Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút 2 tỷ USD đầu tư vào khu công nghiệp
Tỉnh Quảng Ninh cũng phấn đấu giá trị giải ngân các dự án ngoài ngân sách trong các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn đạt ít nhất 1 tỷ USD.
Toàn cảnh Khu Công nghiệp Cái Lân. (Nguồn: baoquangninh)
Tỉnh Quảng Ninh đặt ra mục tiêu phấn đấu đến hết quý 4/2020, tỉnh sẽ thu hút được ít nhất 2 tỷ USD đầu tư các dự án vốn ngoài ngân sách trong các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn.
Trong số đó, tỉnh phấn đấu giá trị giải ngân các dự án ngoài ngân sách trong các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn đạt ít nhất 1 tỷ USD; khởi công ít nhất 4 dự án mới trong các khu kinh tế, khu công nghiệp với giá trị đạt ít nhất 500 triệu USD.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước đã đưa mục tiêu giữ vững vị trí nhóm đầu trong cả nước về các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) vào văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh.
Đây là thể hiện sự cam kết của tỉnh với nhà đầu tư, doanh nghiệp và nhân dân về xây dựng một chính quyền phục vụ, do nhân dân, vì nhân dân, hoạt động hiệu lực hiệu quả.
Theo ông Ký, năm 2020, mặc dù chịu nhiều thách thức do dịch bệnh nhưng tỉnh Quảng Ninh đã rất nỗ lực trong đảm bảo sức sản xuất cũng như nguồn lao động cho các dự án nhà đầu tư thứ cấp đang hoạt động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, thậm chí có nơi tăng trưởng cao.
Dù chưa thực sự là động lực tăng trưởng, nhưng trong năm nay, các khu công nghiệp, khu kinh tế đã thể hiện rõ vai trò đối với việc đảm bảo mục tiêu khu vực dịch vụ và thuế, sản phẩm. Điều này góp phần giữ vững được sự ổn định và phát triển chung của tỉnh.
Để đạt được mục tiêu trên, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các ban quản lý khu kinh tế và xúc tiến, hỗ trợ đầu tư của tỉnh phải rà soát lại toàn bộ chủ trương, quyết định, giấy phép có liên quan đến quy hoạch, đất đai, xây dựng, môi trường của tất cả các nhà đầu tư từ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp đến nhà đầu tư thứ cấp trên phạm vi toàn tỉnh để đánh giá rõ hiện trạng từng khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Video đang HOT
Từ đó, tăng cường phát hiện sai phạm, kiên quyết thu hồi theo quy định pháp luật. Đồng thời, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc thuộc trách nhiệm của chính quyền tỉnh liên quan đầu tư các dự án, đặc biệt hậu kiểm sau cấp phép, thẩm định.
Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo, đối với những dự án chậm tiến độ, có vi phạm pháp luật đất đai, vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, tài nguyên khoáng sản và gây lãng phí nguồn lực đất đai thì phải xem xét căn cơ để có giải pháp quyết liệt trong thu hồi, thu gọn diện tích.
Riêng đối với các dự án có chủ trương cho nghiên cứu quy hoạch nhưng đến nay đã hết thời hạn thì kiên quyết thu hồi, không gia hạn. Các cơ quan liên quan rà soát khẩn trương cấp phép cho các dự án thuộc thẩm quyền của tỉnh, chậm nhất trong tháng 11/2020 phải hoàn thành.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký cũng yêu cầu xây dựng, phê duyệt Đề án, ban hành và triển khai có hiệu quả Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Xây dựng, phát triển Khu kinh tế Vân Đồn, Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, Khu kinh tế ven biển Quảng Yên và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040.”
Trong số đó, tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược phát triển trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ; cải cách hành chính, thu hút nguồn nhân lực; tăng nhanh tỷ lệ lấp đầy, thu hút các dự án đầu tư, các nhà đầu tư chiến lược, có năng lực, kinh nghiệm…
Theo Bí thư Tỉnh ủy, Quảng Ninh phải thiết kế một bộ tiêu chí riêng trong việc lựa chọn nhà đầu tư đầu tư hạ tầng khu công nghiệp giai đoạn tới nhằm nâng cao hiệu quả về kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa đối với sự phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế trở thành động lực tăng trưởng của tỉnh.
Bên cạnh đó, Quảng Ninh khai thác hiệu quả hành lang kinh tế, hành lang đô thị gắn với hành lang giao thông của 2 tuyến phía Đông và phía Tây với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại để phát triển theo chiều sâu các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Trong số đó, quy hoạch quỹ đất phát triển khu công nghiệp chuyên sâu dành cho Hàn Quốc, Nhật Bản tại các huyện, thành phố Vân Đồn, Quảng Yên, Cẩm Phả, Hạ Long.
Dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng xấu tới việc thu hút đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp của Quảng Ninh. Hiện, tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh mới đạt 37,6% với quy mô vốn, trình độ công nghệ, mức đóng góp, tạo đột phá tăng trưởng, hiệu quả về kinh tế xã hội cũng chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế.
Thêm vào đó, tiến độ đầu tư của một số nhà đầu tư ở các khu công nghiệp còn chậm, nhất là về kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp dẫn tới chưa thu hút mạnh được các dự án thứ cấp có thương hiệu, có quy mô lớn, thậm chí có tình trạng giữ đất./.
Sân golf khủng của ông chủ Huyndai Thành Công làm ăn ra sao?
Với việc các dự án lớn vẫn đang trong quá trình thi công trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, dễ hiểu khi doanh thu RGC không đủ bù các chi phí, qua đó dẫn đến khoản lỗ hơn 2 tỷ đồng trong nửa đầu năm tài chính 2020.
Hình ảnh dự án sân golf của RGC (Nguồn: PV-Inconess)
CTCP Đầu tư PV-Inconess (UpCom: RGC) vừa công bố BCTC giữa niên độ năm 2020 (đã kiểm toán).
Theo đó, doanh thu RGC sau nửa đầu năm 2020 đạt 35,2 tỷ đồng, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó, với việc tốc độ tăng trưởng giá vốn chỉ là 6,43%, RCG ghi nhận lãi gộp 3,51 tỷ, khá cao so với nửa đầu năm 2019 lỗ gộp hơn 3 tỷ đồng.
Trừ đi các loại chi phí, RGC lỗ sau thuế nửa đầu năm 2020 hơn 2,1 tỷ, bằng 1/4 so với cùng kỳ. Năm 2020, RGC đặt kế hoạch lỗ 18,002 tỷ đồng.
Dù vậy, trong bối cảnh doanh thu nửa cuối năm sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19, thêm vào đó doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng dở dang cơ bản các dự án, một số chi phí biến động lớn, đặc biệt là chi phí khấu hao tài sản cố định tăng, nên giới đầu tư nhận định nhiều khả năng mức lỗ RGC sẽ còn lớn hơn nữa.
Tính tới cuối kỳ BCTC 6 tháng đầu năm 2020, RGC sở hữu gần 1.036,4 tỷ đồng tài sản, trong đó chiếm đa số là tài sản cố định (463 tỷ) và tài sản dở dang dài hạn (365,3 tỷ). Trong đó, 3 công trình gồm: Sân golf giai đoạn I, sân golf giai đoạn II, khu biệt thư 12ha thuộc dự án sân golf Hồ Yên Thắng (670ha); và dự án Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Thái (2.185ha) chiếm 96,2% tổng tài sản dở dang dài hạn (tương ứng khoảng 352,1 tỷ đồng).
RGC cho biết, công trình sân golf giai đoạn II và khu biệt thự 12ha đã tiếp tục thi công trở lại trong năm 2019. Tuy nhiên, công ty chưa quyết toán và cung cấp đủ hồ sơ với giai đoạn trước của các công trình này với tổng giá trị gần 245 tỷ từ ngày 1/1/2019 trở về trước. Chi tiết này đã được kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam đưa ý kiến kiểm toán ngoại trừ từ BCTC năm 2017 và các vấn đề này tiếp tục tồn tại đến thời điểm hết ngày 30/6/2020.
BCTC 6 tháng đầu năm 2020 cho thấy, công ty trong kỳ phát sinh khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn hơn 155,6 tỷ đồng. Qua đó, đẩy tổng nợ phải trả tại ngày 30/6/2020 tăng từ gần 153 tỷ lên gần 277 tỷ đồng.
Bóc tách con số cho thấy, đây là khoản vay dài hạn bên liên quan là Công ty TNHH The Five Hạ Long. Đáng chú ý, cũng trong kỳ, RGC đã tất toán hơn 40 tỷ đồng vay ngắn hạn công ty này.
Thuyết minh BCTC của RGC cho biết, đây là các khoản vay ngắn hạn theo hợp đồng vay vốn số 32/2019/HĐVV-THEFIVE&PVI ngày 15/10/2019 có hạn mức không vượt quá 100 tỷ đồng và không áp dụng lãi suất để phục vụ cho hoạt động đầu tư xây dựng sân Golf và bất động sản sân Golf Hoàng Gia.
2 bên đã ký phụ lục hợp đồng số 0104/2020/PLHĐVV-THEFIVE&PVI ngày 1/4/2020 điều chỉnh hạn mức từ không vượt quá 100 tỷ đồng lên không vượt quá 300 tỷ theo đề nghị vay từng lần, gia hạn hợp đồng đến ngày 30/6/2021 và thời hạn thanh toán vay đến ngày 31/7/2021.
Đến ngày 31/5/2021, nếu công ty không tìm được đối tác nhận chuyển nhượng bất động sản đầu tư là dự án Cao Xanh Hà Khánh, thì RGC xem xét chuyển nhượng cho The Five Hạ Long và đối trừ nghĩa vụ thanh toán nợ vay theo hợp đồng khi hết thời hạn vay.
The Five Hạ Long thành lập ngày 10/8/2018, đóng trụ sở tại Tổ 2, Khu 2, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh chính là dịch vụ lưu trú ngắn ngày. Vốn điều lệ công ty là 200 tỷ đồng và sở hữu 100% bởi Công ty TNHH TCG Land - công ty mẹ của chính RGC.
RGC được thành lập vào năm 2007 với vốn điều lệ 250 tỷ đồng. Từ thời điểm đó đến hiện tại, công ty đã trải qua 4 lần tăng vốn điều lệ vào các năm 2008 (302 tỷ đồng), 2010 (305 tỷ đồng), 2013 (691 tỷ đồng) và 2015 (891 tỷ đồng).
Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, công ty hiện có 2 cổ đông lớn nhất là: Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Vietinbank (18,60%) và Công ty TNHH TCG Land (75,03%).
Được biết, CTCP Tập đoàn Thành Công thông qua công ty con là Công ty TNHH TCG Land trong năm 2018 đã mua 75% cổ phần trong RGC. Vào ngày 30/3/2018, ông Nguyễn Anh Tuấn được bầu làm Chủ tịch HĐQT RGC.
Chốt phiên giao dịch 12/8, thị giá RGC đạt 7.400 đồng/cổ phiếu, tăng gấp gần 2,4 lần so với phiên giao dịch 13/7. Dù vậy, với tỷ lệ cô đặc lớn, khối lượng giao dịch cổ phiếu của RGC ở mức rất thấp.
Giải ngân 100% nguồn vốn bổ sung cho vay giải quyết việc làm trong tháng 8 Nhằm hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, giải quyết việc làm cho người dân, ổn định cuộc sống, tháng 7/2020, UBND tỉnh đã phân bổ 60 tỷ đồng ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Quảng Ninh để cho vay giải quyết việc làm từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên năm 2020....