Quảng Ngãi: Hàu nuôi chết la liệt, dân bỗng dưng mất cả tỷ đồng
Tính đến thời điểm này, ước đến 80-90% số hộ tham gia nuôi hàu tại khu vực cảng neo đậu tàu thuyền Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, đã bị thiệt hại do hàu nuôi bị chết, với số tiền tính bằng con số nhiều tỷ đồng.
Trưa ngày 14.4, tại khu vực nuôi ở cảng neo đậu tàu thuyền Sa Huỳnh, đưa tay chỉ số hàu chết đã và đang được vớt lên chất thành đống trên lồng bè. Bà Nguyễn Thị Nghĩa (54 tuổi), ở thôn Thạch By, xã Phổ Thạnh, nói như khóc: “Chết sạch hết rồi, mấy chục triệu tiền đầu tư coi như tan theo bọt biển”.
Một góc khu vực nuôi hàu tại cảng neo đậu tàu Sa Huỳnh giờ vắng lặng
Được biết vào khoảng tháng 7 đến 8.2016, vợ chồng bà Nghĩa đầu tư gần 25 triệu đồng để mua hàu con giống Thái Bình Dương về cấy trên 2.000 dây và thả nuôi trong 6 lồng bè. Tuy nhiên, đến đầu năm 2017, thì xảy ra hiện tượng hàu chết, với số lượng ngày càng nhiều.
Thay vì thu hoạch được 4-5 kg/dây, thì hiện mỗi dây chỉ còn lại 1-3 con sống sót, với trọng lượng vài trăm gram.
Theo đó, đến thời điểm này, cũng là lúc thu hoạch thì số hàu còn sống trong các lồng chỉ còn lại chưa đến 10%. “Bình thường số hàu mỗi dây thu hoạch được từ 4-5 kg/dây, nhưng giờ chỉ còn 1-2 con, với trọng lượng khoảng mấy lạng (100 gram/lạng)/dây mà thôi”, bà Nghĩa thẩn thờ.
Không riêng gì bà Nghĩa, mà ước đến 80-90% tổng số lồng bè hàu nuôi tại đây lâm vào tình trạng trên, chỉ khác nhau về tỉ lệ hàu chết ở mỗi lồng mà thôi. Ít thì 40-60%/lồng, còn nặng thì 80-90%/lồng, cá biệt không ít lồng nuôi toàn bộ hàu đều chết sạch, ước tính thiệt hại nhiều tỷ đồng.
Video đang HOT
Một con hàu chết chỉ còn lại phần vỏ
Ngay sau khi xảy ra vụ việc trên, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NNPTNT tỉnh Quảng Ngãi) đã kiểm tra, xét nghiệm và kết luận: Có tất cả 67 hộ tham gia nuôi hàu tại khu vực cảng neo đậu Sa Huỳnh. Tình trạng hàu nuôi bị chết là do nguồn nước tại khu vực này bị ô nhiễm nặng bởi nước, rác thải và dầu máy của tàu thuyền neo đậu rơi vãi xuống; đồng thời độ mặn bị thay đổi đột ngột do ảnh hưởng của mưa lớn trước đó.
Người dân đang lựa bỏ số chết,lấy số hàu sống ít ỏi còn lại bán để vớt vát lại ít vốn
Không chỉ hàu mà vào cuối tháng 9.2016, cũng tại khu vực này hàng chục người nuôi cá bớp lồng cũng bị thiệt hại nặng vì cá nuôi bị chết. Và nguyên nhân cũng do nguồn nước ở khu vực bị ô nhiễm.
Nhiều lồng bè bị người nuôi bỏ hư hỏng sau khi hàu chết
Trao đổi với phóng viên báo Dân Việt, ông Nguyễn Tấn Lái, Trưởng Phòng NNPTNT huyện Đức Phổ, cho biết: “Việc nuôi hàu tại cảng neo đậu tàu thuyền Sa Huỳnh là tự phát và không nằm trong khu vực qui hoạch nuôi hải sản. Chúng tôi đã cùng với chính quyền địa phương nhiều lần khuyến cáo các hộ dân không được thả nuôi hải sản tại đây, thếnhưng người dân vẫn không nghe”.
“Để tránh rủi ro, trong thời gian đến sẽ tiếp tục cùng với chính quyền Phổ Thạnh tiếp tục tuyên truyền; đồng thời tìm, chọn khu vực an toàn hơn, để người dân nơi đây có nơi thả nuôi an toàn hơn”, ông Lái cho biết thêm.
Theo Danviet
Cá mồm sữa xứng tầm đặc sản của đặc sản
Theo một số ngư dân Sa Huỳnh, cá mồm sữa chính là loại sau này lớn lên trở thành cá cơm mồm - một đặc sản hiện đang "đắt hàng" xuất ngoại, thế nhưng về độ ngon lại vượt hơn một bậc. Chính vì vậy nên cá mồm sữa được ví là loại "đặc sản của đặc sản".
Nhiều ngư dân Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) giải thích: "Do thân có màu trắng đục như sữa nên loại cá này được đặt tên là mồm sữa. Tuy nhiên cũng có một số gọi là mồm non, bởi nó là loại nhỏ và để phân biệt với loại cá cơm mồm lớn hơn".
Cá cơm mồm sữa
Qua quan sát, cá mồm sữa có kích cỡ chỉ bằng từ 1/3-1/2 so với cá cơm mồm. Thế nhưng trái ngược với thân hình bé tí tẹo của nó, những ai đã từng thưởng thức cá mồm sữa đều có chung một nhận xét giống nhau là "ngon tuyệt cú mèo". Theo đó dù chế biến lúc còn tươi hay đã được phơi khô, cá mồm sữa vẫn có mùi thơm nhẹ và vị ngọt thanh đặc biệt vô cùng khó tả, khác hẳn với những loại cá khác.
Người dân đang thu gom cá mồm sữa sau khi phơi
"So với cùng loại là cá cơm mồm - một đặc sản đang được xuất khẩu đi một số nước châu Âu, châu Á, thì mồm sữa còn hơn một bậc nếu nói về độ ngon", lão ngư Trần Thanh Vân (65 tuổi) khẳng định.
Tuy cùng loại, thế nhưng kích cỡ và màu sắc của cá cơm mồm (trái) khác hẳn với mồm sữa
Chủ đại lý đang cân bán cá mồm sữa cho khách
Do ngon hơn nên cá mồm sữa cũng có giá gấp 1,5 lần so với cá cơm mồm thường, có thời điểm lên đến 180.000 đồng/kg tươi. Hiện cá mồm sữa phơi khô cũng đang là loại sản phẩm xuất khẩu được tiêu thụ mạnh tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc...Vì kích cỡ quá nhỏ nên mồm sữa sau khi thu mua về không được trụng sơ qua nước sôi rồi mới mang đi phơi; mà được rải ra phơi trực tiếp.
Hiện loại cá này cũng đang được xuất khẩu và tiêu thụ mạnh ở nhiều nước
Vụ đánh bắt cá cơm mồm sữa hàng năm của ngư dân Phổ Thạnh cũng bắt đầu từ khoảng tháng 12 Âm lịch năm trước, kéo dài đến tháng 3 Âm lịch năm sau. Toàn xã Phổ Thạnh có khoảng 140 chiếc tham gia đánh bắt loại hải sản này, với sản lượng khai thác tuỳ theo, từ 300-2000 kg cá tươi/chuyến/tàu.
Theo Danviet
Những loại quả dại núi rừng "hút hồn" lũ trẻ vùng quê Không có giá trị nhiều về kinh tế và chỉ mang tính ăn cho vui là chính, thế nhưng nhiều loại trái, quả dại núi rừng luôn thu hút lũ trẻ ở vùng thôn quê, miền núi kéo nhau kiếm tìm mỗi khi rảnh rỗi. 1. Trái quăng đỏ au Từng mọc rất nhiều ở dọc bìa chân đồi và bìa núi của...