnh. Chúng tôi có khả năng, phương tiện và kế hoạch giải phóng cả Libya”, ông nói trong một cuộc gọi đến kênh truyền hình al-Rai ủng hộ Gadhafi.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, hôm qua, Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã có chuyến thăm lịch sử đến thủ đô Tripoli để hội đàm với lãnh đạo lâm thời của Libya, chủ tịch NTC Mustafa Abdul Jalil. Hai nguyên thủ của liên quân cam kết ủng hộ NTC và đưa ra một loạt biện pháp, trong đó có giải ngân khối tài sản hàng tỉ USD của Libya và trợ giúp rà phá bom mìn.
Trong chuyến thăm kéo dài một ngày, ông Cameron đã ca ngợi những nỗ lực kiểm soát đất nước của NTC nhưng cảnh báo rằng cuộc chiến khắc nghiệt nhất vẫn chưa diễn ra. Cả ông Cameron và ông Sarkozy đều khẳng định NATO sẽ tiếp tục sứ mệnh của mình theo ủy quyền của Liên Hợp Quốc để bảo vệ người dân thường Libya cho đến khi những phần tử cuối cùng của phe Gadhafi đầu hàng.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và thủ tướng Anh David Cameron bắt tay một binh sĩ phe đối lập bị thương khi đến thăm bệnh viện ở Tripoli hôm qua. Ảnh: AFP
Sau cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo của liên quân đã đến thăm Benghazi, thành lũy của NTC ở miền đông Libya. Hàng nghìn người đã tập trung ở quảng trường Tự Do, chào đón và hô vang tên hai nhà lãnh đạo phương Tây và nhiều người còn vẫy quốc kỳ Pháp.
Ông Abdul Jalil cảm ơn lãnh đạo liên quân vì sự ủng hộ về cả chính trị, kinh tế và quân sự cho NTC. Hôm nay, NTC cũng đã phái một đoàn đại biểu sang nước láng giềng Niger nhằm thu hồi số vàng và tiền mặt được cho là đã bị các quan chức trung thành với Gadhafi vận chuyển sang đây.
Ít nhất 36 người thân cận với Gadhafi, bao gồm người thân và tướng lĩnh, đã bỏ trốn sang Algeria và Niger từ khi Tripoli rơi vào tay NTC hồi tháng trước. Libya cũng đã yêu cầu bàn giao những người bị Tòa án hình sự quốc tế (ICC) phát lệnh truy nã vì tội ác chống loài người, bao gồm cựu lãnh đạo Gadhafi, con trai ông là Saif al-Islam và cựu giám đốc tình báo Libya.
Theo VNExpress
Quân đội Pháp điêu đứng vì Libya
Các tướng lĩnh quân đội Pháp cảnh báo rằng nước này đang gặp nhiều khó khăn trên chiến trường Libya, trong khi báo chí Pháp đưa tin nước này thiếu thốn phương tiện trầm trọng và không còn đủ phương tiện quân sự để phục vụ cho tham vọng chính trị.
Trong chuyến thăm bất ngờ Afghanistan mới đây, Tổng thống Pháp tuyên bố sẽ rút 4.000 quân khỏi nước này vào năm 2014.
Pháp triển khai quân đội trên nhiều mật trận từ Afghanistan, Bờ Biển Ngà đến Libya, trong khi kinh tế trong nước đang hết sức khó khăn.
Đô đốc Hải quân Pháp Pierre-Francois Forissier nhận định quân đội đang hoạt động quá mức bình thường và không còn đủ khả năng để vừa tác chiến vừa có thể phục hồi tiềm lực quân sự.
Theo ông Forissier, khi không quân Pháp tham chiến tại Libya, công tác đào tạo phi công mới phải dừng lại. Nếu trận chiến kéo dài đến cuối năm 2011, thì phải đến năm 2012, hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle mới về được để có thể thay thiết bị.
"Như vậy, trên tổng thể, hậu phương thiếu phương tiện cho công tác huấn luyện. Khả năng sẵn sàng tác chiến rất thấp, dưới 50% đối với máy bay, tinh thần thì sa sút", ông Forissier nói.
Từ những năm 1960, quân đội Pháp đối mặt với ba vấn đề: tái cấu trúc, tham gia chiến dịch ở nước ngoài và bị hạn chế tài chính.
Nhưng theo Tham mưu trưởng quân đội Pháp, đô đốc Edouard Guillaud, chưa bao giờ ba vấn đề này nổi cộm như hiện tại. "Quân đội đang trong tình trạng yếu ớt và khó khăn. Nhất là những bó buộc tài chính có thể làm nguy hại khả năng tác chiến", ông nói.
Trong bối cảnh đó, cuộc chiến tại Libya ngốn nhiều tiền của: 1,7 triệu euro mỗi ngày, tức nước Pháp đã chi đến 140 triệu USD cho cuộc chiến này, chỉ sau 3 tháng. Với đà này, mức chi cho các chiến dịch ở nước ngoài đến cuối năm 2011 chắc chắn vượt 1,4 tỷ USD, trong khi ngân sách được thông qua dành cho năm nay chỉ ở mức hơn 900 triệu USD.
Trong khi đó, tình hinh ở Libya vẫn sa lầy. Hôm qua, nhà lãnh đạo Gadhafi đã cáo buộc Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy là "tội phạm chiến tranh", người làm vấy bẩn lịch sử của Paris.
Theo Dân Trí
Phiến quân tuyên bố kiểm soát thành phố Sirte quê hương Gaddafi Lực lượng nổi dậy Libya tuyên bố đã kiểm soát được trung tâm thành phố Sirte - quê hương của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi sau đợt tấn công từ 3 hướng buộc quân trung thành của ông Gaddafi do người con trai Khamis chỉ huy phải cố thủ lại mặt trận vùng duyên hải. Sirte là thành phố quê hương của Đại...