Quảng Ngãi: “Tam vương” của loài cá suối ngon, hiếm cỡ nào mà nhiều người tìm mua?
Thịt có mùi vị thơm, dai ngon vô cùng đặc biệt; số lượng ít và nơi sống là khu vực ghềnh đá, thác nước chảy nên đánh bắt được không nhiều… vì vậy cá niên, chạch cát và bống đá được ví là “tam vương” của loài cá suối ở Quảng Ngãi, được nhiều người tìm nhưng không dễ để mua.
1-Cá bống đá
Không như đồng loại ở đồng bằng, cá bống đá (còn gọi là bống suối), lưng có màu đen, dần về dưới bụng pha thêm màu vàng nhạt, kích cỡ to và dài bằng ngón tay út người lớn. Thịt cá bống suối khi chế biến có vị ngon và thơm, dai vô cùng đặc biệt.
Cá bống đá
Theo nhiều người dân ở miền núi Quảng Ngãi, sau khi đánh bắt về chỉ cần rửa sơ qua cho sạch, rồi cho vào nồi kho rim với ít tiêu, hay ớt rừng để ăn cơm thì “dù sạch nồi, căng bụng nhưng miệng vẫn còn thèm”.
Nơi sinh sống của cá bống đá.
Tuy có mặt ở hầu hết con suối ở miền núi Quảng Ngãi, nhưng cá bống suối chọn những vị trí nước chảy và có nhiều đá để sinh sống, thức ăn chủ yếu là rong rêu bám ở đá. Để đánh bắt loại cá này, dụng cụ chủ yếu là giăng lưới, cất vó.
Hôm nào may mắn gặp chỗ vắng, ít người đến thì bắt được 1-2kg/người/ngày, còn bình thường chỉ từ 0,5-0,7kg/người/ngày.
Thành quả sau một ngày đánh bắt.
Số lượng đánh bắt ít, thịt thơm ngon nhưng giá bán loài cá đặc sản này khá mềm, khoảng trên dưới 100.000 đồng/kg. Tuy nhiên phần lớn người dân khi đánh bắt được thường để dành chế biến thức ăn cho gia đình, biếu cho người thân nên dù nhiều người tìm nhưng không dễ mua được cá bống đá.
Video đang HOT
2- Cá chạch cát
Cá chạch cát hiện có giá bán từ 150-170.000 đồng/kg
Cá chạch cát sống dưới đáy những đoạn sông, suối lớn có cát ở miền núi trong tỉnh. Cũng chính vì đặc điểm trên mà loài cá này được gọi tên như vậy.
Thân cá chạch cát có màu vàng nhạt, ở 2 bên lưng là hàng chấm đen hình chữ nhật, kéo dài từ đầu đến đuôi và được phân bố khá đều.
Quăng chài, một hình thức đánh bắt cá suối của người dân miền núi Quảng Ngãi
Cân cá chạch cát để bán cho khách
So với cùng loại ở đồng bằng, cá chạch cát có hình dáng khá giống nhưng kích thước khi trưởng thành chỉ to hơn phân nửa và chiều dài bằng ngón tay út người lớn.
Thịt rất ngon, có mùi thơm và dai vì vậy cá chạch cát được xem là đặc sản ở vùng miền núi Quảng Ngãi, với giá bán hiện từ 150.000-170.000 đồng/kg.
3-Cá niên
Đồng bào thiểu số người Hrê còn gọi tên loài cá này là Cai-lin, người Kor gọi là Ca-da-lết, Jia-liếc. Theo một số tài liệu thì cá niên có tên khoa học là Onychostoma gerlachi, thuộc họ cá chép.
Cá niên, một trong những đặc sản đắt giá ở vùng miền núi Quảng Ngãi.
Cá niên thường sống theo bầy đàn và cư trú tập trung nhiều ở dưới chân các con thác, ghềnh đá, đặc biệt là dưới những chân thác bọt nước tung trắng xóa. Dù luôn bơi ngược dòng nước xiết, thế nhưng không bao giờ cá niên vượt thác.
Cũng như 2 loài trên, thức ăn chính của cá niên là rêu và con hà… bám trên gờ đá. Kích cỡ của cá niên trung bình chỉ nhỉnh hơn ngón tay cái người lớn. Tuy nhiên tại một số vùng như Trà Bồng, Tây Trà… cá niên đặc sản Quảng Ngãi đánh bắt được to đến 2-3 ngón tay của người lớn.
Khu vực thác nước chảy, nơi sinh sống của cá niên và nhiều loài cá khác ở các con suối
Người dân miền núi Quảng Ngãi cho biết, cá niên hiện được nhiều người biết đến và trở thành đặc sản, dẫn đến số lượng người tham gia đánh bắt đông và hình thức đánh bắt là chích điện nên cá niên hiếm dần. Nhiều khi đi cả đêm mới bắt được vài lạng, nửa kí.
Theo đó giá cá niên tăng vọt, hiện dao động từ 400-600.000 đồng/kg, trở thành một trong những sản vật đắt tiền ở vùng miền núi Quảng Ngãi.
Quảng Ngãi: "Đệ nhất cá suối" có tiền cũng không dễ mà mua
Kích cỡ chỉ nhỉnh hơn ngón tay út người lớn nhưng thịt cá bống suối khi chế biến có vị ngon, thơm, dai vô cùng đặc biệt, vì vậy nhiều người dân miền núi còn ví gọi nó là "đệ nhất cá suối".
Tháng 4, khi những con suối ở vùng cao Quảng Ngãi nước bắt đầu kiệt dần nước, cũng là thời điểm bước vào mùa đánh bắt cá bống suối của người dân nơi đây.
Tuy có mặt ở hầu hết con suối ở miền núi Quảng Ngãi, nhưng cá bống suối chọn những vị trí nước chảy và có nhiều đá để sinh sống. Cũng như nhiều đồng loại khác sinh sống nơi đây, thức ăn của cá bống suối chủ yếu là rong rêu bám ở đá.
Cá bống suối thường sinh sống khu vực nước chảy và nhiều đá.
"Để đánh bắt loại cá này, dụng cụ chủ yếu là giăng lưới, cất vó. Hôm nào may mắn gặp chỗ vắng, ít người đến thì bắt được 1-2kg/người/ngày, còn bình thường chỉ từ 0,5-0,7kg/người/ngày", anh Đinh Văn Bi, ở xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây bộc bạch.
Cách bắt cá bống suối thường là dùng lưới để thả (ảnh dưới Nguyễn Thị Thọ).
Qua quan sát, không như đồng loại ở đồng bằng, cá bống suối có lưng màu đen, dần về dưới bụng pha thêm màu vàng nhạt, với kích cỡ to và dài bằng ngón tay út người lớn. Tuy nhiên bù lại thịt cá bống suối khi chế biến có vị ngon và thơm, dai vô cùng đặc biệt. Vì vậy nhiều người dân miền núi còn ví von gọi nó là "đệ nhất cá suối".
Theo nhiều người dân ở miền núi Quảng Ngãi, sau khi đánh bắt về chỉ cần rửa sơ qua cho sạch, rồi cho vào nồi kho rim với ít tiêu, hay ớt rừng để ăn cơm thì "dù sạch nồi, căng bụng nhưng miệng vẫn còn thèm".
Cá bống suối đánh bắt được người dân dành sử dụng để chế biến làm thức ăn cho gia đình (ảnh dưới Nguyễn Thị Thọ).
Số lượng đánh bắt ít, thịt thơm ngon như vậy nhưng giá bán khá mềm, khoảng trên dưới 100.000 đồng/kg. Nhưng phần lớn người dân khi đánh bắt được loài cá này thường để dành chế biến thức ăn cho gia đình, biếu cho người thân nên dù có nhiều người tìm mua, cũng không có.
Công Xuân
Cá niên nướng bên bếp lửa bập bùng Tháng 4, nơi vùng cao Quảng Nam đã vơi đi cái lạnh, nước các con sông con suối bắt đầu ấm áp, rủ rê đám cá niên béo tròn tung tăng trên những đoạn chảy xiết, ghềnh đá hẹp. Cá niên nướng Ảnh: Văn Hoàng Không chỉ đi tìm mồi là những thảm rêu xanh mướt dưới hốc đá hay con hà bám...