Quảng Ngãi được phân bổ 6.700 liều vắc xin Covid-19
Bộ Y tế vừa công bố quyết định về việc phân bổ vắc xin Covid-19 đợt 2 cho các địa phương trong cả nước. Theo đó, Quảng Ngãi sẽ tiếp nhận 6.700 liều để triển khai tiêm phòng cho các đối tượng ưu tiên trên địa bàn tỉnh.
Trong đợt 2 này, Bộ Y tế sẽ phân bổ hơn 680 nghìn liều vắc xin AstraZeneca cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật của 63 tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi được phân bổ 6.700 liều vắc xin phòng Covid-19.
Quảng Ngãi sẽ triển khai tiêm phòng Covid-19 cho các đối tượng ưu tiên theo quy định ngay sau khi tiếp nhận vắc xin
Video đang HOT
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng quyết định phân bổ cho 30 nghìn liều vắc xin cho lực lượng công an, 80 nghìn liều cho lực lượng quân đội, và 20 nghìn liều cho dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia. Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp nhận và bảo quản vắc xin theo quy định. Tiến hành tiêm chủng ngay khi tiếp nhận vắc xin cho các đối tượng và hoàn thành trước ngày 15.5. Báo cáo kết quả tiêm chủng về Bộ Y tế và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur theo phân vùng quản lý.
Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chủ động tiếp nhận và triển khai tiêm chủng cho các đối tượng theo thẩm quyền quản lý gồm các lực lượng Trung ương và địa phương, hoàn thành trước ngày 15.5. Thực hiện quản lý, sử dụng vắc xin hiệu quả, đúng đối tượng theo quy định và thông báo kết quả tiêm chủng về Bộ Y tế.
Tiếp sức cho đồng bào miền Trung
Cơn "đại hồng thủy" và cơn bão số 9 đều đã đi qua, nhưng những thiệt hại cực kỳ nghiêm trọng mà nó gây ra cho người dân vùng bão thì vẫn còn nguyên. Để giúp người dân tái thiết cuộc sống, cần có nhiều hình thức, nguồn lực hỗ trợ rất lớn từ cộng đồng.
Những ngày qua, dòng thông tin trên báo chí, mạng xã hội tràn ngập những câu chuyện cảm động về các tấm gương "lá lành đùm lá rách": Rất nhiều gia đình may mắn vẫn còn được mái nhà nguyên vẹn sau thiên tai, đã nhận những gia đình bị mất nhà cửa đến tá túc, họ còn giúp đỡ những bữa ăn để các hàng xóm của mình vượt qua thời khắc ngặt nghèo.
Nhân dân Thủ đô tiếp sức cho đồng bào miền Trung
Nước uống, lương khô, mì tôm, sữa cho trẻ em và người già, mắm muối, nước sạch... được bà con chia sẻ với nhau, mỗi người một ít để cùng nhau qua cơn bĩ cực. Bên cạnh sự cứu trợ của các nhà hảo tâm, thì việc "dân cứu dân" - những người tại địa phương ra tay trợ giúp, đùm bọc những người cùng làng cùng xóm trong cơn hoạn nạn, cũng là điều rất đáng được ghi nhận và trân trọng.
Trong đợt thiên tai vừa qua, vai trò của lực lượng quân đội, công an và các đội tình nguyện là hết sức quan trọng. Họ không chỉ sẵn sàng xả thân, băng mình vào những chốn hiểm nguy nhất để cứu người, các lực lượng này còn băng rừng vượt suối cõng gạo đến cứu trợ dân ở các vùng bị cô lập.
Vào lúc này, việc dựng lại nhà bị đổ sập, lợp lại mái những ngôi nhà bị hư hỏng là việc cần làm đầu tiên ở các tỉnh vừa chịu thiệt hại do thiên tai. Bởi như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo, rằng "không thể để người dân sống trong cảnh màn trời chiếu đất!". Có thể thấy, bên cạnh các lực lượng xung kích thuộc nhà nước quản lý đã sẵn sàng, những lực lượng thanh niên xung kích tình nguyện giúp dân, những người có tay nghề ở tại địa phương hoặc vùng lân cận cũng đều đã sẵn sàng vào cuộc hỗ trợ dân với những hành động thiết thực nhất. Điều này đã giúp nhiều gia đình neo đơn có thêm nguồn nhân lực để sớm tái thiết cuộc sống.
Cũng phải kể đến việc các doanh nghiệp, đại lý kinh doanh vật liệu xây dựng ở tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam đã cam kết không tăng giá vật liệu, từ tôn tới ngói lợp nhà cùng những vật liệu thiết yếu khác, đồng thời cam kết vận chuyển miễn phí vật liệu về tận nhà dân đang cần.
Người dân ở các vùng chịu thiệt hại do thiên tai đang cần rất nhiều sự hỗ trợ: Chỗ thì cần tôn và ngói để lớp mái nhà; chỗ cần xi măng để xây lại bức tường; nơi cần sách vở vì bị bão làm ướt hết; chỗ lại cần nước sạch vì nguồn nước bị nhiễm bẩn... Nhưng theo một số lãnh đạo các tỉnh miền Trung, trong số những món quà cứu trợ quý giá, thì tiền mặt là thứ bức thiết nhất để người dân chọn lựa những gì mình cần nhất để mua sắm lúc này.
Tái thiết sau thiên tai bao giờ cũng đặt ra nhiều công việc rất nặng nề. Vì thế, cần sự đồng lòng giữa nhà nước và nhân dân, cần sự phối hợp hiệu quả giữa các địa phương bị thiệt hại và những đoàn cứu trợ, để người dân vùng chịu thiệt hại do thiên tai có thể tu sửa, xây dựng lại những ngôi nhà, trường học và các công trình phục vụ dân sinh trong thời gian ngắn nhất.
Dự báo trong thời gian tới, miền Trung sẽ lại tiếp tục hứng chịu thêm một số cơn bão nữa, trước mắt là cơn bão Goni đang ở trên biển Đông, nhiều khả năng lại đổ bộ vào khu vực từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Kèm theo đó có thể sẽ là mưa to, lũ lụt. Vì vậy, việc giúp dân tái thiết cuộc sống càng trở nên cấp bách. Trong tình hình này, tinh thần "Lá lành đùm lá rách" càng cần được phát huy để tiếp thêm sức cho những người dân miền Trung vững lòng vượt qua cơn bĩ cực.
Nhiều vùng biển có mưa dông, đề phòng lốc xoáy và gió giật mạnh Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với rãnh áp thấp có trục từ 4-7 độ vĩ Bắc, đêm 10/12, vùng biển từ Quảng Ngãi đến Cà Mau, khu vực Giữa và Nam Biển Đông, vùng biển quần đảo Trường Sa có mưa rào và dông, trong cơn dông có...