Quấy rối tình dục ở thung lũng Silicon
Một nữ kỹ sư Uber vừa tiết lộ chuyện hậu trường liên quan tới quấy rối tình dục tại công ty này. Thế nhưng, Uber lại không phải trường hợp cá biệt tại Silicon Valley.
Tỉ lệ nữ nhân viên bị quấy rối trong ngành công nghệ đang rất cao.
Susan J. Fowler, nữ kỹ sư làm việc cho Uber từ tháng 11/2015 tới tháng 1/2017, nói rằng cô từng báo cáo rất nhiều lần sự vụ cho quản lý nhân sự Uber nhưng liên tục bị phớt lờ, thậm chí đôi lần còn bị mắng té tát vì… dám nói ra vấn đề nhạy cảm này.
Trường hợp của Fowler không hiếm gặp. Khi câu chuyện được đưa ra, ngay lập tức nó nhận được đồng cảm và chia sẻ của nhiều nữ giới làm việc ở Silicon Valley. Hầu hết đều lên án cách thức đối xử của Uber với nữ nhân viên.
Chuyện thường ngày ở Silicon Valley
Theo khảo sát “Elephant in the Valley” năm 2016, khoảng 60% phụ nữ làm trong ngành công nghệ phải gánh chịu những thiệt thòi không mong muốn liên quan tới giới tính.
Theo đó, 60% trong số những người báo cáo sự việc cho ban quản lý cảm thấy không hài lòng với cách giải quyết của lãnh đạo; 39% giữ im lặng vì lo ngại ảnh hưởng tới công việc; và 30% khác muốn quên đi sự việc đáng xấu hổ.
CEO của Uber, Travis Kalanick, tuyên bố sớm dẹp các “tệ nạn” tại Uber.
Một người giấu tên nói với bên khảo sát rằng cô thường xuyên bị sếp quấy rối tại sự kiện công ty. Sau khi biết các đồng nghiệp khác cũng gặp trường hợp tự, cô này đã báo cáo lên bộ phận quản lý nhân sự nhưng thay vì được giải quyết thì cô lại bị ép thôi việc.
Thực tế, có những sự việc nghiêm trọng hơn trường hợp của Fowler. Nhiều nữ nhân viên từng cáo buộc Jacob Appelbaum, phụ trách phát triển dự án Tor, thường xuyên quấy rối các chị em.
Kelly Ellis, cựu nữ kỹ sư Google, từng viết trên Twitter năm 2015 rằng người quản lý nói anh ta “phải kìm chế lắm mới không vỗ mông cô” trong một sự kiện du lịch của công ty tới Maui.
Trong khi đó, Julie Ann Horvath, từng là nhà phát triển đầu tiên của Github, cũng xin thôi việc vì không chịu được môi trường làm việc “độc hại” tại đây. Nữ chuyên gia này cho biết nhân viên nam thường có ánh mắt xoi mói dung tục các nữ nhân viên trong công ty.
Phận nữ nhi thiệt thòi
Video đang HOT
Đôi khi, phân biệt giới tính không chỉ là chuyện quấy rối. Fowler nói rằng Uber có tình trạng phân biệt đối xử với nữ nhân viên. Chẳng hạn, công ty chỉ đặt áo khoác da cho nhân viên nam, chứ nữ không có phần.
Thực tế, bộ phận của Fowler chỉ có 6 nữ nhưng lại có tới hơn 120 nam. Uber nói rằng việc đặt may vỏn vẹn có 6 chiếc áo khoác nữ không phải lựa chọn hợp lý.
Nữ kỹ sư làm trong ngành công nghệ luôn là của hiếm.
Một trường hợp khác ở công ty công nghệ có tiếng, nam nhân viên thường vào toiltet của nữ để “giải quyết nỗi buồn”. Công ty này có 82 kỹ sư phần mềm nhưng có tới 75 nam và chỉ có 7 nữ nên vào những giờ cao điểm, toilet được dùng chung.
Thực tế này khiến các nữ nhân viên không ít lần xấu hổ và cảm thấy bị quấy rồi thực sự. Nhiều khi, họ buộc phải sử dụng toilet công cộng bên ngoài thay vì trong công ty.
Trở lại vụ việc của Fowler, đích thân CEO Uber, Travis Kalanick, tuyên bố sẽ mở cuộc “điều tra khẩn cấp”. Công ty đã cho gọi cựu luật sư Eric Holder và thành viên hội đồng quản trị Arianna Huffington về trợ giúp cuộc điều tra.
Kalanick nói cần rằng Uber sẽ công khai kết quả điều tra và cần 48 tiếng để “làm trong sạch Uber”. Ngoài ra, cũng theo Kalanick, tỉ lệ nữ làm công việc kỹ thuật, quản lý sản phẩm và nghiên cứu tại Uber đang là 15,1%. Trong khi con số tại Facebook là 17%, Google – 18% và Twitter -10%.
Tuy nhiên, con số này chẳng nói lên bản chất vấn đề – đó là tình trạng quấy rối và phân biệt giới tính tại Uber đang xấu đi. Fowler được cho là đã báo cáo vụ việc cho bộ phận quản lý nhân sự, thậm chí là giám đốc công nghệ nhưng chẳng ai thèm quan tâm.
Có vẻ như Uber chỉ thực sự tìm cách giải quyết khi vấn đề được công khai ra ngoài. Thực ra, chuyển biến đó cần được thực hiện một cách hệ thống, từ trên xuống dưới, nếu không mọi việc lại “đâu đóng đấy”.
Kalanick và các lãnh đạo còn lại của Uber được cho là cần lên án mạnh mẽ nạn quấy rối và phân biệt giới tính, và tất cả các công ty công nghệ tại Silicon Valley cũng cần có hành động tương tự.
Gia Nguyễn
Theo Zing
Chuyện kinh doanh ăn uống tại Thung lũng Silicon
Trái với vẻ tráng lệ và đông đúc của Silicon Valley, các hộ kinh doanh ăn uống tại đây đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Nhân viên Google ăn uống tại một quán ăn ngoài trời.
Ảm đạm và buồn tẻ là không khí chung tại các khu vực ăn uống ở Silicon Valley. Thời hoàng kim với các chủ nhà hàng đã qua từ rất lâu. Rất nhiều nhà hàng phải đóng cửa trong thời gian qua.
Lý do có nhiều nhưng chủ yếu do thuế phí quá cao, thu không đủ bù chi trong khi nhân lực, mà cụ thể là đầu bếp và nhân viên phục vụ, liên tục bị các công ty công nghệ tại đây hớt tay trên.
Người làm không có, chi phí thuê địa điểm ngày càng tăng cùng hàng loạt khoản phí không tên khác đã đẩy các chủ nhà hàng vào thế đường cùng. Nếu có nhà hàng nào vẫn mở tại đây thì chủ yếu do gắng gượng là chính và chờ xem tình hình sắp tới có khả quan hay không.
Đất dữ
Với 17 năm hoạt động liên tục tại Silicon Valley, có lẽ chưa bao giờ chuỗi cửa hàng pizza Zibibbo lại nghĩ có ngày phải đóng cửa vì thua lỗ. Zibibbo biến mất năm 2014, thay thế vào đó là văn phòng American Express và một công ty khởi nghiệp mới.
Chỉ tính từ năm 2008 tới 2015, hơn 21.000 m2 diện tích nhà hàng và bán lẻ ở Palo Alto phải nhường chỗ cho khu văn phòng mới. Ngày nào các nhà hàng cũng phải đối mặt với bài toán nan giải về phí thuê địa điểm, phí chung, phí riêng và nhân công thiếu hụt trầm trọng.
Những nhà hàng pizza kiểu này đang rất hiếm hoi ở Silicon Valley.
Các chuyên gia, kỹ sư công nghệ Silicon Valley có thể tự hào về những phát kiến của họ nhưng chẳng mấy ai để ý rằng chính họ đã "giết chết" ngành kinh doanh ăn uống tại đây.
Với những nhân viên được cung cấp bữa ăn miễn phí đầy đủ tại công ty thì chuyện chẳng có gì đáng nói. Nhưng với những nhân viên phải ra ngoài ăn hàng ngày thì chuyện khá nan giải.
Tình hình quá khó khăn đã khiến các nhà hàng buộc phải tăng giá bán. Một số nhà hàng sang trọng có suất ăn lên tới 500 USD. Số tiền này vượt quá sự chịu đựng của tất cả nhân viên làm việc ở Silicon Valley.
Trong ngắn hạn, việc kinh doanh ăn uống tại đây gần như không có tương lai. Palo Alto chẳng khác gì mảnh đất dữ với chủ nhà hàng. Rất nhiều người đang cân nhắc đóng cửa và dọn đi nơi khác.
Với biên lợi nhuận cỏn con, các nhà hàng rất khó tăng thêm lương cho người làm. Chỉ tính riêng tiền thuê diện tích chừng một phòng ngủ đã tốn 2.800 USD, đắt đỏ chẳng kém gì New York.
Nhiều chuyên viên công nghệ đổ đến đây cũng khiến các khu vực xung quanh như Cupertino và San Jose trở nên đắt đỏ. Giá thuê phòng nhỏ chỉ một giường ngủ đã vọt qua mốc 2.500 USD.
Trong khi đó, giá thuê không gian ngoài trời khu vực trung tâm Palo Alto hiện ở mức 7,33 USD cho 2,2 m2, tăng hơn 60% so với 4 năm trước đây. Các chủ đất thậm chí còn cộng cả tiền tu sửa nhà vào tiền thuê.
Palo Alto yêu cầu các nhà hàng phải trả phí cho những thứ tưởng chừng vô lý như cải tạo vỉa hè, chăm sóc cây và phí đỗ xe của khách. Nhà hàng nào thuê chừng 300 m2 hoặc hơn phải có 4 khu vực đậu xe riêng hoặc trả phí 63.848 USD/khu để xe, tương đương với 255.392 USD, cao nhất nước Mỹ.
Các nhà hàng có lãi thường chỉ phải trả 4-6% tổng doanh thu cho tiền thuê địa điểm, bao gồm tiền thuê và những loại phí như bảo hiểm hoặc phí tài sản. Nhưng ở Palo Alto, con số này bị đẩy lên 12%, tức là cao gấp đôi hoặc gấp ba mức trung bình.
'Cướp' người làm
Ngoài chuyện thuế phí liên tục tăng cao, các nhà hàng còn phải đau đầu giải quyết tình trạng người làm bị "cướp" mất.
Các công ty lớn như Apple, Facebook và Google liên tục giở chiêu bài lương cao để hút hết nhân công làm ở nhà hàng, bao gồm đầu bếp có tiếng, người phục vụ và thậm chí cả người rửa bát đĩa.
Đương nhiên các nhà hàng chịu gánh nặng "cơm áo gạo tiền" không thể cạnh tranh nổi với những gã nhà giàu này.
Các nhà hàng phải đánh vật với bài toán thiếu hụt người làm. Thậm chí họ phải huy động người thân, bạn bè tới giúp.
Lấy Craig Stoll làm ví dụ. Ông chủ này có 4 nhà hàng ở San Francisco và hai nhà hàng ở Silicon Valley. Trong suốt hai năm qua, Stoll không có đủ người làm cho hai nhà hàng ở Silicon Valley.
Năm ngoái, Stoll mất nhiều nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, thậm chí cả quản lý, về tay Twitter và Airbnb. Stoll phải tăng lương nhưng không thể cạnh tranh nổi với các ông kẹ công nghệ ở đây.
Stoll đang cân nhắc việc đóng cửa toàn bộ nhà hàng ở Silicon Valley với lý do tưởng chừng khôi hài: không đủ người làm.
Cách đó vài dãy nhà là nhà hàng Vino Locale. JC Andrade, ông chủ ở đây cho biết bếp trưởng trước đã bị Facebook "cướp" trên tay. Nhà hàng này cũng phải tăng lương thưởng để giữ chân nhân viên nhưng chẳng là gì so với khoản lương thưởng hậu hĩnh của Facebook và Google.
Ngành kinh doanh ăn uống ở Silicon Valley sắp tới được dự đoán còn ảm đạm hơn nữa.
Gia Nguyễn
Theo Zing
Những mảng màu tối ở Thung lũng Silicon Thung lũng Silicon - trung tâm công nghệ của thế giới - bên cạnh những hào nhoáng vẫn còn nhiều góc tối mà ít người biết đến. Mọi người nhìn Thung lũng Silicon bằng ánh mắt ngưỡng mộ và khao khát. Nơi đây tồn tại những vị anh hùng công nghệ đích thực làm thay đổi cả thế giới bằng các dịch vụ...