Quảng Ngãi ngừng giãn cách xã hội toàn tỉnh, vẫn “cấm” karaoke, bar
Chỉ sau hơn 3 ngày áp dụng, tỉnh Quảng Ngãi quyết định ngừng biện pháp giãn cách xã hội đã áp dụng từ 0h ngày 11/5. Tuy nhiên, một số dịch vụ không thiết yếu vẫn tiếp tục phải tạm dừng hoạt động.
Chiều 10/5, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh quyết định ngừng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ngãi đã áp dụng từ 0h ngày 11/5.
Riêng thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi (nơi ở của BN3067) vẫn tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 15; xóm Vĩnh Long (thôn An Vĩnh) áp dụng cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.
Để phòng chống dịch, tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu tiếp tục dừng đón khách du lịch ngoài tỉnh và người nước ngoài đến đảo Lý Sơn. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu như karaoke, quán bar, rạp chiếu phim vẫn tạm dừng hoạt động đến khi có thông báo mới.
Video đang HOT
Tỉnh Quảng Ngãi ngừng giãn cách xã hội nhưng vẫn yêu cầu các dịch vụ không thiết yếu tiếp tục tạm dừng hoạt động để phòng ngừa dịch bệnh.
Trước đó, tỉnh Quảng Ngãi quyết định thực hiện giãn cách xã hội toàn tỉnh kể từ 12h ngày 7/5. Đây là biện pháp được cho là khá “rắn” trong bối cảnh tỉnh mới ghi nhận 1 trường hợp mắc Covid-19, các trường hợp F1 đều có kết quả xét nghiệm âm tính.
Trao đổi với PV Dân trí khi đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Võ Phiên cho biết, tỉnh Quảng Ngãi đặt nhiệm vụ chống dịch lên hàng đầu, chủ động “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Thời điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, lượng người ngoài tỉnh đến Quảng Ngãi khá đông. Đồng thời, rất nhiều người dân Quảng Ngãi cũng đến các địa phương khác, trong đó có những địa phương có dịch. Việc di chuyển này tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch mà trường hợp BN3067 là minh chứng cho điều này.
Theo ông Phiên, tỉnh Quảng Ngãi xác định giãn cách xã hội là biện pháp cấp bách, ngắn hạn. Tỉnh sẽ dựa trên diễn biến, tình hình dịch và “xem xét từng ngày” để có quyết định kết thúc giãn cách phù hợp nhất.
Cao tốc vận hành hơn 2 năm, nhà thầu TQ vẫn chưa hoàn trả 7 tuyến đường đã mượn
Mặc dù cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vận hành hơn 2 năm nhưng nhà thầu Trung Quốc vẫn chưa hoàn trả 7 tuyến đường đã mượn ở Quảng Ngãi để phục vụ thi công dự án này.
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh ký công văn gửi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về việc giải quyết nội dung tồn tại liên quan đến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đoạn qua huyện Bình Sơn.
Hàng loạt tồn tại liên quan đến dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi mà tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị cần giải quyết.
Theo ông Minh, dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi được đưa vào khai thác từ tháng 9/2018 và thu phí từ tháng 1/2020 nhưng còn nhiều nội dung tồn tại liên quan đến việc thực hiện dự án chưa được giải quyết.
Từ năm 2018 đến nay, UBND tỉnh Quảng Ngãi nhiều lần có văn bản đề nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC, chủ đầu tư dự án) nhưng việc giải quyết kiến nghị hầu như không có hoặc giải quyết không triệt để.
Cụ thể, UBND tỉnh Quảng Ngãi nhiều lần có báo cáo gửi HĐND tỉnh kiến nghị VEC chỉ đạo giải quyết việc hỗ trợ người dân khắc phục 3,1 hecta ngập úng ở xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn nhưng VEC và BQL dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vẫn chưa giải quyết dứt điểm.
Đặc biệt, sau hơn 2 năm cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đưa vào vận hành, đơn vị nhà thầu thi công gói thầu A3 là Công ty TNHH Tập đoàn công trình giao thông tỉnh Giang Tô vẫn chưa hoàn trả 7 tuyến đường đã mượn của huyện Bình Sơn để phục vụ thi công dự án cao tốc.
Vừa qua, UBND huyện Bình Sơn phải sử dụng ngân sách huyện để khắc phục tạm thời các đoạn hư hỏng nghiêm trọng không thể lưu thông được để đảm bảo giao thông cho người dân. Đồng thời, có công văn đề nghị Công ty TNHH Tập đoàn công trình giao thông tỉnh Giang Tô khẩn trương chuyển trả phần kinh phí khắc phục các tuyến đường huyện vào ngân sách huyện để địa phương thực hiện sửa chữa nhưng nhà thầu vẫn chưa có ý kiến
Một trong 7 tuyến đường mà nhà thầu Giang Tô mượn để thi công gói thầu A3 thuộc dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Cuối cùng, UBND tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo VEC khẩn trương thi công hoàn thành nút giao Dung Quất. Đây là vị trí nút giao giữa đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi với đường Trì Bình - cảng Dung Quất kết nối khu kinh tế Dung Quất. Việc nút giao này chưa được thi công hoàn thành gây nên sự bất tiện, mất thời gian và phát sinh các chi phí không cần thiết cho các phương tiện xuống khu vực Bình Sơn, khu kinh tế Dung Quất, khu công nghiệp VSIP do phải đi đường xa hơn.
Vận hành hơn 2 năm, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vẫn tồn tại hàng loạt bất cập Từ năm 2018 đến nay, Quảng Ngãi nhiều lần có văn bản đề nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC - chủ đầu tư dự án), nhưng việc giải quyết các bất cập hầu như không có hoặc giải quyết không triệt để. Một trong những...