Quảng Ninh: Gia tăng bệnh nhân đột quỵ do giá rét
Từ đầu tháng 1 đến nay, lượng bệnh nhân vào Bệnh viện Bãi Cháy ( Quảng Ninh) liên quan đến đột quỵ tăng 10% so với thời điểm cùng kỳ.
Thăm khám cho bệnh nhân đột quỵ (Ảnh: BVCC).
Những ngày này, thời tiết miền Bắc đang trải qua đợt rét sâu, rét đậm dài ngày từ đầu mùa đông đến nay, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đặc biệt là người già, trẻ em và những người mắc các bệnh mãn tính. Trong đó, đột quỵ não, đột quỵ tim là căn bệnh đáng ngại nhất.
Thời tiết lạnh đột ngột, có những ngày xuống dưới 10 độ C, các chuyên gia y tế chỉ ra rằng: Nhiệt độ thay đổi lạnh đột ngột khiến nguy cơ máu đông và tắc nghẽn động mạch tăng cao. Những người cao tuổi (từ 50 trở lên), người bị huyết áp cao, người bị đái tháo đường, người hút thuốc lá và béo phì là những đối tượng có nguy cơ đột quỵ mùa lạnh cao nhất.
Đột quỵ nguy hiểm không chỉ bởi nó là căn bệnh cấp tính, không thể lường trước mà di chứng để lại rất nặng nề. Bệnh nhân đột quỵ ở thể nặng có thể tử vong trong giờ đầu, ngày đầu. Qua thời gian, có thể để lại di chứng nặng như liệt nửa người, phải có người hỗ trợ sinh hoạt, tổn hại về sức khỏe và tinh thần…
Theo BSCKI. Nguyễn Ngọc Tuyền, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, đối với các bệnh nhân đột quỵ não, cần phải vào viện cấp cứu sớm từ 3 giờ đến 4,5 giờ kể từ khi khởi phát dấu hiệu bệnh – Đây là thời gian vàng để cứu sống người bệnh. Căn cứ vào tình trạng người bệnh, bác sĩ sẽ thăm khám, đưa ra đánh giá và chỉ định điều trị phù hợp.
Video đang HOT
Tại Bệnh viện Bãi Cháy, với các trường hợp nhồi máu não trong “thời gian vàng”, bệnh nhân được dùng thuốc tiêu sợi huyết Alteplase đường tĩnh mạch để làm tan huyết khối, tái lưu thông mạch máu não. Một số trường hợp xuất huyết não có thể chỉ định phẫu thuật đặt dẫn lưu não thất và bơm thuốc tiêu sợi huyết vào não thất dưới hướng dẫn của hệ thống định vị Navigation để dẫn lưu khối máu tụ ra ngoài…
Vì vậy, để chủ động phòng ngừa bệnh đột quỵ thì việc nâng cao kiến thức phòng ngừa đột quỵ cho bản thân, gia đình và việc giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh giá là thực sự cần thiết. Cụ thể:
- Giữ ấm cơ thể, giữ ấm nhà cửa, không đi tập thể dục quá sớm, ăn uống đủ chất tăng sức đề kháng…
- Bệnh tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ. Do vậy, trong mùa lạnh, người bệnh nên kiểm soát huyết áp thường xuyên và duy trì thuốc tăng huyết áp đều đặn hàng ngày theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh bỏ thuốc.
- Người dân cần phải bỏ thói quen hút thuốc lá – một trong những căn nguyên gây ung thư phổi và đột quỵ, không uống rượu bia nhiều.
- Thường xuyên vận động, luyện tập nâng cao sức khỏe, kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Khi thấy các dấu hiệu nghi đột quỵ như chóng mặt, đau đầu, tê nửa người, mặt thiếu cân xứng, miệng méo, tê mỏi chân tay, khó khăn khi thực hiện các thao tác sinh hoạt, mỏi lưỡi tê cứng, nói chậm, rối loạn trí nhớ… cần chuyển đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Đột quỵ do lạnh
Đi làm về lúc nửa đêm, thiếu niên 17 tuổi mệt, lên giường nằm rồi thiếp đi, 3h sáng hôm sau gia đình phát hiện bất tỉnh.
Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Bãi Cháy cấp cứu. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Tuyền, Khoa Hồi sức tích cực chống độc, ngày 11/1, cho biết bệnh nhân hôn mê sâu, ngừng tuần hoàn. Hình ảnh chụp CT sọ nhận thấy tình trạng xuất huyết dưới nhện, dị dạng mạch máu não.
Kíp bác sĩ cấp cứu ngừng tuần hoàn, đặt nội khí quản, xử lý tình trạng xuất huyết dưới nhện. Sau một ngày điều trị, bệnh nhân không cải thiện, gia đình xin đưa về nhà.
Một bệnh nhân khác, 44 tuổi, đau đầu, nhanh chóng hôn mê, gọi hỏi không đáp ứng, liệt nửa người bên trái. Bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy chẩn đoán bệnh nhân cao huyết áp, tắc nghẽn động mạch, xử lý đặt ống nội khí quản, phẫu thuật mở sọ giảm áp, lấy khối tụ máu.
Sau điều trị gần 2 tuần, bệnh nhân sống sót song di chứng nặng nề: hôn mê, ăn qua sonde dạ dày, liệt nửa người bên trái.
Bác sĩ điều trị cho một bệnh nhân đột quỵ tại bệnh viện. Ảnh: Mạc Thảo
Bác sĩ Tuyền cho biết, đây là hai trường hợp nặng nhất tại bệnh viện chỉ trong 10 ngày đầu năm. Từ đầu tháng một đến nay, lượng bệnh nhân vào Bệnh viện Bãi Cháy liên quan đến đột quỵ tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thời tiết lạnh đột ngột, có những ngày xuống dưới 10 độ C khiến nguy cơ máu đông và tắc nghẽn động mạch tăng cao, gây đột quỵ. Bệnh nhân đa phần là người cao tuổi (từ 50 trở lên), huyết áp cao, đái tháo đường, hút thuốc lá và béo phì. Một vài trường hợp là người trẻ, đột quỵ do dị dạng mạch máu não, triệu chứng ban đầu đều xuất hiện các cơn đau đầu, sau đó hôn mê.
Đột quỵ nguy hiểm vì là bệnh cấp tính, đột ngột, di chứng nặng nề. Bệnh nhân ở thể nặng có thể tử vong trong giờ đầu, ngày đầu. Người còn sống có thể gặp di chứng liệt người, phải có người hỗ trợ sinh hoạt, tổn hại về sức khỏe và tinh thần...
Bệnh nhân đột quỵ cần phải vào viện cấp cứu sớm từ 3 giờ đến 4,5 giờ kể từ khi khởi phát dấu hiệu bệnh. Đây là thời gian vàng để cứu sống người bệnh. Trường hợp nhồi máu não, trong vòng 6 giờ đầu, bệnh nhân được dùng thuốc tiêu sợi huyết Alteplase đường tĩnh mạch để làm tan huyết khối, tái lưu thông mạch máu não. Một số trường hợp xuất huyết não có thể chỉ định phẫu thuật đặt dẫn lưu não thất và bơm thuốc tiêu sợi huyết vào não thất để dẫn lưu khối máu tụ ra ngoài.
Bác sĩ cho biết tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ, nhất là khi trời lạnh. Do vậy, người bệnh nên kiểm soát huyết áp thường xuyên và duy trì thuốc tăng huyết áp đều đặn hàng ngày theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh bỏ thuốc.
Với người trẻ tuổi, dị dạng mạch máu não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết não. Có hai phương pháp khảo sát mạch máu não là chụp cộng hưởng và chụp cắt lớp vi tính. Nếu phát hiện dị dạng mạch, các bác sĩ điều trị nút mạch chủ động trước khi dị dạng bị vỡ.
Hiện phần lớn bệnh nhân dị dạng mạch máu não không có triệu chứng, phát hiện khi dị dạng mạch đã vỡ, điều trị khó khăn, không cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm tính mạng.
Để tránh biến cố đe dọa tính mạng, mỗi người cần chụp kiểm tra mạch máu não tối thiểu một lần trong những năm tháng tuổi trẻ.
Dấu hiệu nghi đột quỵ như chóng mặt, đau đầu, tê nửa người, mặt thiếu cân xứng, miệng méo... Một số biểu hiện khác như cảm giác tê mỏi chân tay, khó khăn khi thực hiện các thao tác sinh hoạt, mỏi lưỡi tê cứng, nói chậm, rối loạn trí nhớ, không phân biệt được những điều đang xảy ra xung quanh... Khi ấy, cần đến cơ sở y tế ngay để để điều trị.
Tắm giữa mùa đông giá rét thế nào để tránh đột quỵ và các bệnh về da? Tiết trời lạnh giá của mùa đông khiến cho việc tắm gội thường ngày cũng trở nên khó khăn hơn, và có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây hại sức khỏe, trong đó có đột quỵ. Thực tế hiện nay có một số người vẫn rất chủ quan trong việc tắm gội. Thậm chí trong nhiệt độ chỉ khoảng hơn 10 độ...