Quảng Ninh chuẩn bị xây dựng siêu dự án Con đường di sản Vân Đồn
Siêu dự án mang tên Con đường di sản Vân Đồn vừa được đưa lên bàn thảo ngày 16/11 để Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh cho ý kiến.
Dự án con đường di sản Vân Đồn do Công ty CP Vân Đồn Heritage Road làm chủ đầu tư. Dự án này có diện tích quy hoạch trên 3.300 ha, bao gồm 7 phân khu trên núi và phân khu các đảo. Dự án được chia thành 9 phân khu chức năng: Hải Vân – Resort chủ đề đại dương; Kỳ Vân – Khu dân cư cao cấp; Lâm Vân – Khu sinh thái; Vân Uyển – Làng tiên cảnh trên đỉnh đồi; Vân Hạc – Sân golf trên đồi; Vân Tịnh – Khu du lịch tâm linh; Lạc Vân – Khu sườn núi cao cấp; Vân Cảng – Khu Resort bờ biển; Ngọc Vân – Cụm đảo kỳ vỹ.
Ranh giới quy hoạch của Dự án bao gồm phía đảo Cái Bầu và các đảo nhỏ, cụ thể chủ yếu nằm trên các phạm vi đồi phía Tây Bắc khu đô thị Cái Rồng, kéo dài từ xã Đông Xá đến hết xã Hạ Long. Dự án Con đường di sản Vân Đồn là chuỗi liên kết chặt chẽ các hoạt động vui chơi giải trí đa dạng. Ở đó có trung tâm hội nghị; trung tâm trình diễn; trung tâm thương mại; nhà hàng; trung tâm chăm sóc sức khỏe, spa; sân golf; công viên nước; công viên mạo hiểm; nhạc nước; du lịch tôn giáo; bến du thuyền và sân bay trực thăng.
Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, tại buổi làm việc ngày 16/11 Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đọcđánh giá cao ý tưởng quy hoạch của Dự án Con đường di sản Vân Đồn. Lãnh đạo tỉnh khẳng định, Dự án có tính độc đáo, được nhà đầu tư nghiên cứu rất kỹ, chuyên sâu trên tinh thần gắn kết những điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hóa của vùng đất Vân Đồn. Dự án được triển khai và hoàn thành sẽ tạo thêm điểm nhấn về du lịch cho Đặc khu Kinh tế Vân Đồn nói riêng và Quảng Ninh nói chung, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cũng chấp thuận ranh giới mà nhà đầu tư đề xuất với 9 khu riêng biệt đồng thời yêu cầu, trong quá trình lập quy hoạch chi tiết, nhà đầu tư cần nghiên cứu đến tác động dân cư, môi trường, cảnh quan đồng thời phải có sự kết nối hài hòa với những dự án khác trong khu vực và tuyệt đối phải giữ được cảnh quan môi trường.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cũng nhấn mạnh sau khi Dự án được UBND tỉnh phê duyệt, nhà đầu tư cần triển khai thực hiện thi công ngay và lập được lịch tiến độ thi công, trong đó cần tập trung xây dựng khu B8 (Vân Cảng), bao gồm các hạng mục: resort hội nghị, khách sạn, căn hộ khách sạn, biệt thự, biệt thự trên biển, trung tâm tiệc cưới, thương mại, bến du thuyền, show trình diễn nước, bến tàu du lịch cao cấp…
UBND tỉnh giao Ban Quản lý KKT và huyện Vân Đồn rà soát lại các dự án nhỏ lẻ, những diện tích đất rừng giao cho dân trong phạm vi ảnh hưởng thuộc dự án, báo cáo UBND tỉnh có phương án giải quyết, đảm bảo Dự án Con đường di sản Vân Đồn được triển khai đúng tiến độ.
Dự án con đường di sản Vân Đồn do Công ty CP Vân Đồn Heritage Road làm chủ đầu tư. Dự án này có diện tích quy hoạch trên 3.300 ha, bao gồm 7 phân khu trên núi và phân khu các đảo. Dự án được chia thành 9 phân khu chức năng: Hải Vân – Resort chủ đề đại dương; Kỳ Vân – Khu dân cư cao cấp; Lâm Vân – Khu sinh thái; Vân Uyển – Làng tiên cảnh trên đỉnh đồi; Vân Hạc – Sân golf trên đồi; Vân Tịnh – Khu du lịch tâm linh; Lạc Vân – Khu sườn núi cao cấp; Vân Cảng – Khu Resort bờ biển; Ngọc Vân – Cụm đảo kỳ vỹ.
Video đang HOT
Ranh giới quy hoạch của Dự án bao gồm phía đảo Cái Bầu và các đảo nhỏ, cụ thể chủ yếu nằm trên các phạm vi đồi phía Tây Bắc khu đô thị Cái Rồng, kéo dài từ xã Đông Xá đến hết xã Hạ Long. Dự án Con đường di sản Vân Đồn là chuỗi liên kết chặt chẽ các hoạt động vui chơi giải trí đa dạng. Ở đó có trung tâm hội nghị; trung tâm trình diễn; trung tâm thương mại; nhà hàng; trung tâm chăm sóc sức khỏe, spa; sân golf; công viên nước; công viên mạo hiểm; nhạc nước; du lịch tôn giáo; bến du thuyền và sân bay trực thăng.
Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, tại buổi làm việc ngày 16/11 Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đọcđánh giá cao ý tưởng quy hoạch của Dự án Con đường di sản Vân Đồn. Lãnh đạo tỉnh khẳng định, Dự án có tính độc đáo, được nhà đầu tư nghiên cứu rất kỹ, chuyên sâu trên tinh thần gắn kết những điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hóa của vùng đất Vân Đồn. Dự án được triển khai và hoàn thành sẽ tạo thêm điểm nhấn về du lịch cho Đặc khu Kinh tế Vân Đồn nói riêng và Quảng Ninh nói chung, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cũng chấp thuận ranh giới mà nhà đầu tư đề xuất với 9 khu riêng biệt đồng thời yêu cầu, trong quá trình lập quy hoạch chi tiết, nhà đầu tư cần nghiên cứu đến tác động dân cư, môi trường, cảnh quan đồng thời phải có sự kết nối hài hòa với những dự án khác trong khu vực và tuyệt đối phải giữ được cảnh quan môi trường.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cũng nhấn mạnh sau khi Dự án được UBND tỉnh phê duyệt, nhà đầu tư cần triển khai thực hiện thi công ngay và lập được lịch tiến độ thi công, trong đó cần tập trung xây dựng khu B8 (Vân Cảng), bao gồm các hạng mục: resort hội nghị, khách sạn, căn hộ khách sạn, biệt thự, biệt thự trên biển, trung tâm tiệc cưới, thương mại, bến du thuyền, show trình diễn nước, bến tàu du lịch cao cấp…
UBND tỉnh giao Ban Quản lý KKT và huyện Vân Đồn rà soát lại các dự án nhỏ lẻ, những diện tích đất rừng giao cho dân trong phạm vi ảnh hưởng thuộc dự án, báo cáo UBND tỉnh có phương án giải quyết, đảm bảo Dự án Con đường di sản Vân Đồn được triển khai đúng tiến độ.
Theo Trí thức trẻ
5 rừng tràm nhất định phải ghé mùa nước nổi
Về miền Tây mùa nước nổi, bạn sẽ tận hưởng thiên nhiên trong lành, xanh mướt và thưởng thức những món ăn dân dã ở các khu sinh thái có cảnh rừng tràm đẹp mắt như Trà Sư, Tràm Chim hay Tân Lập.
Rừng tràm Trà Sư (An Giang)
Cách thành phố Châu Đốc khoảng 30 km, rừng tràm Trà Sư xanh mướt một màu và mát mẻ quanh năm. Tại đây, bạn được những chiếc tắc ráng đưa vào tham quan cả khu rừng tràm có diện tích gần 850 ha, phía dưới là đám bèo tây giăng kín mặt nước. Giá vé tham quan từ 45.000 một người, tùy số lượng khách đoàn hoặc khách lẻ. Ảnh: Hà Lâm.
Rừng tràm Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp)
Nằm ở hạ lưu sông Mekong thuộc địa phận huyện Tam Nông, vườn quốc gia Tràm Chim thu hút khách du lịch bởi màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng tràm và các loại động thực vật quý hiếm. Từ TP HCM, ngoài chuyến xe chạy thẳng xuống Tràm Chim, bạn có thể bắt xe đi Cao Lãnh rồi đón buýt đi Thanh Bình để xuống vườn quốc gia. Đến đây, bạn có thể mua tour hướng dẫn tham quan Tràm Chim từ một đến 3 tiếng hoặc thuê riêng tắc ráng nếu muốn tự do khám phá với giá 500.000 - 800.000 đồng mỗi xuồng. Ảnh: Tường Ý.
Rừng tràm Tân Lập (Long An)
Rừng tràm Tân Lập thuộc Khu sinh thái làng nổi Tân Lập nằm cách TP HCM khoảng 100 km. Đây vốn là một vùng đất ngập nước hoang sơ thuộc huyện Mộc Hóa, Long An, gần biên giới Campuchia, liên kết với khu vực Đồng Tháp Mười tạo thành mảng xanh bao la, có kênh rạch chằng chịt và dòng sông Vàm Cỏ Tây chảy qua. Du khách có thể chọn ngồi thuyền chèo hoặc vỏ lãi (loại thuyền máy hình thoi) để đi sâu vào bên trong rừng tràm, sau đó lên bờ, theo con đường lát bê tông tham quan ngắm cảnh rừng tràm. Giá vé một người là 55.000 đồng. Ảnh: Tuấn Quyền.
Rừng tràm Xẻo Quýt (Đồng Tháp)
Cách TP Cao Lãnh khoảng 30 km, khu di tích lịch sử - sinh thái Xẻo Quýt rộng hơn 20 ha được tỉnh ồng Tháp quy hoạch, bảo tồn trở thành khu di tích cách mạng, trong khung cảnh thiên nhiên rừng tràm. ến thăm Xẻo Quýt, bạn sẽ được chiếc xuồng ba lá len lỏi giữa rừng tràm để cảm nhận miền sông nước yên bình. Giá vé vào cổng là 5.000 đồng, vé đi xuồng là 15.000 một người. Ảnh: Tourmientay.
Rừng tràm U Minh Hạ (Cà Mau)
Vườn quốc gia U Minh Hạ có hệ sinh thái rừng tràm sáu tháng ngập nước và sáu tháng khô hạn. Vào rừng, du khách sẽ đi giữa ngút ngàn lau sậy bung cờ trắng xóa, cùng với rừng tràm bạt ngàn xanh mướt. Các món đặc sản U Minh cũng khiến nhiều người yêu thích như: mật ong rừng, rắn hổ hành nấu cháo đậu xanh, cá lóc nướng trui, cá rô đồng nấu lẩu mắm, chuột đồng chiên cùng nhiều món ăn dân dã khác. Ảnh: Viettravel.
Má Lúm
Theo VNE
Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào NN: Giải pháp hay, chờ hiện thực hóa NTNN ra ngày 19.9 có bài ghi nhận những ý kiến của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường về giải pháp để thu hút đầu tư nông nghiệp. Theo Bộ trưởng, có 2 vấn đề nổi cộm cần tập trung tháo gỡ trong thời gian tới- đó là tích tụ đất để doanh nghiệp (DN) có điều kiện sản xuất lớn; phát...