Quảng Ninh “làm sạch” sản phẩm chương trình OCOP
Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Quảng Ninh về Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP) do Ban Xây dựng Nông thôn mới tỉnh chủ trì, sau kiểm tra, rà soát kỹ đã thống nhất báo cáo UBND tỉnh triển khai các biện pháp “làm sạch” các sản phẩm tham gia chương trình OCOP trên địa bàn.
Thu hồi “ sao” 13 sản phẩm và đưa 56 sản phẩm ra khỏi chương trình
Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra, rà soát đối với các sản phẩm OCOP của 13 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Tại các địa phương, Đoàn đã kiểm tra tình hình sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, rà soát các sản phẩm tham gia chương trình OCOP, các điểm giới thiệu và bán sản phẩm, làm việc với Ban Chỉ đạo OCOP cấp huyện.
Đoàn Kiểm tra cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP- Đông trùng hạ thảo Bảo Khang
Trên cơ sở đánh giá kỹ những ưu, nhược điểm qua quá trình kiểm tra, rà soát các sản phẩm, Đoàn kiểm tra liên ngành đã kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Ninh thu hồi “Sao” (Chứng nhận đạt sao (gồm 5 sản phẩm 4 sao và 8 sản phẩm 3 sao đối với 13 sản phẩm OCOP) do các sản phẩm đã dừng sản xuất và không có khả năng phát triển sản xuất.
Cụ thể, tại thị xã Đông Triều, thu hồi 3 sản phẩm OCOP hạng 4 sao (chè Vằng, Dây thìa Canh và Cao sâm Ba Kích- BAKIGOLD) của Hợp tác xã Dược Liệu Xanh. Tại TP Uông Bí, thu hồi 1 sản phẩm 4 sao Rượu cau Yên Tử.
Trên địa bàn Thành phố Hạ Long, thu hồi 5 sản phẩm hạng 3 sao (Bún Đương Quy, Bún gạo Hoành Bồ, Tinh bột nghệ vàng, Bún Hoài Sơn- Ý dĩ) của HTX nông dược xanh tinh hoa và (sản phẩm Nấm linh chi thái lát) của Công ty CP Nấm Thịnh Phát.
Tại TP Móng Cái, thu hồi 2 sản phẩm hạng 3 sao (Trà chùm ngây, Khoai lang sấy) và (1 sản phẩm hạng 4 sao Trà măng tây) của HTX Nông, lâm ngư nghiệp Thái An.
Video đang HOT
Tại Hải Hà, thu hồi 2 sản phẩm 3 sao, bao gồm (sản phẩm Măng mai khô Trúc Bài Sơn) của HTX Nông lâm ngư nghiệp Minh Đăng và (sản phẩm Khâu nhục) của Cơ sở sản xuất Nguyễn Văn Nghĩa.
Đồng thời, Cơ quan thẩm quyền cũng ban hành quyết định đưa 56 sản phẩm ra khỏi Chương trình OCOP (bao gồm 13 sản phẩm đã xếp hạng sao và 43 sản phẩm chưa xếp hạng sao).
Ông Đặng Bá Bắc, Phó trưởng ban Ban Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh cho biết, việc kiểm tra, rà soát, quyết định thu hồi sản phẩm OCOP…được Quảng Ninh làm thường xuyên. Đây là việc làm cần thiết để “làm sạch” giữ uy tín về chất lượng, thương hiệu sản phẩm OCOP Quảng Ninh đối với khách hàng, người dân, nhất là trong bối cảnh thị trường ngày càng coi trọng các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã bao bì đẹp.
Được biết, năm 2020, Quảng Ninh cũng đã loại 65 sản phẩm ra khỏi Chương trình OCOP đã được chấp thuận tham gia từ năm 2014. Lý do chủ yếu do các sản phẩm này không có khả năng hoàn thiện, phát triển hoặc đã ngừng sản xuất…
Kiểm tra cơ sở tham gia Chương trình OCOP-sản xuất nước mắm tại Vân Đồn
Còn 52,4% số sản phẩm chưa được xếp hạng sao
Chương trình OCOP được tỉnh Quảng Ninh khởi đầu triển khai từ năm 2013- là tỉnh đầu tiên của nước ta phát xây dựng Chương trình OCOP. Chương trình được coi là thương hiệu riêng có của Quảng Ninh và được nhân rộng ra toàn quốc năm 2017. Việc xây dựng, phát triển các sản phẩm OCOP đã khẳng định hướng đi đúng trong việc khai thác, phát huy các tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trong việc sản xuất các mặt hàng, sản phẩm đặc trưng nhằm tạo ra các dấu ấn riêng, đồng thời góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị các sản phẩm, thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển bền vững gắn kết với phát triển dịch vụ, du lịch trên địa bàn…
Tính đến tháng 8/2021, Quảng Ninh đã phát triển được 500 sản phẩm, trong đó số sản phẩm đạt sao là 238 sản phẩm (3 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia, 67 sản phẩm 4 sao, 162 sản phẩm 3 sao).
Theo Đoàn kiểm tra liên ngành, nhiều sản phẩm đã được cấp sao tiếp tục duy trì được tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm. Nhiều sản phẩm có bao bì, tem nhãn được nâng cấp, cải tiến hấp dẫn hơn…
Tuy nhiên, không ít sản phẩm tham gia chương trình còn bộc lộ hạn chế, như mặt bằng nhà xưởng phục vụ sản xuất còn gặp khó khăn, thiếu vùng nguyên liệu. Đáng chú ý, còn khá nhiều sản phẩm tham gia chương trình OCOP tới 5-6 năm , nhưng chưa được hoàn thiện để tham gia đánh giá phân hạng sao.
Kiểm tra cơ sở sản xuất rượu ở Bằng Cả- Hạ Long
Đáng chú ý, tính đến thời điểm kiểm tra (tháng 8/2021) trên địa bàn Quảng Ninh còn 262 sản phẩm (chiếm 52,4% số sản phẩm tham gia chương trình OCOP) chưa được thi đánh giá phân hạng sao. “Tiêu biểu” nhất là Cô Tô còn 34/48 sản phẩm (71%), Quảng Yên còn 35/50 sản phẩm (70%), Tiên Yên: 18/26 sản phẩm (69,2%), Đầm Hà: 18/29 sản phẩm (62%), Bình Liêu: 15/27 sản phẩm (55,5%), Móng Cái: 20/39 sản phẩm (51%), Hạ Long: 35/73 sản phẩm (48%), Uông Bí: 14/31 sản phẩm (45%), Hải Hà: 16/36 sản phẩm (44,4%), Vân Đồn: 10/26 sản phẩm (38%), Đông Triều: 15/45 sản phẩm (33,3%) chưa được phân hạng sao.
Từ thực tế trên, Đoàn kiểm tra liên ngành đã kiến nghị UBND tỉnh giao cho các sở, ngành, địa phương liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị, cơ sở sản xuất, hộ gia đình trong thời gian tới.
Đoàn kiểm tra cũng đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh giao cho các sở, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị sản xuất trong thời gian tới.
Từ việc thu hồi sao và loại khỏi Chương trình OCOP 56 sản phẩm, cho thấy Quảng Ninh rất nghiêm túc trong việc đánh giá các sản phẩm OCOP, kiên quyết “làm sạch” đưa ra khỏi chương trình các sản phẩm không đảm bảo các tiêu chí của Chương trình, góp phần giữ uy tín, thương hiệu của các sản phẩm OCOP Quảng Ninh.
Hãng tàu vận tải container lớn nhất thế giới cập cảng Cái Lân - Quảng Ninh
Chiều 14/9, tàu SYNERGY BUSAN, quốc tịch Marshall Islands, có tải trọng trên 50.000 tấn chở theo trên 2.000 vỏ container hãng MAERSK LINE đã cập cảng Cảng container quốc tế Cái Lân (CICT Cái Lân), Hạ Long, Quảng Ninh.
Tàu SYNERGY BUSAN, quốc tịch Marshall Islands có tải trọng trên 50.000 tấn chở theo trên 2.000 vỏ container hãng MAERSK LINE đã cập cảng container quốc tế Cái Lân.
Để thuận lợi cho tàu vào bốc xếp hàng, UBND tỉnh Quảng Ninh đã đồng ý cho các cơ quan chức năng thực hiện test nhanh COVID-19 đối với tất cả các thuyền viên, rút ngắn thời gian làm thủ tục như xét nghiệm PCR trước đây.
Sau khi cập cảng, Công ty TNHH cảng container quốc tế Cái Lân dùng 3 chân hàng để bốc dỡ 2.029 vỏ container xuống cảng và xếp lên tàu 359 container hàng hóa. Đây là một trong 2 chuyến tàu khai thác thử nghiệm của hãng tàu MAERSK LINE trong tháng 9/2021 đến CICT Cái Lân, nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế, hướng đến việc mở chuyến tàu container chuyên tuyến quốc tế qua cảng Cái Lân trong thời gian tới.
Quá trình vận chuyển, bốc dỡ các đơn vị phải đảm bảo tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp giữa thuyền viên trên tàu với những người trên bờ; các phương tiện thủy nội địa không được cập mạn tàu.
Việc hãng tàu hàng container lớn nhất thế giới đưa các chuyến tàu về cảng Cảng container quốc tế Cái Lân là tín hiệu tích cực giúp Quảng Ninh có thể khai thác các lợi thế về cảng nước sâu lớn ở khu vực miền Bắc.
Ông Frank Van Rompaey, Tổng Giám đốc Công ty TNHH cảng container quốc tế Cái Lân chia sẻ, trước đây, phía công ty đã từng khai thác tàu container của MAERSK cập cảng và họ cũng từng quay lại. Vì các tàu cỡ lớn không thể đi đến các cảng khác trong khu vực. Đây là lợi thế mà Quảng Ninh lên tận dụng để thu hút đầu tư và tạo sự cạnh tranh.
Ông Frank Van Rompaey cũng nhận định, Quảng Ninh cần phát triển nhanh chóng hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển các xí nghiệp, nhà máy sản xuất để tạo ra nhu cầu xuất nhập khẩu và hàng container cũng sẽ về theo. Dịch bệnh đã gây ra những khó khăn cho toàn thế giới nhưng ở Quảng Ninh, tỉnh đã rất xuất sắc trong việc ngăn chặn dịch bệnh lan rộng, có những biện pháp rất nghiêm ngặt được thực hiện.
Nếu hình thành được các tuyến tàu container chuyên tuyến quốc tế qua cảng Cái Lân kết nối với các thị trường lớn trên thế giới, đặc biệt là châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn cho xuất, nhập khẩu, thu hút đầu tư, phát triển sản xuất trên địa bàn.
Quảng Ninh: Hàng quán không bán tại chỗ, đóng cửa phòng gym từ 12h hôm nay Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định từ 12h ngày 4/8, các hàng quán không được bán tại chỗ; đóng cửa phòng tập gym, yoga, quán bar, karaoke... Tỉnh Quảng Ninh quyết định dừng hàng loạt các hoạt động dịch vụ không thiết yếu trên địa bàn. UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định từ 12h...