Quảng Trị: Hoang mang vì đàn trâu điên giỏi tránh bẫy
Mặc dù nhiêu lân xuât hiên, nhưng nhóm thợ săn vân chưa bắt được bây trâu điên bởi vì đàn trâu này rất giỏi “tránh bây”.
Theo hợp đồng nhóm thợ săn ký kết với UBND xã Cam Tuyền sẽ có thỏa thuận cho nhóm thợ săn này 10 ngày (từ 5-15/8) để bắt bầy trâu điên. Khi bắt được trâu, nhóm thợ săn sẽ nhận 60% giá trị đàn trâu bắt được, còn 40% sẽ sung công quỹ. Nhưng nếu không bắt được thì nhóm thợ săn chấp nhận về tay không.
Trong suốt 5 ngày qua, nhóm thợ săn đến từ huyện Triệu Phong, Quảng Trị đã thăm dò vị trí đàn trâu thường xuyên xuất hiện và đặt bẫy với mong muốn sẽ bắt gọn 9 con trâu điên thường xuyên tấn công người dân tại xã Cam Tuyền (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) trong suốt 3 tháng qua.
Ông Hoàng Liên Sơn, chủ tịch UBND xã Cam Tuyền (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) cho biết “Nhóm thợ săn đặt bẫy rất kỹ lưỡng, chỉ chờ đàn trâu xuất hiện. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền xã đã thông báo cho người dân. Đồng thời cử người đến túc trực, bảo vệ vì sợ người dân và trâu bò sẽ đi vào khu vực đặt bẫy thì rất nguy hiễm”.
Biển cảnh báo cho người dân
Ông Sơn cho biết thêm, vào sáng ngày 5-8, nhóm thợ săn cùng với chính quyền xã đến vị trí đặt bẫy thì gặp đàn bò của người dân, nên phải đi tìm người chủ để đưa bò đi chăn thả ở những địa điểm khác. Đến chiều cùng ngày, khi đang đặt bẫy thì đàn trâu bất ngờ xuất hiện. Để tránh đánh động, những người thợ săn đã phải lùi ra “nhường chỗ” cho chúng.
Đến ngày 6-8, theo quan sát hướng đi của đàn trâu, nhóm thợ săn đã đặt bẫy ở hai vị trí lên và xuống của vùng sình lầy, nếu khi trâu xuống tắm thì sẽ lọt vào một hệ thống bẫy dày đặc, có thể tóm gọn cả 9 con.
Tuy nhiên, chiều ngày 8-8, đàn trâu xuất hiện, so với thường lệ thì chúng xuống vùng sình lầy này để tắm, nhưng lần này chúng đến rồi… tự nhiên bỏ đi.
Video đang HOT
Sau lần này, nhóm thợ săn đã mở rộng vị trí đặt bẫy.
Ông Hùng, người thợ đặt bẫy cho biết vào sáng ngày 10-8, đàn trâu lại xuất hiện, một con trâu đầu đàn đã đi vào khu vực đặt bẫy, đứng ngaay cạnh miệng bẫy rồi lại… bỏ đi.
Những con trâu đã đến sát bên bẫy rồi bỏ đi
Những chiếc bẫy dùng để sắt chân khi trâu dẫm phải.
Theo ông Lê Minh (54 tuổi, trưởng nhóm thợ săn) cho biết, bản thân ông có kinh nghiệm hơn chục năm làm nghề đánh bắt trâu hoang, từng đến nhiều vùng để bắt. Trong chừng ấy năm, ông chưa bao giờ phải về không khi nhận bẫy trâu.
Sau thời hạn được giao nếu không bẫy được trâu hoặc còn sót, huyện Cam Lộ sẽ lên phương án dùng súng quân dụng bắn hạ.
Trước đó, đàn trâu hoang dã gồm 9 con bất ngờ xuất hiện tại vùng rừng thuộc một lâm trường ở tỉnh Quảng Trị, điên cuồng tấn công người và phá hoại tài sản.
Đàn trâu rất hung dữ, từng tấn công người suýt chết. Đến nay, đàn trâu hoang vẫn ngày đêm tung hoành, chặn đường, rượt đuổi gây nguy hiểm tính mạng người dân.
Đàn trâu điên xuất hiện gần khu vực đặt bẫy
UBND xã Cam Tuyền có thông báo yêu cầu ai là chủ sở hữu đàn trâu thì báo cáo với chính quyền địa phương nhưng không có phản hồi nào. UBND xã đã có văn bản xin ý kiến UBND huyện Cam Lộ về vụ việc.
UBND huyện có văn bản gửi UBND tỉnh và cho rằng đàn trâu này đang đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng nhân dân, xin tỉnh có ý kiến chỉ đạo xử lý. UBND tỉnh sau đó có văn bản chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm kiểm tra.
Chi cục Kiểm lâm cùng nhiều ban ngành sau khi họp bàn kết luận đàn trâu trên là trâu nhà, thả rong lâu ngày trong rừng thành trâu hoang, không phải động vật rừng, không thuộc trách nhiệm của Kiểm lâm nên trình UBND tỉnh đề nghị chỉ đạo UBND huyện Cam Lộ xử lý theo thẩm quyền…
Theo NGUYÊN DO ( Pháp luật TP.HCM)
50 chiếc bẫy dùng bắt trâu dữ tấn công người
Nhóm thợ săn 4 người đã vào rừng Cam Tuyền (Quảng Trị) để đặt bẫy bắt đàn trâu hoang tấn công nhiều người dân.
Nhà chức trách kiểm tra một bộ bẫy của nhóm thợ săn. Ảnh: Hoàng Táo
Sáng 6/8, 4 thợ săn gồm ông Lê Minh (54 tuổi), Lê Văn Cảnh (29 tuổi), Trần Đức Hùng (44 tuổi) và Trần Đức Hiếu (33 tuổi) vào khu vực rừng ở xã Cam Tuyền (huyện Cam Lộ) để đặt 50 chiếc bẫy bắt đàn trâu hung dữ.
Trước khi vào rừng, nhà chức trách Cam Tuyền kiểm đếm số lượng và chủng loại bẫy để kiểm soát. Lực lượng bảo vệ và y tế cũng túc trực ở bìa rừng đề phòng sự cố. Người dân được khuyến cáo hạn chế vào khu vực đặt bẫy nhằm ít lưu lại hơi người, giúp thuận lợi trong việc bẫy đàn trâu.
Ông Lê Minh, trưởng nhóm thợ săn cho hay bẫy là những thòng lọng bằng dây cáp được neo vào cọc sắt đóng sâu xuống đất để thắt chân trâu. Khi trâu mắc chân vào, cả nhóm sẽ khống chế, bắt sống. Với kinh nghiệm 10 năm, trâu càng hung dữ thì nhóm càng hứng thú và chưa từng về tay không.
Tuy nhiên hôm nay khi đang đặt bẫy thì bất ngờ đàn trâu quay trở về nên cả nhóm phải tạm rút lui. Nền đất ở nơi này khá yếu nên nhóm thợ phải dùng thêm cọc gỗ dài khoảng 1,2 mét để gia cố các cọc neo bằng sắt. "Hy vọng sẽ bắt được cả đàn trâu tại đây", ông Hoàng Liên Sơn, Chủ tịch UBND xã Cam Tuyền nói.
Tháng 5, một đàn trâu nhà gồm 9 con, thả hoang lâu ngày đã tấn công nhiều người dân khi vào rừng sản xuất. Do tính nguy hiểm của đàn trâu, huyện Cam Lộ lên phương án thuê thợ săn vào rừng đặt bẫy bắt trâu. Phương án sử dụng súng quân dụng cũng đã được phê duyệt nếu việc đặt bẫy không thành công.
Hoàng Táo
Theo VNE
Hoang mang vì ngủ dậy thấy bò chết hàng loạt Chiều ngày 4-8, bà H' Minh Ayun - phó chủ tịch UBND xã Ea K'Nuêc, huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) cho biết tại địa phương đang xảy ra tình trạng bò chết bất thường khiến người chăn nuôi lo lắng. Theo ghi nhận, đã có 8 con bò của hai hộ chăn nuôi ở buôn Ea Nhái, xã Ea K'Nuêc bỗng nhiên chết...