Quảng Ngãi: Người dân xâm lấn trái phép di tích danh thắng Ba Làng An
Các cơ quan chức năng đang tiến hành làm việc kiểm tra việc xây dựng, xâm lấn trái phép di tích danh thắng Ba Làng An (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).
Di tích danh thắng Ba Làng An (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) là một thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Quảng Ngãi, nằm trong công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh, điểm quan sát địa chất lý thú về hoạt động phun trào basalt trong quá khứ của khu vực này.
Nơi đây còn có ngọn hải đăng Ba Làng An lâu đời, điểm tham quan ý nghĩa của công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh. Thế nhưng, khu vực này đang bị xâm lấn, xây dựng trái phép bằng các hàng quán, dịch vụ buôn bán ngay dưới di tích danh thắng Ba Làng An.
Di tích danh thắng Ba Làng An bị xâm lấn. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Theo quan sát, người dân đã phá núi, xây kè, mở quán kinh doanh dịch vụ ăn uống xâm lấn di tích danh thắng, phá vỡ cảnh quan tự nhiên của nơi này. Thậm chí, mặc dù các hộ xây dựng trái phép đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn không dỡ bỏ công trình mà còn tiếp tục xây dựng rộng hơn. Đến sáng 7-7, các hộ vẫn còn huy động người làm đến đào đất, đào hố sâu ngay dưới chân núi Ba Làng An.
Những đường kè đã chồng lấn lên các khu vực thềm biển. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Xây dựng công trình trái phép dưới chân núi. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Ông Lê Văn Nguyên, Chủ tịch HĐND xã Bình Châu cho biết: “Phía dưới chân núi của Ba Làng An có 3 công trình của 3 hộ xây dựng trái phép là ông Nguyễn Hữu Phúc, Nguyễn Văn Thi và Nguyễn Văn Dưỡng”.
Theo ông Lê Văn Nguyên, nguồn gốc việc xây dựng trái phép của ông Thi là ông đã có công trình nhỏ được xây dựng cách đây 20 năm trước, đến nay ông mở rộng ra. Ông Thi đã lợi dụng khi các cán bộ đang chống dịch Covid-19 và các ngày thứ 7, chủ nhật để xây dựng mở rộng.
Về phần ông Phúc thì công trình nằm phía dưới chân trạm đèn biển Ba Làng An. “Ông Phúc đã từng bị UBND huyện Bình Sơn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 15 triệu đồng vào năm 2019 và buộc ông phải tháo dỡ công trình vi phạm nhưng đến nay không Phúc vẫn không tháo dỡ công trình và vẫn tiếp tục buôn bán, xây dựng”, Chủ tịch HĐND xã Bình Châu cho biết.
Còn về phần ông Dưỡng, ông này xây dựng công trình phía tây thuộc khu vực Gành đá đỏ, ông Dưỡng lợi dụng tết, thứ 7, chủ nhật để xây dựng công trình. UBND xã đã lập biên bản đề nghị ông Dưỡng dừng thi công và tháo dỡ nhưng ông không thực hiện.
Video đang HOT
Đến sáng 7-7, các hộ vẫn ngang nhiên thuê người xuống đào xới khu vực dưới chân núi và bên sườn núi. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Ông Lê Văn Nguyên cho biết: “Xã đã báo cáo lên huyện, các ngành có liên quan để xem xét xác minh giải quyết dứt điểm. Di tích danh thắng Ba Làng An nằm trong công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh, vừa có rừng, vừa thuộc về vùng khu vực biên giới biển. Xã đã làm việc với Hạt kiểm lâm để xác minh loại rừng, làm việc với ngành văn hóa để tham mưu, tư vấn, đề xuất giải quyết”.
Danh thắng Ba Làng An nằm trong công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh, nét đặc trưng của sự luân phiên giữa các mũi đá, các vũng vịnh đoạn bờ biển phía bắc tỉnh Quảng Ngãi. Ngọn hải đăng ở đây đã hoạt động từ năm 1982, không chỉ thế, Ba Làng An còn là một điểm quan sát địa chất lý thú, một mặt cắt khá đầy đủ của hoạt động phun trào basalt, thềm biển cao, nơi có những đá cuội tảng nhiều kích cỡ nằm rải rác ven biển.
“Trên quan điểm cá nhân tôi, tôi mong rằng báo chí vào cuộc, các cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết dứt điểm tình trạng này, để người dân không tiếp tục phá vỡ cảnh quan, trả lại nguyên trạng đất như trước khi vi phạm”, ông Lê Văn Nguyên nói.
Ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sở đã có văn bản gửi UBND huyện Bình Sơn xử lý về việc xâm hại danh thắng Ba Làng An. Theo ông Nguyễn Minh Trí, phạm vi quản lý địa phương phải có trách nhiệm giải quyết tình trạng này. Sự xâm phạm này ảnh hưởng đến cảnh quan công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh.
300 di sản triệu năm trong công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh
Kiến tạo địa chất liên tục cùng hoạt động núi lửa rộng khắp đã tạo nên 300 di sản "hiếm hoi thế giới" trong công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).
Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản vừa công bố kết quả nghiên cứu về đề án công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh. Trong hình là gành đá uốn lượn ven biển xã Bình Hải, huyện Bình Sơn.
Tháng 3, trầm tích núi lửa nhuốm màu rêu xanh tạo bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở vùng ven biển Lệ Thủy, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn.
Gành đá kỳ thú ở vùng ven biển Bình Sơn. Sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia nhận định công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh có lịch sử tiến hóa địa chất liên tục ít nhất khoảng 2 tỷ năm trước. Điều này thể hiện từ tập hợp các loại đá phong phú (magma, trầm tích, biến chất) từ cổ xưa đến rất trẻ.
Huyện đảo Lý Sơn hệt như trái tim giữa biển trời mênh mông. PGS.TS Vũ Cao Minh, Viện Địa Chất - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết riêng địa phương này có 10 miệng núi lửa phun trào khoảng 9-11 triệu năm trước.
Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, cho biết công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh có hoạt động núi lửa rộng khắp từ khoảng 15 triệu năm trở lại đây cùng với tách giãn, hình thành biển Đông (cùng thời với hình thành các biển ven rìa lục địa Châu Á - Thái Bình Dương).
Đôi chim bồ câu về tổ trên vách đá trầm tích núi lửa ở huyện đảo Lý Sơn.
Xã đảo An Bình (còn gọi là đảo Bé), huyện đảo Lý Sơn. "Các thời kỳ phun trào núi lửa khác nhau đã tạo nên những tuyệt phẩm tự nhiên từ sự tương tác giữa biển và núi lửa. Di sản địa chất ở Quảng Ngãi ví như bảo tàng tự nhiên về hoạt động núi lửa hiếm hoi trên thế giới", ông Văn nhận định.
Vách đá hang Câu, một trong những kỳ quan thiên nhiên ở huyện đảo Lý Sơn. Các nhà khoa học cho hay vách đá trầm tích núi lửa nơi đây có niên đại khoảng 10 triệu năm.
Miệng núi lửa trên đỉnh núi Thới Lới phun nổ cách nay 1 triệu năm, có đường kính 0,35 km, cao 149 m.
Du khách tắm biển bên trầm tích núi lửa hàng triệu năm ở đảo Bé Lý Sơn. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thu, nguyên Giám đốc Trung tâm Địa Đật lý - Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam, cho rằng trầm tích núi lửa tạo nên nhiều cảnh quan độc đáo cho vùng biển Bình Châu - Lý Sơn.
Dấu tích miệng núi lửa cổ nằm sát biển Ba Làng An, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. "Nếu biết cách bảo tồn và phát huy di sản thiên nhiên, khu vực này sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn du khách và các nhà nghiên cứu địa chất trên thế giới", ông Thu nói.
Hoàng hôn về bên ngọn hải đăng sát biển ở xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn.
Là điểm đến lý thú cho mỗi du khách đến Quảng Ngãi, miệng núi lửa ở Gành Yến có niên đại hàng triệu năm với kiến trúc trầm tích xếp chồng lên nhau độc đáo.
Eo biển Bình Châu - nơi có "Nghĩa địa tàu cổ" đắm bí ẩn ở Quảng Ngãi. Phó giáo sư Mark Staniforth, Đại học Monash (Australia) - chuyên gia khảo cổ di sản văn hóa dưới nước, nhận định nhiều tàu cổ đắm dày đặc ở vùng biển này đã minh chứng Bình Châu là thương cảng cổ từng giao thương trên biển sầm uất.
Con tàu cổ đắm 700 tuổi ở vùng biển Bình Châu. Khảo sát trong phạm vi 10 km2 ở vùng biển nơi đây, các nhà khảo cổ dưới nước đã phát hiện 10 tàu cổ đắm. Trong đó, hai con tàu đã được khai quật, số còn lại có nhiều cổ vật gốm sứ, vật dụng thủy thủ đoàn được xác định với nhiều niên đại khác nhau từ thế kỷ 8 đến 18 nằm gần bờ.
Vùng biển Sa Huỳnh, nơi nhà khảo cổ học người Pháp, M.Vinet, lần đầu phát hiện khoảng 200 mộ chum vào năm 1909. Cùng với văn hóa Đông Sơn (miền Bắc), văn hóa Óc Eo (miền Nam), văn hóa Sa Huỳnh (miền Trung) là "ba cái nôi văn minh" xưa tạo thành tam giác văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngư dân mưu sinh trên đầm An Khê gần sát vùng biển Sa Huỳnh. Tiến sĩ Guy Martini, Tổng thư ký Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu của UNESCO, đánh giá những làng chài nơi đây hội đủ điều kiện văn hóa - địa chất để trở thành một thực thể sống động của không gian văn hóa Sa Huỳnh.
Lễ hội cầu ngư mang nét văn hóa đặc trưng miền biển của cư dân Sa Huỳnh. Các chuyên gia đánh giá những làng chài nơi đây bức tranh tổng thể đa dạng giá trị di sản, hội tụ tinh hoa của ba nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa và Đại Việt.
Các ngư dân trong trang phục rực rỡ hát sắc bùa trong lễ hội cầu ngư đầu xuân mới ở làng chài Sa Huỳnh. Tháng 11/2019, Quảng Ngãi đã trình hồ sơ dự án công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh đến UNESCO để xem xét, công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.
Rừng cờ Tổ Quốc nhuộm đỏ đường chạy trên đảo Lý Sơn Hai ngày trước khi Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong (Tiền Phong Marathon), cung đường chạy Lý Sơn đã phủ kín sắc đỏ của 3.000 lá cờ Tổ Quốc. Giải Vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong (Tiền Phong Marathon) sẽ diễn ra trong 2 ngày 4 và 5/7 tại huyện...