Quảng Ninh tiêu hủy gần 1.000 con gà nhiễm cúm gia cầm H5N6
Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh vừa tiến hành tiêu hủy gần 1.000 con gà bị nhiễm cúm gia cầm H5N6 của gia đình ông Nguyễn Văn Xuân ở thôn 7, xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên.
Đàn gà nhà ông Xuận bị tiêu hủy do nhiễm cúm H5N6
Theo đó, đàn gà nhà ông Xuân có khoảng 2.000 con nuôi được 7 tuần tuổi. Gà có dấu hiệu bỏ ăn, yếu và chết từ ngày 15/12. Đến ngày 18/12 chỉ còn hơn 900 con. Khi cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy thì hộ ông Xuân không chứng minh được xuất xứ nguồn gốc của giống gà, không có giấy tờ kiểm dịch và không tiêm vaccine phòng bệnh.
Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh đã công bố ổ dịch cúm gia cầm H5N6 của hộ gia đình ông Xuân. Đồng thời khử trùng toàn bộ vùng có dịch và vùng giáp ranh. Đặt biển cảnh báo tại các điểm ra vào ổ dịch, kiểm soát chặt các hoạt động buôn bán, vận chuyển giết mổ gia cầm.
Video đang HOT
Đến hiện tại, ổ dịch tại hộ ông Nguyễn Văn Xuân là ổ dịch thứ 4 trên toàn tỉnh Quảng Ninh. Tính từ đầu năm đến nay, tổng số gà bệnh tiêu hủy do nhiễm cúm gia cầm H5N6 là 6.000 con.
Đồng Tháp: Khẩn trương kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm lây lan diện rộng và kiểm soát chặt chẽ tình hình vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm qua biên giới theo đúng quy định.
Đồng Tháp tăng cường phòng, chống dịch bệnh động vật, đặt biệt bệnh dịch tả heo châu Phi, cúm gia cầm, lở mồm long móng.
Chủ tịch UBND tỉnh ĐồngTháp vừa có công điện khẩn về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm lây lan diện rộng.
Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị: Thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh; các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Y tế, Công Thương, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông; Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Cục Quản lý thị trường tỉnh; Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp; Báo Đồng Tháp; UBND huyện, thị xã, thành phố.
Đối với Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo phải kiện toàn Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo.
Thành lập các đoàn kiểm tra đến từng địa bàn cơ sở để kiểm tra, giám sát công tác tiêm phòng; kiểm tra việc thực hiện Tháng hành động vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi. Yêu cầu Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo phòng ngừa và khống chế dịch bệnh gia súc, gia cầm hiệu quả nhất; trường hợp nếu xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm phải xử lý nhanh, gọn không để lây lan trên diện rộng, thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin dịch bệnh động vật của người dân trên địa bàn; đồng thời, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát động vật và các sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý.
Đôn đốc công tác tiêm vắc-xin cúm gia cầm phòng bệnh cho đàn gia cầm, bảo đảm đạt tỷ lệ tối thiểu trên 80% tổng đàn có nguy cơ và đối tượng thuộc diện tiêm phòng; chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn đẩy nhanh công tác tuyển dụng nhân viên thú y, nhằm giám sát chặt chẽ công tác tái đàn, kịp thời thông tin tình hình dịch bệnh động vật, triển khai có hiện quả công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn theo quy định.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra giám sát các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh và báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan, UBND, thị xã, thành phố triển khai có hiệu quả các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học giúp cho người chăn nuôi sớm ổn định, phát triển sản xuất.
Phối hợp chặt chẽ với sở, ngành liên quan và địa phương tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định.
Chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư, hóa chất, cung ứng đầy đủ và sẵn sàng trong công tác phòng, chống dịch; hướng dẫn kỹ thuật cho các cơ quan chuyên môn cấp huyện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; kịp thời ngăn chặn, xử lý ổ bệnh dịch tả heo châu Phi phát sinh; kịp thời đề xuất các giải pháp để chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật đạt hiệu quả.
Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị UBMTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh phối hợp với chính quyền và các cấp tuyên truyền, vận động Nhân dân và hội viên thực hiện tốt công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi; phòng, chống dịch bệnh động vật, đặt biệt bệnh dịch tả heo châu Phi, cúm gia cầm, lở mồm long móng...; tăng cường kiểm soát vận chuyển heo và sản phẩm động vật từ heo qua biên giới.
Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Chỉ thị gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân 2020-2021. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2020 đến nay, bệnh Dịch...