Quảng Trị: Người dân xua đuổi đàn chim “lạ”
Những ngày này, người dân thng, xã Hải Dưng, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) xn xao trước hiện tượng có đàn chim “n trên đng của mình.
Đàn chin có trên 100 cá thể, có màu nâu xám, mỏ trắng đỏ, chân cao, có hình dạng gần giống vớàn chim cò nhạn được phán ở huyện Gio Linh (Quảng Trị) cách đây khoảng hn 1 tháng. Tuy nhiên, đàn chim này to gấp 3-4 lần so với cò trắng bình thường.
Theo ng Nguyễn Văn Quang – chủ nhiệm HTX Đng – đàn chim kể trên thường kiếm ăn trên ruộng lúa vào ban ngày, tốến chúng i về ngủ tại khu rừng tự nhiên của thn. Khàn chimn, bà con nhân dân thường xua đuổi vì chúng giẫm đạp làn gãy thân cây lúa.
Theo Dân Trí
Trắng đêm đốt đuốc, khua chiêng dàn trận đuổi voi rừng
Đang chìm trong giấc ngủ, anh Đậu Bá Thắng tỉnh giấc và thấy 1000 m2 lúa đã bị đàn voi phá sạch.
Đang chìm trong giấc ngủ, vợ chồng anh Đậu Bá Thắng (xã Thanh Đức, Thanh Chương, Nghệ An) giật mình khi người hàng xóm điện thoại thông báo đàn voi rừng đang phá hoa màu trên ruộng nhà mình. Trong đêm tối, gia chủ cùng bà con trong làng và cán bộ Tổng đội thanh niên xung phong (TNXP) 2 dàn trận đuổi đàn voi đi xa khu vực dân cư với ánh sáng hàng trăm ngọn đuốc. Tuy vậy, hiện nay tính mạng cũng như tài sản của bà con vùng đệm vườn Quốc gia Pù Mát vẫn chưa được đảm bảo an toàn vì sự hung dữ của đàn voi rừng.
Video đang HOT
Anh Thắng kể lại đêm trắng đuổi voi.
Cả làng hợp tác đuổi voi
Khoảng 22h đêm 5/6, một đàn voi rừng 5 con (3 voi trưởng thành và 2 voi nhỏ) tràn xuống ruộng gia đình anh Nguyễn Duy Nhàn ở đội 15/7, tiểu khu 969 thuộc Tổng đội TNXP 2. Tại đây, đàn voi rừng đã ăn và dẫm nát trên 500 m2 lúa sắp thu hoạch của nhà anh Nhàn. Hoảng hốt trước sự tàn phá quá nhanh của đàn voi, gia đình anh Nhàn đã điện thoại trực tiếp cho cán bộ Tổng đội TNXP 2 khẩn trương xuống hiện trường để cùng bà con tìm phương án đuổi voi.
Ông Nguyễn Anh Định, phó tổng đội trưởng Tổng đội TNXP 2 cho biết: "Ngay khi nhận được tin báo của bà con, anh em trong tổng đội ngay lập tức cử cán bộ xuống địa bàn dàn trận đuổi voi, đảm bảo tính mạng và tài sản cho nhân dân. Với địa bàn rừng núi, thưa người nên chúng tôi chỉ dùng phương pháp thủ công truyền thống là dàn trận đông người, đốt đuốc, khua chiêng, gõ trống. Khi thấy đông người hò hét, lửa cháy hừng hực đàn voi đã bỏ đi khỏi đám ruộng đầu tiên".
Phải mất đến hơn 1 tiếng đồng hồ, sau khi cán bộ tổng đội TNXP và bà con đội 15/7 dàn trận, đàn voi rừng mới di chuyển ra khỏi thửa ruộng mà chúng vừa phá nát. Lúc này, vì sợ lửa và chiêng trống nên chúng tiếp tục di chuyển nhanh, cách ruộng nhà anh Nhàn chừng 800m. Khi cách khá xa đám đông bà con, đoàn voi lại tiếp tục vào vườn anh Đậu Bá Thắng và phá khoảng 1000 m2 lúa.
Nói chuyện với chúng tôi, anh Thắng vẫn nhớ như in cái đêm hôm đó: "Khoảng 1h30 ngày 6/6, nhận được tin báo của anh em trong đội, tôi vô cùng hoảng hốt vì chính đàn voi này đã từng phá nát ngôi nhà lợp pờ rô xi măng của vợ chồng tôi vào tháng 11/2005. Tôi vội vàng chạy ra ruộng lúa trước nhà thì đã thấy 5 "ông lớn" (cách gọi voi của người địa phương - PV) đang ăn và dẫm nát thửa ruộng. Cũng lúc đó, cán bộ tổng đội và bà con trong xóm cũng vừa kịp đến để ứng cứu cho vợ chồng tôi. Mọi người hò nhau kiếm củi để đốt lửa, tìm quần áo cũ và xăng làm đuốc cũng như bất cứ thứ vật dụng gì có thể phát ra âm thanh càng to càng tốt". Đến khoảng 3h sáng, khi mọi người đã mệt lử thì các "ông lớn" mới chịu lên bờ ruộng đứng và bắt đầu đi vào rừng.
Ngày chúng tôi tìm đến đội 15/7, đôi vợ chồng Đậu Bá Thắng (SN 1980) và Bùi Thị Hợi (SN 1984) đang thất thần nhìn ruộng lúa sắp thu hoạch bị đàn voi phá nát. Đất rừng nên diện tích trồng được lúa nước là rất ít. Đám ruộng trước nhà này chính là nơi đảm bảo "an ninh" lương thực cho cả gia đình anh trong cả năm.
Được biết gia đình anh Thắng đã lên đây lập nghiệp được gần 10 năm. Cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn vì chỉ trông vào cây chè và vài sào lúa nước. Đưa chúng tôi ra ruộng, anh Thắng tận tay chỉ cho chúng tôi chỗ mà đàn voi đi qua. Anh chỉ cho chúng tôi thấy từng chiếc dấu chân voi để lại. Được biết, dấu chân của con voi lớn nhất có đường kính là 43cm, con nhỏ cũng đạt 22cm.
Dấu chân của một voi trưởng thành trên ruộng nhà anh Thắng.
Sự nổi giận của các "ông lớn"
Ông Nguyễn Anh Định tỏ ra khá lo lắng khi nói về những hoạt động mang tính chu kỳ, quy luật của đàn voi rừng khá hung dữ này. Đàn voi 5 cá thể này hoạt động theo quy luật vòng tròn. Ông làm việc tại Tổng đội TNXP 2 từ những ngày mới thành lập (1993) đến nay, hầu như năm nào cũng đụng độ với các "ông lớn" này.
Hàng năm, cứ đến mùa măng, mùa lúa chín (khoảng tháng 6 - 8) là chúng lại từ trong rừng sâu trở ra để ăn và phá hoa màu của bà con. Nhiều bậc cao niên trong vùng cho rằng, đàn voi rừng này ngày càng trở nên hung hãn và thường xuyên lui ra vùng đệm là để trả thù cho đồng loại của chúng?. Theo kinh nghiệm đi rừng thì người dân khẳng định voi rừng là loài thông minh và có trí nhớ rất tốt. Chúng sẽ tìm cách trả thù khi có kẻ săn lùng và quấy rầy cuộc sống của chúng.
Có một sự trùng lặp mà nhiều người dân dùng nó để giải thích cho nguyên nhân nổi loạn của đàn voi rừng này. Mới đây, ngày 26/3/2011, trên vùng đồi xã Cao Vều giáp ranh giữa hai huyện Thanh Chương và Anh Sơn, nhiều người đi rừng đã phát hiện một xác voi đã phân hủy và đôi ngà quý giá đã bị cắt mất.
Ông Nguyễn Anh Định cho biết, đây chính là một trong 5 con voi thường xuyên ra phá hoa màu của người dân trong suốt hai mươi năm qua. Đàn voi nguyên bản có 5 con, khi một con voi đực bị chết hồi năm ngoái, đàn voi lại sinh sản thêm một chú voi con và vẫn giữ nguyên số lượng. Cũng chính từ đây, nhiều vụ voi rừng xuống núi phá nhà dân thậm chí có người bị thương và tử vong vì không kịp thoát thân.
Anh Nguyễn Sỹ Tuấn, một người có thâm niên công tác tại địa bàn Thanh Đức và có kinh nghiệm đuổi voi cho biết: "Đàn voi này từ trong rừng Quốc gia Pù Mát, chúng hoạt động khá nhiều ở 4 xã gồm: Thanh Đức (Thanh Chương), Cao Vều, Hội Sơn, Phúc Sơn (Anh Sơn). Chúng thường ra ăn măng và lúa nước. Cứ địa bàn nào có thức ăn ứa thích là chúng lại tìm đến".
Được biết hiện nay, các anh em trong Tổng đội TNXP đang khá hoang mang với sự hoạt động của đàn voi. "Chúng tôi cũng chỉ biết thực hiện các biện phám thủ công để đuổi voi chứ biện pháp lâu dài thì phải chờ cơ quan chức năng", ông Định (phó tổng đội trưởng) chia sẻ.
Đã có nạn nhân bị 5 "ông lớn" quật chết Theo Hạt kiểm lâm Anh Sơn cho biết, tháng 6/2006, đàn voi gồm 5 con đã tấn công xóm Bãi Lim làm cho nhiều nhà dân cùng với hàng chục ha cây cối, hoa màu bị quần nát. Anh Nguyễn Hữu Tân nhà ở đầu làng không chạy kịp đã bị voi rừng quật gãy xương sườn và hai chân, phải cấp cứu ở bệnh viện trong tình trạng nguy kịch. Khoảng 24h ngày 27/5/2011, tại khu vực Bãi Cồi, thuộc địa bàn xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn đã xảy ra một vụ voi rừng tấn công làm chết một người đàn ông. Theo đó, voi rừng đã tấn công vào lán trại của công nhân trồng keo của Công ty lâm nghiệp Anh Sơn. Nạn nhân là công nhân Vi Văn Sinh (SN 1970, trú huyện Con Cuông, Nghệ An). Tại thời điểm xảy ra vụ việc, anh Sinh cùng với 3 người khác đang ngủ trong lán thì nghe tiếng động lạ phía ngoài rừng. Tưởng trâu bò vào phá hoại nên các anh tri hô nhau ra đuổi nhưng vừa ra đến cửa lán thì bất ngờ bị một con voi hung dữ lao vào tấn công. Trong lúc hoảng loạn, anh Sinh bị voi quật chết tại chỗ, 3 người kia may mắn chạy thoát.
Theo NDT
Nghệ An: Voi rừng lại xung đột với người Thời gian gần đây, đàn voi rừng ở Vườn quốc gia Pù Mát (thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An) trở thành nỗi khiếp đảm của người dân sống ở vùng đệm của vườn quốc gia này. Anh Nguyễn Duy Nhàn - đội viên thuộc Tổng đội Thanh niên xung phong 2 đóng trên địa bàn xã Thanh Đức cho...