Quậy chốn công đường: Xử lý hình sự!
Xử lý nghiêm những hành vi quậy phá, gây rối nơi công đường cũng là cách để bảo vệ thẩm phán, thư ký; nâng cao hình ảnh uy nghiêm của hệ thống tư pháp.
Vụ việc gia đình bị cáo Hồ Duy Trúc quậy phá, chửi thẩm phán, rượt đánh luật sư, ném đá vào phòng làm việc của TAND TP HCM sau khi Trúc bị tuyên tử hình vào chiều 25-12 khiến dư luận bức xúc và lo lắng. Đây không phải lần đầu TAND TP HCM nói riêng và chốn pháp đình trong nước nói chung bị mang tiếng bởi hành vi quậy phá của người nhà bị cáo hoặc chính các bị cáo.
Người nhà bị cáo Hồ Duy Trúc – kẻ cầm đầu băng cướp chặt tay người đi đường để cướp xe SH tại TP HCM -”quậy” ở TAND TP HCM hôm 25-12.
Đạp bàn ghế, đem hung khí vào tòa
Video đang HOT
Ngày 18-11-2013, TAND TP HCM xử phúc thẩm vụ án ly hôn giữa ông H.C và bà V.T.T (ngụ quận Tân Bình). Do không được chấp nhận yêu cầu xin ly hôn, sau khi chủ tọa vừa đọc xong bản án, ông C. nhảy bổ lên giật lấy bản ghi chức danh của HĐXX đập vỡ, đạp đổ bàn ghế trong phòng xử. Lực lượng công an phường Bến Nghé, quận 1 đã phối hợp với bảo vệ tòa án đưa ông C. về trụ sở lấy lời khai. Sau đó, ông C. bị xử phạt hành chính 280.000 đồng.
Trước đó, sau khi bị cáo Nguyễn Văn Tuyên (SN 1969, ngụ tỉnh Quảng Bình) bị Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM bác đơn kháng cáo, tuyên y án 16 năm tù tội “Mua bán trái phép chất ma túy”, 4 người nhà bị cáo Tuyên đã chửi bới thẩm phán, la hét, nằm vạ tại hành lang tòa, đập bàn, đập cửa phòng xét xử gây náo loạn hơn 30 phút. Lực lượng bảo vệ tòa án phải “cầu cứu” Cảnh sát 113 và Công an phường Bến Thành (quận 1).
Một năm trước, sau một phiên tòa dân sự, do bất đồng quan điểm, 2 cô gái trong một gia đình đã dùng nón bảo hiểm đánh nhau. Sự việc được bảo vệ tòa can ngăn nhưng sau đó nhiều người lạ mặt mang theo hung khí từ bên ngoài vào khuôn viên tòa án để giải quyết mâu thuẫn. Rất may, Công an phường Bến Thành đã kịp thời có mặt, đưa 2 nhóm về phường xử lý hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Xử mạnh tay để răn đe
Theo luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP HCM), trong hệ thống nhà nước và pháp luật, tòa án là nơi tôn nghiêm, là trung tâm của hệ thống tư pháp, thực hiện và nhân danh quyền lực nhà nước để bảo đảm sự công bằng của xã hội, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Hành vi chửi bới thẩm phán, rượt đánh luật sư, đập phá bàn ghế, ném đá vào phòng làm việc của tòa án… là hành vi gây hậu quả nghiêm trọng, xâm phạm đến uy tín và tính nghiêm minh của pháp luật, thể hiện sự manh động và xem thường pháp luật của những kẻ gây rối.
“Không phủ nhận tình trạng lúc này, lúc khác, người này người khác có biểu hiện thiếu công bằng trong việc giải quyết tranh chấp, tuyên án nhưng không thể vì lý do đó mà “vơ đũa cả nắm”, quậy phá, gây rối nơi công đường. Bản án tòa tuyên nặng hay bất hợp lý, bị cáo, đương sự… có quyền kháng cáo để xin cấp phúc thẩm xem xét lại. Trong mọi trường hợp, hành động quậy phá công đường đều phải được xử lý thật nghiêm, cần thiết phải khởi tố hình sự theo điều 245 Bộ Luật Hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” để răn đe. Tôi mong lãnh đạo TAND TP HCM nói riêng và ngành tòa án nói chung có thái độ quyết liệt hơn đối với những trường hợp như vậy. Đây cũng là cách để bảo vệ thẩm phán, thư ký, đồng thời nâng cao hình ảnh uy nghiêm của hệ thống tư pháp” – luật sư Đức nhấn mạnh.
Lực lượng hỗ trợ tư pháp còn mỏng Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, thẩm phán Vũ Phi Long, Phó Chánh Tòa hình sự TAND TP HCM, thừa nhận lực lượng hỗ trợ tư pháp đã có nhưng còn thiếu, chỉ tập trung chủ yếu bảo vệ tại phiên tòa. Thời gian qua, nhiều vụ người nhà bị cáo hoặc đương sự có hành vi gây rối đã được lực lượng bảo vệ tòa phối hợp với công an địa phương can ngăn kịp thời, không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số trường hợp gây rối, lãnh đạo TAND TP HCM có văn bản yêu cầu nhưng những đương sự này chỉ bị xử lý hành chính rồi cho về. Ông Long cũng nói thêm nếu các đương sự, người nhà gây rối trong phòng xử, chủ tọa phiên tòa được quyền ra quyết định xử lý hành chính thậm chí xử lý hình sự nếu hậu quả nghiêm trọng. “Sắp tới, lãnh đạo TAND TP sẽ phối hợp với lực lượng chính quyền địa phương để an ninhđược tốt hơn. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ tăng cường phổ biến nội quy phiên tòa, dự kiến những tình huống phức tạp để có kế hoạch phối hợp, tăng cường lực lượng bảo vệ ở phiên tòa và các khu vực lân cận” – ông Long nói.
Theo Phạm Dũng
Giảng viên tát HS bị đình chỉ dạy 2 tuần
Hiệu trưởng Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM cho biết, cô giáo tát học sinh liên tiếp đã bị đình chỉ dạy 2 tuần.
Trao đổi với PV, PGS.TS Đặng Vũ Ngoạn - Hiệu trưởng Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM cho biết: "Tôi mới đi công tác nước ngoài về, sau đó có biết sự việc. Các phòng ban đã báo cáo với tôi. Sáng nay nhà trường có tổ chức cuộc họp gấp để thu thập thông tin làm rõ sự việc mà báo chí đưa tin về việc cô giáo tát học sinh trong lớp học. Đây là vấn đề nghiệp vụ sư phạm của giáo viên chưa tốt".
Giáo viên tát liên tiếp vào mặt trò (Hình ảnh cắt từ clip)
Cũng theo ông Ngoạn, việc giáo viên tát học sinh là không đúng, nhà trường đã thống nhất đình chỉ cô giáo 2 tuần.
"Nhà trường đã cho cô giáo viết tường trình, thứ 5 tuần tới chúng tôi sẽ họp lại và có quyết định cuối cùng" - ông Ngoạn nói.
Theo 24h
Đà Nẵng "phản pháo" kết luận thanh tra Ngày 18/1, ông Văn Hữu Chiến - chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - ký văn bản phản hồi kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về những sai phạm trong quản lý đất đai ở Đà Nẵng làm thất thoát hơn 3.400 tỉ đồng. Giải thích về kết luận thanh tra sai phạm đất đai: Tại văn bản này, chủ tịch...