Quảng Ninh: Ngôi trường đầu tư 10 tỉ đồng bỏ hoang 8 năm giữa TP.Hạ Long
Ngôi trường khang trang được đầu tư khoảng 10 tỉ đồng bị bỏ hoang suốt 8 năm qua tại TP. Hạ Long ( Quảng Ninh), địa phương vẫn đang loay hoay phương án xử lý.
Theo phản ánh của người dân, nhiều năm nay trên một ngọn đồi tại TP.Hạ Long (Quảng Ninh) có ngôi trường bị bỏ hoang, nằm phơi nắng mưa.
Trường học được đầu tư 10 tỉ đồng nhưng chỉ sử dụng vài năm rồi bỏ hoang. Ảnh LÃ NGHĨA HIẾU
Nhà ở gần công trình bỏ hoang này, ông Nguyễn Văn Chấn (50 tuổi, P.Cao Xanh, TP.Hạ Long) cho biết: “Tám năm trước, nơi này lúc nào cũng rộn ràng tiếng trẻ em, trống trường. Tuy nhiên, sau một thời gian, công trình bị bỏ hoang mà không được đưa vào sử dụng việc gì. Thật xót xa cho một công trình khang trang được đầu tư hàng tỉ đồng. Trách nhiệm của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương ở đâu khi để xảy ra việc này?”.
Suốt 8 năm nay ngôi trường nằm phơi nắng mưa . Ảnh LÃ NGHĨA HIẾU
Năm 2008, công trình đưa vào hoạt động để chào mừng năm học mới, gắn biển chào mừng 15 năm thành lập TP.Hạ Long. Ảnh LÃ NGHĨA HIẾU
Theo Phòng GD-ĐT TP.Hạ Long (Quảng Ninh), công trình này là Trường THCS Cao Xanh, có tổng mức đầu tư khoảng 10 tỉ đồng, hoạt động từ năm 2008. Đây còn là công trình gắn biển chào mừng kỷ niệm 15 năm thành lập TP.Hạ Long.
Từ năm 2014, ngôi trường bất ngờ xảy ra sự cố sụt lún, nền, tường bao rạn nứt. Để đảm bảo an toàn, giáo viên và học sinh của trường phải di dời khẩn cấp đến nơi khác. Công trình được bàn giao về cho UBND TP.Hạ Long quản lý.
Video đang HOT
Ngôi trường bề thế với đầy đủ công năng bị bỏ hoang . Ảnh LÃ NGHĨA HIẾU
Hệ thống cửa bị hư hỏng vứt la liệt dưới sân trường . Ảnh LÃ NGHĨA HIẾU
Sau khi thầy trò Trường THCS Cao Xanh chuyển đi, từ năm 2014 đến nay, TP.Hạ Long nhiều lần lên phương án trưng dụng cơ sở của trường làm trụ sở cho các đơn vị nhà nước vào đây làm việc.
Tuy nhiên, đến nay không có đơn vị nào vào đây làm việc. Nơi này bị bỏ hoang, người dân gọi là trường học “ma”.
15 phòng học cửa đóng then cài suốt 8 năm qua . Ảnh LÃ NGHĨA HIẾU
Ngôi trường có vị trí đẹp, trên ngọn đồi . Ảnh LÃ NGHĨA HIẾU
Trao đổi với Thanh Niên, một lãnh đạo UBND TP.Hạ Long cho biết, từ năm 2014, sau khi Trường THCS Cao Xanh rời đi, công trình này được giao cho Ban quản lý dự án công trình TP.Hạ Long quản lý, trông coi.
Đến cuối năm 2021, TP.Hạ Long cải tạo 15 phòng học thành nơi cách ly cho người mắc Covid-19, từ nguồn xã hội hóa.
Phòng học được cải tạo thành nơi ở cho người mắc Covid-19 từ cuối năm 2021 . Ảnh LÃ NGHĨA HIẾU
Cổng trường đóng kín suốt 8 năm qua . Ảnh LÃ NGHĨA HIẾU
Khi được hỏi địa phương sẽ xử lý công trình này vào việc gì, PV chưa nhận được câu trả lời. Ngôi trường tiền tỉ vẫn tiếp tục bị bỏ hoang, phơi nắng mưa.
Quảng Ninh yêu cầu giám sát chặt việc thi công đường nối QL279 - tỉnh lộ 342
Việc thi công đường đấu nối QL279 đến tỉnh lộ 342 đã xuất lộ sét, đất đá màu xám. Các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh yêu cầu quản lý chặt chẽ đất đá dư thừa.
Ngày 26.7, thông tin từ UBND TP.Hạ Long (Quảng Ninh) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các Sở: TN-MT, GTVT và Công thương tổ chức đoàn liên ngành kiểm tra đột xuất việc thi công đường nối QL279 đến tỉnh lộ, sau khi xuất lộ tài nguyên sét và đất đá màu xám nghi là than.
Quá trình thi công dự án đường nối QL279 với tỉnh lộ 342 xuất lộ sét, đất đá màu xám. Ảnh LÃ NGHĨA HIẾU
Cụ thể, tại cuộc kiểm tra đoàn liên ngành của tỉnh Quảng Ninh, nhận thấy đoạn từ Km3 150 đến Km3 450 thuộc Dự án đường đấu nối QL279 đến tỉnh lộ 342 có lượng đất đá màu xám và đã đề nghị chủ đầu tư là UBND TP.Hạ Long tổ chức thuê đơn vị giám định mẫu đất đá nói trên.
Cũng theo UBND TP.Hạ Long, trong quá trình thi công Dự án Đường đấu nối QL279 đến tỉnh lộ 342 cũng xuất lộ lượng sét gạch ngói, với trữ lượng ước tính khoảng 30.000 m 3. UBND TP.Hạ Long đã báo cáo Sở TN-MT Quảng Ninh và sau đó được UBND tỉnh Quảng Ninh cho phép Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long được tận thu.
Trước việc xuất lộ sét, đất đá nói trên, đoàn liên ngành yêu cầu chủ đầu tư giám sát, quản lý chặt chẽ khối lượng đất, đá dư thừa của dự án.
Công trường thi công đoạn đường đấu nối hình thành hố nước lớn . Ảnh LÃ NGHĨA HIẾU
Trường hợp phát hiện xuất lộ khoáng sản (than, sét) trong quá trình khai thác dừng thi công, bố trí lực lượng bảo vệ, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định. Tổ chức bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia theo quy định pháp luật về khoáng sản.
Đại diện UBND TP.Hạ Long cho biết, đối với lượng sét gạch ngói xuất lộ, chủ đầu tư đã công bố cung đường, đơn vị vận chuyển để đảm bảo ATGT. Đối với nguồn đất đá màu xám bước đầu xác định không phải là than.
Cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh đã vào cuộc lấy mẫu giám định và yêu cầu giám sát, quản lý chặt chẽ lượng đất đá dư thừa . Ảnh LÃ NGHĨA HIẾU
Đường nối QL279 đến tỉnh lộ 342 có tổng mức đầu tư hơn 321 tỉ đồng; chiều dài toàn tuyến 4,6 km. Đường được thiết kế 10 làn xe (6 làn cơ giới và 4 làn đường gom) có nền rộng 54,5 m, mặt đường rộng 38 m, vỉa hè mỗi bên rộng 5 m, dải phân cách giữa rộng 3 m.
Sau khi hoàn thành, đường nối QL279 với tỉnh lộ 342 sẽ là cửa ngõ mới của TP.Hạ Long kết nối với các tỉnh Bắc Giang; Lạng Sơn.
Bãi giữ xe tai tiếng ở 'khu đất vàng' Hạ Long: Chính quyền thay người quản lý Chính quyền P.Hồng Gai (TP.Hạ Long) đã quyết định thay người quản lý bãi trông giữ xe tại sân rạp Bạch Đằng (TP.Hạ Long, Quảng Ninh) sau rất nhiều lần nhận phản ánh từ người dân và du khách. "Bãi xe chửi" giữa lòng phố biển Nhiều năm nay, bãi trông giữ xe tại sân rạp Bạch Đằng luôn trở thành tâm điểm...