Quảng Ninh: Hít phải khói lạ nhiều công nhân bị ngất
Đang trong ca làm việc, khoảng 50 công nhân hít phải khói có mùi lạ bị buồn nôn và ngất đã được đưa đi cấp cứu.
Vào khoảng hơn 8h sáng 6.7, tại xưởng làm việc của Công ty Yazaki Đông Mai, KCN Đông Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh xảy ra vụ ngộ độc khí lạ khiến hàng trăm công nhân phải sơ tán. Trong đó gần 50 công nhân bị ngất và buồn nôn đã được chở đi cấp cứu tại bệnh viện.
Tại hiện trường, hàng trăm công nhân náo loạn chạy ra ngoài. Lực lượng cứu hộ đang làm việc để đưa công nhân bị ngộ độc và có biểu hiện ngộ độc ra ngoài, đưa đi cấp cứu.
Khoảng 50 công nhân bị ngất phải đưa đi cấp cứu.
Một số công nhân cho biết, đang trong ca làm việc thì phát hiện mùi lạ như mùi gas khiến nhiều công nhân bất ngờ bị ngộ độc và ngất, một số người bị buồn nôn. Ngay sau đó, công ty đã phát khẩu trang y tế để các công nhân sử dụng.
Các công nhân làm việc tại xưởng của Công ty Yazaki Đông Mai, KCN Đông Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Lãnh đạo UBND phường Đông Mai cho biết, ngay khi nhận được thông tin, họ đã báo cáo lãnh đạo thị xã Quảng Yên và vào ngay hiện trường, phối hợp với công ty đưa người đi cấp cứu.
Trước đó, ngày 4.6, cũng tại Công ty Yazki Đông Mai đã xảy ra vụ ngộ độc khí khiến hàng chục công nhân bị ngất và phải cấp cứu tại bệnh viện.
Video đang HOT
Hiện nguyên nhân vụ việc đang được điều tra làm rõ.
Theo Danviet
Độc đáo lễ hội dành cho các cụ "Thượng" ở đảo Hà Nam
Đó là ngày hội của lòng hiếu hỉ, với khăn áo, kiệu võng, lễ tế... dành cho các cụ đã lên lão (thường là từ 80 tuổi trở lên, được gọi là "cụ Thượng") để con cháu rước lên Miếu Tiên Công ở đảo Hà Nam, TX.Quảng Yên (Quảng Ninh) cáo yết, mừng thượng thọ.
Sự độc đáo của lễ hội này đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao quyết định.
Mọi công tác chuẩn bị cho đám rước cụ Thượng lên miếu Tiên Công đã được các dòng họ, gia đình chuẩn bị chu đáo từ nhiều ngày trước. Ảnh: Nguyễn Quý.
Đã thành phong tục từ nhiều đời nay ở đảo Hà Nam, cứ ngày mùng 7 Tết, các cụ Thượng được gia đình và dòng họ tổ chức rước và dâng lễ lên miếu Tiên Công cáo yết. Tín ngưỡng thờ Tiên Công được thể hiện qua những sinh hoạt như chạp tổ, lễ ra cỗ họ, nghi lễ chúc thọ, rước thọ, cúng, tế Tiên Công và nghi lễ đắp đê, đấu vật. Lễ hội Tiên Công là sự cúng tế các vị tiền hiền khai khẩn, một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Việt ở đảo Hà Nam, Quảng Yên.
Một trong những vật phẩm thường thấy để tế lễ là lợn quay. Ảnh:Nguyễn Quý.
Không thể thiếu phường bát âm trong đám rước cụ Thượng. Ảnh: Nguyễn Quý.
Theo truyền thuyết, vùng đảo Hà Nam là do một số nhóm Tiên Công và dân cư từ kinh thành Thăng Long đến đây quai đê, lấn biển, tạo dựng thành. Mỗi độ xuân về, các cụ Tiên Công (những người đầu tiên có công khai phá và tạo lập nên vùng đảo Hà Nam) lại nhớ những buổi hội hè, đình đám chốn kinh thành xưa, nên đã mời các bô lão tuổi tác cao nhất trong làng xã "trộm" đóng y phục giống như đức vua ngồi lên võng đào, kiệu rồng để con cháu xúm lại nghinh rước lên miếu đường và bày soạn vật phẩm tế lễ. Mọi hoạt động diễn ra như thể ở triều đình với lọng che, phường nhạc bát âm, hát xướng... dần dần đã hình thành lễ hội "Rước người" độc đáo của vùng đảo này.
Các cụ Thượng được nằm trên võng đào...
... hoặc ngồi kiệu như vua chúa để con cháu rước đi quanh làng, rồi lên miếu Tiên Công. Ảnh:Nguyễn Quý.
Cũng có cụ không ngồi kiệu hoặc nằm võng mà đi bộ cùng con cháu. Ảnh: Nguyễn Quý.
Còn theo các tư liệu lịch sử, từ thời Lý - Trần đã có một số vạn chài đến vùng đất Quảng Yên ngày nay sinh sống, họ đã dựa vào những gò đất cao trên triều để dãi chài, phơi lưới. Đến đầu thế kỷ XV, khoảng từ năm 1434 - 1500, có 6 nhóm Tiên Công và dân cư đến quai đê lấn biển, khẩn hoang đất đai trồng lúa, lập làng, tạo thành khu đảo Hà Nam. Trong đó có 17 vị Tiên Công, người quê ở phường Kim Hoa (nay là phường Kim Liên, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức), phía Nam thành Thăng Long (nay là Hà Nội). Để tưởng nhớ công ơn các vị Tiên Công, người dân toàn xã Phong Lưu đã lập miếu thờ thập thất Tiên Công ở thôn Cẩm La để tuần rằm lễ tiết, tứ thời phụng thờ.
Đường làng chật cứng bởi các đám rước cụ Thượng vào ngày mùng 7 Âm lịch. Ảnh:Nguyễn Quý.
Tới cửa miếu, các cụ Thượng phải bước xuống đi bộ vào trong cáo yết. Ảnh:Nguyễn Quý.
Miếu đường nơi diễn ra nghi lễ chính thức để các cụ Thượng cáo yết các vị Tiên Công. Ảnh: Nguyễn Quý.
Trải qua hơn 500 năm tồn tại, lễ hội Tiên Công vẫn giữ nguyên sắc độc đáo của một lễ hội cổ xưa (thế kỷ XV). Năm 1990, lễ hội Tiên Công đã được Nhà nước xếp hạng di tích đặc biệt cấp quốc gia.
Lễ hội Tiên Công diễn ra trong 4 ngày từ 19.2 đến 22.2.2018, tức ngày 4 đến ngày 7 tháng Giêng năm Mậu Tuất, với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, các các trò chơi dân gian phong phú. Ảnh:Nguyễn Quý.
Với những giá trị đặc biệt về văn hóa lịch sử, ngày 8.5.2017, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định số 1852/QĐ - BVHTTDL ghi danh lễ hội Tiên Công của TX Quảng Yên, tỉnh (Quảng Ninh) là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đây cũng là lễ hội mở đầu cho chương trình Năm Quốc gia du lịch 2018 của tỉnh Quảng Ninh.
Theo Danviet
Quảng Ninh: Mất mùa, 6 sào thu được 3 túi thóc đắng, chỉ gà ăn được Hàng trăm hecta lúa của người dân tại TX.Quảng Yên (Quảng Ninh) bị ảnh hưởng, mất trắng trong vụ mùa. Theo người dân, có nhiều nguyên nhân dẫn đến cảnh bị mất mùa "xưa nay hiếm" này... Lúa bị thất thu, mất trắng nên người dân chỉ đi tuốt lấy ít bông đem về cho lợn, gà ăn. 6 sào được... 3 túi...