Quảng Ninh dừng giãn cách xã hội đối với Vân Đồn và Đông Triều
Từ 18h ngày 9/2, Quảng Ninh dừng giãn cách xã hội đối với thị xã Đông Triều và huyện Vân Đồn.
Chiều 9/2, UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phát đi Công điện số 07/CĐ-UBND về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu, kể từ 18h00 ngày 9/2, dừng giãn cách xã hội đối với thị xã Đông Triều và huyện Vân Đồn.
Kể từ 18h00 ngày 9/2, dừng giãn cách xã hội đối với thị xã Đông Triều
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ thực tế tình hình dịch bệnh trên địa bàn và xác định mức độ nguy cơ tiềm ẩn, chủ động quyết định phong tỏa tạm thời hoặc giãn cách xã hội đối với các khu vực hành chính cấp xã hoặc các thôn, khu phố, tổ dân, cơ quan, nhóm nhà dân hoặc nhà dân riêng lẻ để thu hẹp không gian kiểm soát dịch bệnh phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; thông báo cụ thể để nhân dân biết, thực hiện và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
UBND tỉnh Quảng Ninh thống nhất áp dụng thời gian cách ly y tế từ 14 ngày. Đồng thời, giao Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, điều chỉnh thời gian cách ly trên địa bàn; thực hiện xét nghiệm cho các trường hợp có đủ thời gian cách ly 14 ngày.
Sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính, cho phép về tiếp tục cách ly đủ 14 ngày tại nhà và phải thực hiện theo dõi y tế sát sao.
Các trường hợp F3, F4 nếu F1, F2 âm tính: được phép đi lại, làm việc bình thường nhưng phải thực hiện nghiêm quy định 5K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế) và giám sát y tế theo quy định.
Video đang HOT
Lãnh đạo huyện Vân Đồn đi kiểm tra các chốt phòng chống dịch COVID-19 trong những ngày giãn cách xã hội thời gian qua.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cũng giao Sở Y tế căn cứ vào các quy định hiện hành và hướng dẫn mới của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tạm thời việc xét nghiệm, cách ly đối với các trường hợp F1, F2, F3, F4 trong tình hình mới trên nguyên tắc đảm bảo an toàn tuyệt đối trong phòng chống dịch và tạo thuận lợi cho các hoạt động KT-XH; hướng dẫn yêu cầu cụ thể việc xét nghiệm, đi lại, cách ly, theo dõi cho các đối tượng, đặc biệt là trẻ em, người có bệnh lý nền…; hoàn thành và công bố trong ngày 9/2/2021.
Trừ các khu vực bị phong tỏa, giãn cách xã hội theo quyết định của các địa phương, các khu vực khác tại tỉnh Quảng Ninh tiếp tục áp dụng các biện pháp hạn chế tập trung đông người theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Các hoạt động dừng, hạn chế và tiếp tục được hoạt động, bao gồm các hội nghị, hội thảo, sự kiện, lễ hội; hoạt động, dịch vụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí (biểu diễn nghệ thuật, rạp chiếu phim, các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, mát xa, vũ trường, bar, pub, club, điểm vui chơi thanh thiếu nhi, cơ sở vui chơi và giải trí, cơ sở thể dục thể thao, dịch vụ internet, trò chơi điện tử, lễ cưới, lễ hỏi, các khu, điểm du lịch).
Đối với các sự kiện chính trị, kinh tế xã hội thực sự cần thiết phải tổ chức thì do cấp ủy, chính quyền các huyện thị xã, thành phố quyết định và phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; không tổ chức liên hoan, tiệc mừng.
Các di tích, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng không đón khách tham quan; thực hiện các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng nội bộ đảm bảo giãn cách tối thiểu theo quy định; số lượng tập trung không quá 20 người.
Các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ: bán buôn, bán lẻ, xổ số kiến thiết, sân golf, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, giải khát được hoạt động trở lại nhưng yêu cầu người tham gia phải thực hiện giãn cách tối thiểu 1m, khuyến khích bán hàng mang đi.
Các cơ sở dịch vụ cắt tóc, gội đầu được hoạt động trở lại nhưng phải đảm bảo giãn cách: số lượng người tại cùng một thời điểm ở mỗi cửa hàng không quá 10 người gồm những người trực tiếp sử dụng và cung cấp dịch vụ (thực hiện dịch vụ theo lịch hẹn, tuyệt đối không để người chờ sử dụng dịch vụ có mặt tại cơ sở); đảm bảo không gian thông thoáng; ghi chép, lưu giữ thông tin của tất cả nhân viên, khách hàng.
Các giao dịch hành chính tại Trung tâm Hành chính công các cấp trên địa bàn tỉnh hoạt động trở lại. Tỉnh Quảng Ninh cũng tiếp tục cho học sinh, sinh viên từ cấp học mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và sinh viên các cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh nghỉ học cho đến khi có thông báo mới.
Chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng các sở, ngành, địa phương đơn vị vận động cán bộ, nhân viên, người lao động và nhân dân hạn chế tối đa việc đi lại trong dịp Tết Nguyên đán.
Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đặc biệt là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc, các doanh nghiệp có công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp, công trường vận động tối đa cao nhất để người lao động vui Tết tại cơ quan, đơn vị, sinh hoạt tại chỗ chu đáo và an toàn.
Các địa phương trong tỉnh rà soát, siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, đặc biệt tại các cơ sở y tế, khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp, các khu vực thường xuyên có hoạt động tập trung đông người.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh giao Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; xử lý nghiêm khắc, nhất là đối với những trường hợp không chấp hành các quy định trong phòng, chống dịch, không thực hiện quy định 5K. Các cơ sở, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân vi phạm sẽ dừng hoạt động và bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Cần gỡ khó cho việc lưu thông hàng hóa qua vùng dịch
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều địa phương như Vân Đồn, Đông Triều của tỉnh Quảng Ninh đã áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, phong tỏa tuyệt đối khiến việc lưu thông của các phương tiện vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn.
Hàng chục chủ phương tiện, lái xe vận tải đã đến UBND huyện Vân Đồn đề nghị được đăng ký phương tiện để lưu thông qua vùng dịch.
Tại thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn - địa phương vừa áp dụng biện pháp phong tỏa toàn bộ trưa 30/1, nhiều chốt kiểm soát dịch đã được thành lập ngăn không cho người và phương tiện qua lại.
Sáng 31/1, hàng chục chủ phương tiện, lái xe vận tải đã đến UBND huyện Vân Đồn đề nghị được đăng ký phương tiện với kỳ vọng được lưu thông hàng hóa qua vùng dịch, cũng như đi đến được các địa phương trong tỉnh.
Tuy nhiên, văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh cấm các phương tiện ra, vào vùng phong tỏa nên các phương tiện vận chuyển hàng hóa chỉ có thể lưu thông ở các xã ngoài vùng phong tỏa của huyện Vân Đồn, nên chính quyền địa phương chưa thể giải quyết các yêu cầu của người dân.
Thị trấn Cái Rồng đang bị phong tỏa nằm ở trung tâm huyện Vân Đồn, chia cắt hai miền Đông và miền Tây của huyện Vân Đồn. Cũng vì thế, các phương tiện vận chuyển hàng hóa gặp khó không thể đi qua vùng phong tỏa.
Hàng chục chủ phương tiện, lái xe vận tải đến UBND huyện Vân Đồn đề nghị được đăng ký phương tiện để lưu thông qua vùng dịch.
Chị Lăng Thị Hương, thôn Tràng Hương, xã Đoàn Kết (huyện Vân Đồn) phản ánh: Trong lúc dịch bệnh căng thẳng, chính quyền địa phương nên tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vận chuyển hàng hóa, nhất là mặt hàng thiết yếu cung cấp lương thực, thực phẩm lưu thông trong tỉnh. Chị Hương cho biết lượng hàng hóa cần lưu thông của gia đình chị lên tới vài chục tấn mỗi ngày, nhưng nay không thể vận chuyển hàng hóa qua các địa phương vùng dịch.
Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn Trương Mạnh Hùng cho hay: Trong quá trình thực hiện biện pháp giãn cách xã hội và phong tỏa, huyện gặp một số vấn đề vướng mắc như: Địa bàn phong tỏa không có tuyến đường thay thế nên việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn, hoặc hàng hóa phải chuyển tải nên bị tăng chi phí, ảnh hưởng xấu cho người dân. Trong khi đó, một số địa phương khác kiểm soát rất nghiêm ngặt đối với các phương tiện, nhất là phương tiện đi từ Vân Đồn nên việc vận chuyển hàng hóa thiết yếu trên địa bàn gặp nhiều bất lợi.
Hàng chục chủ phương tiện, lái xe vận tải đến UBND huyện Vân Đồn đề nghị được đăng ký phương tiện để lưu thông qua vùng dịch.
Phương tiện vận chuyển hàng hóa gặp trở ngại qua vùng dịch khiến hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trong vùng dịch bắt đầu trở nên khan hiếm. Theo báo cáo của UBND huyện Vân Đồn, một số mặt hàng lương thực, thực phẩm hiện không đủ cung cấp như: gạo, ngũ cốc, bánh mỳ, thịt, rau... UBND huyện đề nghị UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã trong tỉnh phối hợp hỗ trợ, trực tiếp liên hệ với đại diện của các hệ thống siêu thị lớn trên địa bàn để cung ứng hàng hóa cho nhân dân.
Một nghịch lý là hàng hóa thiết yếu trong vùng dịch thì khan hiếm, song hàng hóa là sản phẩm sản xuất nông nghiệp trong dân lại không thể tiêu thụ được. Được biết, nếu không có dịch COVID-19, bình quân mỗi ngày Vân Đồn có thể tiêu thụ khoảng 400 tấn hàu và 30 tấn ngao. Thêm vào đó, hiện đang là cao điểm tiêu thụ cây đào Tết ở 2 xã Đông Xá và Hạ Long. Tuy nhiên, dịch bệnh bùng phát khiến người nuôi trồng thủy sản và trồng đào ở Vân Đồn gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa của mình, bởi phương tiện chở hàng hóa không thể lưu thông qua vùng phong tỏa, hoặc đi qua các địa phương khác. Nguy cơ một cuộc "giải cứu" thủy sản, đào Tết đang hiện hữu.
Khó khăn này cần sớm được tỉnh Quảng Ninh tháo gỡ không chỉ riêng cho huyện Vân Đồn mà còn cho các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội khác trong toàn huyện để hàng hóa dịp Tết được lưu thông, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, cũng là gỡ khó cho người nông dân trong dịp giáp Tết Nguyên đán.
Covid-19 ngày 9/2: Vì sao F1 ở Tân Sơn Nhất âm tính, người nhà dương tính? Tin tức dịch Covid-19 ngày 8/2 tại Việt Nam: TP.HCM tạm dừng hoạt động UBND quận 10, cách ly các cán bộ liên quan ca dương tính tại đây. Số liệu của Bộ Y tế về tình hình Covid-19 tính đến 6h ngày 9/2/2021 tại Việt Nam và thế giới Chưa tìm ra nguồn lây Trả lời Zing, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên...