Quảng Ninh dỡ chốt kiểm soát ra vào
Các chốt kiểm soát Covid-19 ra vào tỉnh Quảng Ninh được dỡ bỏ từ 0h ngày 22/3.
UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết việc dỡ bỏ các chốt kiểm soát do tình hình Covid-19 trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành giáp ranh đã được kiểm soát và cũng nhằm tạo thuận lợi tối đa cho việc thực hiện “mục tiêu kép” năm 2021.
Theo đó, các địa phương Quảng Yên, Uông Bí, Tiên Yên, Hạ Long dừng hoạt động của các chốt kiểm soát Covid-19 với phương tiện, người ra vào tỉnh. Các hoạt động kinh doanh có điều kiện trên cơ sở thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của trung ương, của tỉnh về công tác phòng, chống dịch Covid-19 được mở cửa trở lại.
Các chốt kiểm soát ra vào tỉnh Quảng Ninh được dỡ bỏ từ 0h ngày 22/3. Ảnh: Minh Cương
Người dân được đề nghị nâng cao ý thức tự giác, tự quản, tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, khai báo y tế trung thực, đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng và khuyến khích xét nghiệm Covid-19 tự nguyện.
Video đang HOT
Riêng với thị xã Đông Triều, tỉnh giao Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã căn cứ tình hình của từng địa bàn giáp ranh để quyết định cụ thể, phù hợp.
Từ ngày 28/1 đến chiều 21/3, Quảng Ninh ghi nhận 61 ca Covid-19. Đến nay, tất cả xã, phường đã được dỡ phong tỏa. Trong 40 ngày qua, Quảng Ninh không ghi nhận ca dương tính trong cộng đồng.
Bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Hiện nay, toàn tỉnh có 325.219 trẻ em dưới 16 tuổi, trong đó 3.125 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 15.822 trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Bởi vậy, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em (BVCSTE) luôn được các cấp, các ngành quan tâm.
Cơ sở Bảo trợ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh hiện nuôi dưỡng 108 trẻ, trong đó: 43 trẻ khiếm thính thuộc đối tượng tự nguyện; 65 trẻ thuộc đối tượng bảo trợ xã hội. Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, Cơ sở lại nhận được sự quan tâm, thăm tặng quà của các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, cá nhân với mong muốn giúp trẻ em được nuôi dưỡng tại đây đón cái tết đầm ấm, sum vầy. Cùng với đó, Cơ sở cũng tổ chức nhiều hoạt động vui xuân đón tết cho trẻ như: Gói bánh chưng, đi du xuân một số địa điểm trong TP Hạ Long, tổ chức các trò chơi, văn nghệ, thể thao...
Dịp Tết Nguyên đán, Cơ sở Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (Sở LĐ-TB&XH) lại tổ chức bữa cơm tất niên cho trẻ em đang nuôi dưỡng tại đây.
Không chỉ trẻ em được nuôi dưỡng tại Cơ sở Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt mà trẻ em khó khăn trên địa bàn đều nhận được sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ của các ngành, đoàn thể, địa phương và cộng đồng dân cư. Công tác BVCSTE được các cấp triển khai thường xuyên. Một số địa phương như Đông Triều, Uông Bí, Móng Cái, Tiên Yên còn bố trí kinh phí cho công tác này.
Hoạt động tuyên truyền về BVCSTE cũng được đẩy mạnh. Riêng cấp tỉnh đã tổ chức 232 buổi tuyên truyền trực tiếp, lồng ghép các nội dung về Luật Trẻ em và một số luật pháp, chính sách liên quan đến trẻ em cho 49.980 lượt người nuôi dưỡng, cha mẹ, trẻ em và cán bộ trực tiếp làm công tác BVCSTE của các sở, ngành. Các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức tuyên truyền cho hơn 5.160 người; đăng tải, phát thanh 1.362 lượt tin, bài trên Đài truyền thanh - truyền hình của cấp huyện, loa truyền thanh của cấp xã...
Cùng với đó, các hoạt động trực tiếp trong BVCSTE cũng được tăng cường. Riêng năm 2020, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với các thành viên trong Ban điều hành cấp tỉnh, cấp huyện xác minh thông tin, đề nghị giải quyết, can thiệp, hỗ trợ 5 trường hợp trẻ em cần can thiệp hỗ trợ khẩn cấp; tiếp tục duy trì các hoạt động tư vấn, tham vấn tại cộng đồng, đường dây tư vấn miễn phí 18001769... qua đó, tư vấn cho 123 trường hợp liên quan đến vấn đề trẻ em; thực hiện quản lý trường hợp đối với 24 trẻ em có nguy cơ bị tổn hại và gia đình trẻ. Sở Tư pháp trợ giúp pháp lý cho 51 vụ việc với hình thức tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo là trẻ em, người chưa thành niên...
Trẻ tự kỷ được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh.
Tỉnh, các địa phương còn chú trọng hoạt động can thiệp, trợ giúp trẻ em, duy trì các mô hình, như: "Gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt", "Dạy nghề gắn với việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn"... Hiện có 10 trẻ đã học xong nghề và làm việc tại chính cơ sở dạy nghề với mức thu nhập 50.000 - 100.000 đồng/ngày. Mô hình "Phòng chống tai nạn thương tích" được triển khai rộng rãi tại các địa phương, trường học. Năm 2020, toàn tỉnh mở 1.000 lớp dạy với cho 15.000 học sinh, tổ chức gần 200 lớp dạy bơi miễn phí cho hơn 3.000 trẻ.
Tỉnh cũng duy trì mô hình "Dịch vụ tâm lý trị liệu cho trẻ tự kỷ, trẻ em rối nhiễu tâm trí" duy trì trị liệu thường xuyên từ 10-15 trẻ/tháng. Các mô hình "Lớp học chuyên biệt cho trẻ khiếm thính có thu phí", mô hình "Câu lạc bộ Gia đình trẻ tự kỷ"... cũng được duy trì hiệu quả.
Năm 2020, tỉnh còn hỗ trợ kinh phí xây dựng 1 sân bóng đá nhân tạo tại Trường Phổ thông DTNT-THCS Đồn Đạc huyện Ba Chẽ phục vụ hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ em dân tộc thiểu số xã đặc biệt khó khăn; hỗ trợ dinh dưỡng (sữa) cho 730 trẻ em trường mầm non thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện Ba Chẽ, Bình Liêu với tổng kinh phí 400,7 triệu đồng; hỗ trợ khảo sát, thu thập thông tin, nhu cầu của 7.341 trẻ và gia đình trẻ ở 17 xã khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi của các huyện, thành phố: Hạ Long, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ để làm căn cứ xây dựng kế hoạch hỗ trợ hoặc vận động kết nối các nhà hảo tâm giúp đỡ những nhu cầu thiết yếu, nhằm đảm bảo quyền cho trẻ em.
Mô hình "Gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt" ở TP Cẩm Phả phát huy tốt hiệu quả.
Các chính sách cho trẻ em cũng được thực hiện triệt để. Năm 2020, hơn 140.700 trẻ em dưới 6 tuổi được cấp BHYT. Toàn tỉnh có 219 trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng, 602 trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng, 1.384 trẻ em khuyết tật nặng, 14 trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo tại cộng đồng được hưởng chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 136 của Chính phủ; có 13.303 lượt trẻ được hưởng chính sách hỗ trợ cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt theo Nghị quyết số 222/2015/NQ-HĐND, Nghị quyết số 91/2017/NQ-HĐND của tỉnh với tổng số tiền là 17.316,469 triệu đồng.
Ngày Quốc thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu, toàn tỉnh có trên 216.512 lượt trẻ em được tặng quà với số tiền trị giá gần 17 tỷ đồng. Trong năm 2020, các sở, ngành của tỉnh cũng thăm, tặng quà cho 12.487 lượt trẻ trên địa bàn với tổng số tiền trên 14 tỷ đồng.
Công tác BVCSTE được các cấp, các ngành quan tâm góp phần giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khó khăn trên địa bàn được hưởng cuộc sống đầm ấm; từ đó phát triển toàn diện về nhân cách, đạo đức, trở thành những công dân tốt sau này.
Phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh Quảng Ninh đề ra nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế biển và ven biển, trong đó chú trọng đến du lịch, dịch vụ biển và công nghiệp ven biển theo hướng thân thiện môi trường. Một góc khu vực Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Nguồn: TTXVN) Tỉnh Quảng Ninh đang trên đà phát triển để...