Quảng Ninh tìm cách ‘giải cứu’ nông sản ế ẩm vì dịch Covid-19
Nông sản tại Quảng Ninh đang gặp khó khăn khâu tiêu thụ do dịch Covid-19. Tại TX.Đông Triều, người nông dân hết cảnh ế ẩm, còn ngư dân H.Vân Đồn vẫn đứng ngồi không yên.
Nông dân Đông Triều vẫn tất bật tiêu thụ khoai tây vụ Tết . ẢNH N.H
Lưu thông hàng hóa cho ổ dịch
TX.Đông Triều là vựa nông sản lớn nhất tỉnh Quảng Ninh, nhưng từ khi dịch Covid-19 bùng phát, việc thông thương hàng hóa gặp nhiều khó khăn.
Hơn 1 tháng qua, ông Vũ Xuân Đương, thôn Quảng Mản (xã Bình Khê, TX.Đông Triều) như ngồi trên đống lửa khi hơn 2 ha trồng hoa, rau xanh với tổng mức đầu tư khoảng 700 triệu đồng khó tiêu thụ vì ách tắc khâu vận chuyển.
Nông sản của nông dân tại ổ dịch TX.Đông Triều vẫn được tiêu thụ kịp thời . ẢNH N.H
“Nhiều mối hàng từ phía Hải Dương từ chối nhận hàng vì dịch Covid-19 bùng phát. Trước tình hình đó, chúng tôi phải xoay xở tiêu thụ ở địa bàn trong tỉnh”, ông Đương nói.
Không chỉ gia đình ông Đương, nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất nông sản tại TX.Đông Triều cũng đang loay hoay như “gà mắc tóc” vì không biết làm thế nào vận chuyển hàng ra khỏi địa bàn; hay ra đồng, đến khu chăn nuôi để chăm sóc vật nuôi, nhất là trong bối cảnh nhiều xã, phường của TX.Đông Triều thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội để phòng dịch Covid-19.
Trước tình hình trên, chính quyền TX.Đông Triều đã phối hợp với Sở Công thương Quảng Ninh kêu gọi các siêu thị, doanh nghiệp ngành than, khu công nghiệp chung tay ưu tiên “Người Quảng Ninh dùng hàng Quảng Ninh” để tháo gỡ khó khăn cho bà con nông dân tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh này.
Theo thống kê của TX.Đông Triều, từ ngày 1-28.2, diện tích trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn thị xã này đã thu hoạch là 202,7/205,9 ha, với tổng doanh thu trên 75,6 tỉ đồng; riêng xã Bình Khê thu gần 65 tỉ đồng. Rau xanh đã thu hoạch tổng diện tích 345,6 ha, với sản lượng 2.912 tấn đã được các thương lái thu mua.
Ngoài ra, trước và sau tết Nguyên đán, trên địa bàn TX.Đông Triều cũng đã xuất bán khoảng 23.000 con lợn, 450.000 con gà, giá cả thương phẩm ổn định, tổng kinh phí thu 207 tỉ đồng; đã bán khoảng 200 tấn cá các loại, tổng giá trị thu được 13,5 tỉ đồng…
Hàng trăm tấn hải sản Vân Đồn vẫn nằm dưới biển
Mặc dù dịp tết Nguyên đán vừa qua, số thủy sản cần tiêu thụ H.Vân Đồn (520 tấn cá song; 6.000 tấn hàu/tháng (tương đương 200 tấn/ngày)… nhưng huyện đảo này cũng là một trong những ổ dịch lớn của cả nước, làm cho hoạt động thông thương thủy sản đến kỳ thu hoạch như hàu, ngao, cá song… bị mắc kẹt.
Không những thế, gần 1 tháng qua, toàn bộ đảo Cái Bầu với 7 xã, thị trấn bị phong tỏa, càng khiến việc thông thương gặp nhiều khó khăn. Chưa kể, theo quy định thì xe của huyện chở hàng tiêu thụ đến chốt kiểm soát xong phải chuyển tải sang phương tiện khác, làm tăng thêm chi phí.
Ước tính, tại H.Vân Đồn còn khoảng vài chục tấn cá song, 40 tấn hàu… cùng hàng trăm tấn nhuyễn thể, hải sản khác đang nằm dưới biển sâu, chưa tiêu thụ được.
Hàng trăm tấn hải sản tại Vân Đồn vẫn còn nằm dưới biển chưa thể xuất bán . ẢNH N.H
Trước tình hình trên, chính quyền H.Vân Đồn cho biết đã phối hợp với Sở Công thương Quảng Ninh kêu gọi các doanh nghiệp ngành than, khu công nghiệp chung tay mua hải sản giúp bà con.
Để giải cứu cho ngư dân, theo Giám đốc Sở Công thương Quảng Ninh Nguyễn Thị Hiền, thời gian tới, đơn vị này sẽ đứng ra làm kênh kết nối các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi trên địa bàn… Trong đó, ưu tiên đưa các loại hàu, nhuyễn thể đã qua chế biến vào siêu thị.
Về giải pháp lâu dài, Chủ tịch UBND H.Vân Đồn Trương Mạnh Hùng cho rằng, địa phương này sẽ tham mưu cho tỉnh giải pháp tìm thị trường mới thay thế cho những bạn hàng truyền thống; tăng cường đưa hải sản Vân Đồn vào các siêu thị ngoài tỉnh; đồng thời mở các hội chợ tiêu thụ ngay khi tình hình dịch bệnh được khống chế hoàn toàn.
“Phương án ra ngoài tỉnh để tổ chức quảng bá, xúc tiến đã được địa phương tính đến, nhưng phải một thời gian nữa mới thực hiện được, bởi nhiều địa phương vẫn hạn chế tập trung đông người. Tinh thần là có thể làm được gì, đến đâu, chính quyền sẽ cố gắng tháo gỡ đến cùng với người dân”, ông Hùng nói.
Covid-19 ngày 9/2: Vì sao F1 ở Tân Sơn Nhất âm tính, người nhà dương tính?
Tin tức dịch Covid-19 ngày 8/2 tại Việt Nam: TP.HCM tạm dừng hoạt động UBND quận 10, cách ly các cán bộ liên quan ca dương tính tại đây.
Số liệu của Bộ Y tế về tình hình Covid-19 tính đến 6h ngày 9/2/2021 tại Việt Nam và thế giới
Chưa tìm ra nguồn lây
Trả lời Zing, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng, đánh giá: "Đợt dịch đang bùng phát ở TP.HCM rất phức tạp vì đã có nhiều ca lây ra cộng đồng, đặc biệt, chưa tìm ra nguồn lây".
Đồng quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), chia sẻ: "TP.HCM đang chịu đợt bùng phát dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất từ trước đến nay bởi tốc độ lây lan rất nhanh".
Theo ông Trần Đắc Phu, virus lây mạnh và rất nhanh, nếu không xác định, truy vết được các ca lây nhiễm, không thể dập dịch. Như vậy, trong thời gian ngắn, từ F0 sẽ lây ra F1, F2 thậm chí, F3, F4. Những người này lại trở thành F0 và gây ra các ổ dịch mới. Từ đó, dịch sẽ lan rộng, rất khó để kiểm soát.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, chúng ta đang dựa vào F0 để tìm F1. Tuy nhiên, một số trường hợp được báo cáo là F2 của F0, trong khi F1 có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV. Điều này khiến nhiều người thắc mắc.
"Rất khó và rất hiếm xảy ra trường hợp F2 dương tính nhưng F1 âm tính. Theo tôi, hai khả năng có thể xảy ra trong tình huống này. Một là F1 sau khi lây nhiễm cho F2 đã tự khỏi bệnh. Thứ hai, có thể chính F2 là F0 và người được xem như F0 ban đầu có thể là F0 của chuỗi lây nhiễm khác", bác sĩ Khanh nêu quan điểm.
"Bệnh nhân 1979 là nhân viên sân bay sống ở Bình Dương cùng với người em trai có thể không phải là F0. Trước đó, bệnh nhân này tiếp xúc một số người đồng nghiệp, đến quán lẩu dê. Sau đó, bệnh nhân sốt, ho và đến khám tại Bệnh viện Quân Y 175 (TP.HCM). Rõ ràng, người này đã lây nhiễm ở một nơi trước đó, rồi mới xuất hiện triệu chứng. Do đó, chúng ta cần truy nguồn gốc ổ dịch có phải xuất phát từ Tân Sơn Nhất hay không, không loại trừ nơi khác lây virus cho những người làm bốc xếp ở sân bay", bác sĩ Khanh nói thêm.
Một chuyên gia điều trị Covid-19 nhận định chủng virus mới có thể đã xuất hiện và lây nhiễm âm thầm tại TP.HCM từ khoảng 15 ngày trước. Do đó, vấn đề cần làm ngay là tăng cường xét nghiệm càng sớm càng tốt, đặc biệt khu vực liên quan ca bệnh, người nghi nhiễm.
Chuyên gia cho rằng cụm ca nhiễm có thể không bắt đầu từ sân bay Tân Sơn Nhất..
Việt Nam hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 1 vắc xin Nano Covax ngừa COVID-19
Video đang HOT
Học viện Quân y vừa thực hiện tiêm mũi 2 vắc xin Nano Covax cho 22 tình nguyện viên cuối cùng, trong đó có 2 tình nguyện của nhóm 1b tiêm liều 50mcg, 20 tình nguyện viên còn lại nhóm 1c tiêm liều 75mcg.
Như vậy đến nay, Việt Nam đã hoàn tất 120/120 mũi tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 trên 60 tình nguyện viên. Giai đoạn 1, nghiên cứu đánh giá độ an toàn của vắc xin và bước đầu đánh giá đáp ứng sinh miễn dịch trên 3 nhóm liều 25mcg, 50mcg và 75mcg.
Bước đầu các chuyên gia đánh giá, vắc xin Nano Covax an toàn, tạo ra phản ứng miễn dịch tốt, có tác dụng với virus SARS-CoV-2, kể cả chủng biến thể. Các tình nguyện viên sau tiêm hầu hết đều có sức khoẻ ổn định, một số ít trường hợp có biểu hiện đau tại vị trí tiêm, sốt nhẹ nhưng đều hết sau 1-2 ngày.
Học viện Quân y đang tiếp tục tổng hợp dữ liệu để báo cáo Bộ Y tế. Dự kiến ngay sau Tết Nguyên đán, Hội đồng khoa học và đạo đức y sinh học, Bộ Y tế sẽ họp đánh giá trước khi phê duyệt triển khai tiêm thử nghiệm giai đoạn 2.
Giai đoạn 2 sẽ thử nghiệm trên 560 tình nguyện viên kéo dài trong 6 tháng, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Viện Pasteur TP. HCM sẽ cùng tham gia thử nghiệm,
Giai đoạn 3 dự kiến sẽ tiêm trên 10.000 tình nguyện viên, mở rộng tại một số nước có dịch COVID-19 trong cộng đồng, hoàn tất vào đầu năm 2022.
Giai đoạn 2 vắc xin Nano Covax sẽ thử nghiệm trên 560 tình nguyện viên kéo dài trong 6 tháng.
Thêm 3 ca mắc mới Covid-19 ở Đông Triều, Quảng Ninh có cặp vợ chồng 60 tuổi
Bộ Y tế thông tin, tính đến 6h ngày 9/2, Việt Nam có tổng cộng 1.163 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, ghi nhận 3 ca mắc mới là các ca cộng đồng tại Quảng Ninh. Cụ thể:
BN2051: nữ, 34 tuổi, địa chỉ tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, là công nhân Công ty TNHH POYUN, được cách ly từ 29/1. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 8/2 dương tính với SARS-CoV-2.
BN2052: nam, 61, tuổi, địa chỉ tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (thông tin dịch tễ đang được điều tra bổ sung). Kết quả xét nghiệm ngày 8/2 dương tính với SARS-CoV-2.
BN2053: nữ, 60, tuổi, địa chỉ tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, là vợ bệnh nhân BN2052 (thông tin dịch tễ đang được điều tra bổ sung). Kết quả xét nghiệm ngày 8/2 dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện cả 3 bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí.
UBND quận 10 tạm dừng hoạt động vì liên quan đến người nghi nhiễm Covid-19
Chiều tối 8/2, UBND quận 10, TP.HCM cho biết, đơn vị thực hiện tạm thời cách ly số cán bộ tại trụ sở vì liên quan một trường hợp nghi nhiễm Covid-19 là nhân viên làm việc tại đây.
Theo đó, đại diện UBND quận 10 xác nhận có một nhân viên làm việc tại Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh quận 10, có kết quả xét nghiệm lần 1 dương tính virus SARS-CoV-2.
"Quận tổ chức xét nghiệm mẫu toàn bộ nhân viên tại đây, chúng tôi cũng vận động cán bộ, nhân viên tạm thời chưa có kết quả xét nghiệm thì nên ở lại trụ sở, tránh phiền phức cho gia đình và cũng thực hiện đúng quy trình", vị cán bộ cho biết.
Cũng theo vị cán bộ này, UBND quận 10 đã có văn bản tạm ngưng nhận hồ sơ giao dịch, thủ tục hành chính và tiếp công dân tại Trung tâm hành chính quận 10.
Đại diện đơn vị này cho biết thêm, đến cuối giờ chiều nay, tất cả những người làm việc tại Trung tâm hành chính quận 10 đã được lấy mẫu xét nghiệm và đang chờ kết quả.
UBND quận 10 tạm dừng hoạt động vào chiều 8/2 vì liên quan ca dương tính Covid-19.
6 nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất âm tính nhưng người nhà lại dương tính
Chiều 8/2, tại cuộc họp trực tuyến với Chính phủ về triển khai cấp bách các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, qua phân tích đặc điểm dịch tễ, ổ dịch được phát hiện trong nhóm 5 nhân viên bốc xếp hàng hóa tại sân bay Tân Sơn Nhất trong khoảng từ ngày 5-7/2. Các trường hợp nhiễm mới gồm 25 ca là F1 của các bệnh nhân trên.
Đặc biệt, có 6 nhân viên bốc xếp F1 có kết quả xét nghiệm âm tính nhưng người nhà lại dương tính với SARS-CoV-2.
"Đây là các trường hợp khá phức tạp. Do đó nhận định đây là ổ lây nhiễm đã có từ trước của các công nhân bốc xếp này", ông Đức nói.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, các ca bệnh sinh sống ở 7 quận trên địa bàn TP gồm: Quận 1, 9, 12, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và Bình Tân.
"Mặc dù chưa phát hiện lây nhiễm của các nhân viên trong sân bay Tân Sơn Nhất nhưng đây là ổ dịch khá phức tạp vì chưa xác định nguồn lây nhiễm cũng như thời điểm khởi đầu, do đó có thể còn lây nhiễm ra cộng đồng trong thời gian tới", ông Đức đánh giá.
Về các biện pháp khẩn trương phòng, chống dịch, TP.HCM đã kích hoạt toàn bộ hệ thống dự phòng, điều trị trong toàn bộ hệ thống y tế của TP, đồng thời phối hợp chặt chẽ, nhanh chóng truy vết các ca lây nhiễm F1, F2.
Ngành y tế phối hợp với Cảng vụ Hàng không miền Nam kiểm tra lại hoạt động của sân bay Tân Sơn Nhất, đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh và có biện pháp chấn chỉnh.
45 ca mắc mới trong ngày 8/2, trong đó có bé gái 10 tháng tuổi
Tối 8/2, Bộ Y tế thông tin có thêm 45 ca mắc Covid-19 ngoài cộng đồng, bao gồm Quảng Ninh (3), Hà Nội (3), Gia Lai (2), Hồ Chí Minh (25), Hải Dương (12).
Tính đến 18h ngày 8/2, Việt Nam có tổng cộng 1160 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó 467 ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay. Cụ thể:
BN2006: Nam, 7 tuổi, địa chỉ tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Bệnh nhân là con và có tiếp xúc với BN1727, được cách ly từ ngày 29/1. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 7/2 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí.
BN2007: Nữ, 43 tuổi, địa chỉ tại Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Bệnh nhân là công nhân của Công ty TNHH Poyun, được cách ly từ 30/1. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 7/2 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí.
BN2008: Nam, 5 tuổi, địa chỉ tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Bệnh nhân là con và có tiếp xúc với BN1553, được cách ly từ ngày 27/1. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 7/2 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện số 2 tỉnh Quảng Ninh.
BN2009: Nữ, 28 tuổi, địa chỉ tại quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Bệnh nhân có tiếp xúc với BN1722, ngày 5/2 bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho, đau họng. Lấy mẫu ngày 6/2, kết quả xét nghiệm ngày 7/2 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
BN2010: Nữ, 50 tuổi, địa chỉ tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Bệnh nhân tiếp xúc gần với BN2009.
BN2011: Nữ, 10 tháng tuổi, địa chỉ tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Bệnh nhân là con của BN2009.
Kết quả xét nghiệm của BN2010-2011 ngày 8/2/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
BN2012: Nam, 33 tuổi, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Bệnh nhân tiếp xúc gần với BN1952, BN1982. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế Ayunpa, tỉnh Gia Lai.
BN2013: Nữ, 32 tuổi, huyện Kong Chro, tỉnh Gia Lai. Bệnh nhân tiếp xúc gần với BN1845. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế Ayunpa, tỉnh Gia Lai.
BN2014-2038 ghi nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh, là các ca bệnh có tiếp xúc với các bệnh nhân trước đó được ghi nhận tại sân bay Tân Sơn Nhất (thông tin dịch tễ đang điều tra bổ sung).
BN2039-2050 ghi nhận tại tỉnh Hải Dương, là các ca bệnh trong khu phong tỏa tại huyện Cẩm Giàng, Kim Thành, Chí Linh (thông tin dịch tễ đang điều tra bổ sung).
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 89.782
Lãnh đạo TP Hà Nội và các quận, huyện không được rời Thủ đô dịp Tết
Chiều 8/2, Thường trực Thành uỷ Hà Nội họp nghe báo cáo về tình hình phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Tại cuộc họp, sau khi nghe báo cáo và ý kiến phát biểu của các sở, ban, ngành, địa phương về công tác phòng, chống dịch Covid-19, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, diễn biến của dịch bệnh ngày càng phức tạp, liên tiếp các ngày gần đây đều có ca mắc Covid-19 ở cộng đồng ở một số tỉnh, thành phố trên cả nước.
Có địa phương xuất hiện ca bệnh còn chưa rõ nguyên nhân, bệnh nhân không có triệu chứng của Covid-19, có trường hợp trốn tránh khai báo y tế, hoặc khi khai báo y tế thì không trung thực, gây khó khăn cho công tác truy vết, khoanh vùng, dập dịch.
Do đó, Thường trực Thành ủy yêu cầu, các cấp, ngành, địa phương và nhân dân Thủ đô tiếp tục thực hiện nghiêm các Chỉ thị, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Bộ Y tế, các chỉ đạo, chỉ thị của Thành ủy, UBND thành phố về việc thực hiện các giải pháp phòng, chống đại dịch.
Thường trực Thành ủy yêu cầu cần tăng cường công tác thông tin, truyền thông để nhân dân hiểu rõ tác hại của dịch bệnh, thực hiện đầy đủ khai báo y tế và khai báo trung thực; xử lý nghiêm các trường hợp không khai báo và khai báo không trung thực, cần thiết xem xét xử lý hình sự.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm người dân tuân thủ việc đeo khẩu trang phòng chống dịch bệnh.
Ông Vương Đình Huệ: Xem xét xử lý hình sự bệnh nhân COVID-19 khai báo quanh co
Chiều 8/2, tại cuộc họp Thường trực Thành ủy Hà Nội, sau khi nghe Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Thành phố, lãnh đạo Công an Thành phố, lãnh đạo UBND quận Nam Từ Liêm báo cáo, Bí Thư Thành ủy Vương Đình Huệ chỉ đạo: "Đối với các trường hợp bệnh nhân cố tình không khai báo y tế để lây nhiễm bệnh ra cộng đồng sẽ xử lý thật nghiêm, cần thiết xem xét xử lý hình sự".
Trường hợp ông Huệ đề cập đến là bệnh nhân N.T.K.A (SN 1993, trú tại tòa nhà Garden Hill, 99 Trần Bình, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm), trong thời gian tiếp xúc với F0 (BN1722) đến khi có kết quả dương tính là 12 ngày và tiếp xúc với rất nhiều người trên địa bàn hai quận Nam Từ Liêm mà không khai báo y tế, không khai báo thành khẩn với các cơ quan chức năng.
Tại cuộc họp, Thường trực Thành Uỷ cũng chỉ đạo Công an Thành phố tiếp tục xử phạt nghiêm với mức xử phạt cao nhất đối với người không đeo khẩu trang tại nơi công cộng, xử lý nghiêm người đăng thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận về dịch bệnh Covid-19.
Tính toán cả kịch bản, phương án phòng chống dịch sau Tết
Bí thư Thành ủy Hà Nội giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố tính toán các kịch bản, phương án phòng, chống dịch sau Tết khi công nhân, người lao động, cán bộ, viên chức, học sinh quay lại làm việc và học tập. Nguyên tắc phải bảo đảm tuyệt đối an toàn các hoạt động của hệ thống chính trị và các hoạt động sản xuất kinh doanh, giáo dục và đào tạo trong điều kiện bình thường mới; tăng cường quản lý nhập cảnh trái phép.
Ông Vương Đình Huệ cũng yêu cầu các Bí thư, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã; lãnh đạo thành phố không được rời thành phố trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu để chỉ đạo công tác phòng, chống dịch, trừ trường hợp bất khả kháng.
Các cấp, ngành, địa phương tiếp tục củng cố cơ sở cách ly hiện có, tăng cường bảo hộ, an toàn cho nhân viên phục vụ công tác cách ly, tránh lây nhiễm chéo trong khu cách ly.
Đồng thời, đồng ý đề xuất tăng chế độ tiền ăn lên 250.000 đồng/người/ngày cho cả 2 đối tượng: Người bị cách ly và lực lượng phục vụ công tác cách ly như đề xuất của Sở Tài chính; giao Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo thực hiện sớm việc hỗ trợ thêm cho người cách ly, người phục vụ, lực lượng vũ trang tham gia công tác phòng, chống dịch trong 5 ngày Tết Nguyên đán.
Ngoài ra, đối với các đối tượng đang thực hiện cách ly tại tòa nhà chung cư, cách ly tại gia đình, Thường trực Thành uỷ giao Mặt trận Tổ quốc, lãnh đạo các quận, huyện quan tâm chăm lo bằng cách hình thức phù hợp.
TP.HCM: Phong toả chung cư Felix Homes với 300 hộ và 900 nhân khẩu
Chiều 8/2, đại diện Trung tâm Y tế quận Gò Vấp TP.HCM cho biết, cơ quan chức năng đã cho phong tỏa chung cư Felix Homes với 300 hộ dân và 900 nhân khẩu tại số 44 đường Nguyễn Văn Dung, phường 6, quận Gò Vấp, TP.HCM đã được phong tỏa do có liên quan đến các ca nghi nhiễm Covid-19. Hiện tại đã lấy được mẫu xét nghiệm 300 người tại đây, số còn lại đa phần đã rời khỏi chung cư.
Toàn bộ khu vực cổng và phía trong chung cư đã được lực lượng y tế phun thuốc khử khuẩn, đồng thời đưa những người thuộc diện F1 đi cách ly tập trung theo quy định.
Lực lượng chức năng túc trực dưới tòa chung cư Felix Homes đường Nguyễn Văn Dung, Q. Gò Vấp. Trung tâm Y tế kêu gọi người dân đã rời khỏi chung cư Felix Home nhanh chóng trở về để lấy mẫu xét nghiệm, thực hiện cách ly.
Người ở xa không thể quay lại cần liên hệ ngay với cơ quan y tế gần nhất đề lấy mẫu xét nghiệm, cách ly kịp thời. Ngoài ra, các hàng quán như quán ăn, cà phê gần chung cư lực lượng chức năng đã phong tỏa 2 điểm bán để đảm bảo công tác an toàn.
Trước đó, trong đêm 7, rạng sáng 8/2, TP.HCM đã phong tỏa nhiều địa điểm có liên quan đến 4 ca mắc COVID-19 làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất, như phong tỏa đường TL04, phường Thạnh Lộc, quận 12, số 90, đường Nguyễn Phúc Chu, phường 15, quận Tân Bình...
Y tế quận Gò Vấp nhanh chóng phun khử khuẩn trong và ngoài khu chung cư. Ảnh CTV
Hà Nội: 2 ca nhiễm mới là con gái và giúp việc của bệnh nhân ở Nam Từ Liêm
Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết 2 ca mắc Covid-19 mới ở Hà Nội là con gái và người giúp việc của bệnh nhân 2009.
Bệnh nhân này là nữ nhân viên văn phòng nhưng đã nghỉ việc.
Bệnh nhân 2009 ở chung cư Garden Hill, Nam Từ Liêm Hà Nội. Sau khi phát hiện dương tính, các ca F1 của bệnh nhân này (bao gồm hai ca vừa phát hiện dương tính) đã được cách ly.
Tòa nhà A-B chung cư Garden Hill đang được phong tỏa.
Lịch trình đi lại của bệnh nhân 2009 khá phức tạp vì thời gian ủ bệnh 10 ngày, bệnh nhân không chủ động khai báo nên việc truy vết F1-F2 khó khăn.
Ngày 26/1/2021: Bệnh nhân gặp F0 (bệnh nhân 1722) tại cổng chung cư nói chuyện trong khoảng 5 phút, cả 2 có đeo khẩu trang.
Sáng 29/1: Đến cơ quan tại số 221, Đội Cấn để ký văn bản, tại đây có tiếp xúc với em N. có đi đến chợ Mỹ Đình (không nhớ rõ những nơi đã đến).
Chiều 29/1 có đi xe máy một mình đến khu vực Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội để liên hệ khám bệnh cho con do con ốm nhưng khi đến cổng thấy có biển báo viện chưa khám và làm xét nghiệm cho các bệnh nhân có yếu tố dịch tễ liên quan đến COVID-19 nên đi về. Quá trình đi và về bệnh nhân không tiếp xúc với ai. Tất cả các thời điểm bệnh nhân ra ngoài đều đeo khẩu trang.
Ngày 30/1: Em L, địa chỉ số 19/34/514, Trần Cung, Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm) sang nhà bệnh nhân chơi, khoảng 30 phút.
Ngày 02/02 và ngày 04/02: Bệnh nhân đi gội đầu tại cửa hàng dưới tầng 1 của chung cư. Trong quá trình đi gội đầu có đeo khẩu trang khi đi thang máy.
Khi tiếp xúc với nhân viên cửa hàng gội đầu, bệnh nhân không đeo khẩu trang.
Ngày 05/02, bệnh nhân có triệu chứng sốt, ho và đau rát họng. 16 giờ 45 ngày 06/02/2021 bệnh nhân gọi điện vào số điện thoại đường dây nóng của CDC Hà Nội xin tư vấn. Những khoảng thời gian còn lại bệnh nhân chỉ ở nhà chăm con, không đi ra ngoài và tiếp xúc với ai khác.
Đến ngày 07/02: Bệnh nhân được TTYT quận Nam Từ Liêm lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính SAR-COVS cùng ngày.
Thêm 4 ca mắc mới ở Tp. Hồ Chí Minh được cách ly
Sáng 8/2, 4 ca mắc mới đều là nhân viên tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP. HCM
Sáng 8/2, Bộ Y tế đã khẳng định thêm 4 ca mắc mới ở TP. Hồ Chí Minh. Các bệnh nhân này đều là nhân viên bốc xếp hàng, hành lý tại sân bay Tân Sơn Nhất, cùng chung 1 đội với BN1979, có giao tiếp với nhau, công việc không có tiếp xúc với hành khách.
Hiện đang tiếp tục điều tra truy vết mở rộng. 4 bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.
Cụ thể: BN2002, nam, 41 tuổi, có địa chỉ tại phường 15, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh;
BN2003, nam, 30 tuổi, có địa chỉ tại phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP. Hồ Chí Minh;
BN2004, nam, 28 tuổi, có địa chỉ tại phường Thạnh Lộc, quận 12, TP. Hồ Chí Minh;
BN2005, nam, 32 tuổi, có địa chỉ tại phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Như vậy tính đến 6h ngày 8/2, Việt Nam có tổng cộng 1115 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó có 422 ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay.
Tổng số 83.104 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly).
HCDC "thần tốc" lấy mẫu xét nghiệm 1.400 nhân viên tại Tân Sơn Nhất bằng phương pháp gộp mẫu.
Xét nghiệm SARS-CoV-2 hai lần cho người ra vào vùng dịch
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để đảm bảo lưu thông hàng hóa thuận lợi và an toàn phòng, chống dịch, đặc biệt trong dịp giáp Tết Nguyên đán, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức thực hiện việc vận chuyển hàng hóa với các nội dung như sau:
Yêu cầu người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa: Ghi chép lại hành trình vận chuyển, danh sách các trường hợp có tiếp xúc; đảm bảo thông thoáng phương tiện, thường xuyên mở cửa sổ phương tiện; hạn chế tiếp xúc với người khác; thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch.
Tổ chức xét nghiệm SARS-COV-2 hai lần cho người điều khiển phương tiện vận chuyển đi ra từ khu vực phong toả hoặc khu vực ổ dịch (vào thời điểm trước khi đi và khi quay về). Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đơn vị được chỉ định chịu trách nhiệm xét nghiệm SARS-COV-2 cho người điều khiển phương tiện vận chuyển.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc phòng, chống dịch Covid-19 trong vận chuyển hàng hóa; giám sát y tế đối với người điều khiển phương tiện.
Đối với địa bàn phong tỏa chỉ cho người và phương tiện ở bên ngoài ra, vào. Khi phương tiện đến chốt kiểm dịch, lái xe xuống viết "BẢN CAM KẾT" theo mẫu; thực hiện kiểm tra thân nhiệt lái xe và những người cùng đi tại chốt kiểm dịch. Yêu cầu trong suốt hành trình từ chốt kiểm dịch đến địa điểm giao, nhận hàng và ngược lại không được dừng, đỗ xe. Quá trình giao, nhận hàng và đi ra khỏi chốt, lái xe, phụ xe và phương tiện phải thực hiện đầy đủ biện pháp 5K.
Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm cho học sinh Trường tiểu học Xuân Phương.
Trẻ dưới 15 tuổi cách ly ra sao?
Cũng trong ngày 7/2, Bộ Y tế có hướng dẫn về việc cách ly cho trẻ em dưới 15 tuổi gửi tới các tỉnh, thành phố. Theo đó, đối với trẻ dưới 5 tuổi, thực hiện cách ly y tế tại nhà riêng khi đảm bảo đủ các yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.
Đối với trẻ từ 5-15 tuổi thực hiện cách ly y tế tập trung 7 ngày, sau khi có kết quả 3 lần âm tính với virus SARS-CoV-2, cho phép cách ly y tế tại nhà riêng khi đảm bảo đủ yêu cầu. Việc di chuyển từ cơ sở cách ly tập trung về nhà phải tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Đồng thời yêu cầu có người khỏe mạnh chăm sóc và giám sát trẻ trong suốt thời gian cách ly y tế, không để người già ở cùng với trẻ. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát chặt chẽ, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho trẻ và người giám sát trẻ ít nhất 3 ngày/lần và lần cuối cùng vào ngày cuối cùng của thời gian cách ly...
Tiếp tục đóng cửa sân bay Vân Đồn: Ảnh hưởng bao nhiêu chuyến bay? Cục trưởng Cục Hàng không cho biết, trước khi có lệnh đóng cửa, sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) khai thác 2 chuyến mỗi ngày với chặng bay đi, đến TP.HCM. Chiều 20/2, thông tin với VTC News, Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng cho biết, sẽ tiếp tục gia hạn đóng cửa sân bay Vân Đồn đến đầu tháng 3/2020...