Quảng Ngãi đề nghị trả Bộ Y tế gần 200.000 liều vắc xin COVID-19
Dịch bệnh được kiểm soát, người dân không đồng ý tiêm, tỉnh Quảng Ngãi có văn bản gửi Bộ Y tế đề nghị trả lại gần 200.000 liều vắc xin để phân bổ cho địa phương khác có nhu cầu.
Dịch bệnh được kiểm soát, người dân không tiêm vắc xin, Quảng Ngãi dôi dư gần 200.000 liều và đề nghị trả lại cho Bộ Y tế – Ảnh: TRẦN MAI
Ngày 13-6, ông Phạm Minh Đức, phó giám đốc phụ trách Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi, xác nhận tỉnh còn dư gần 200.000 liều vắc xin COVID-19 và tham mưu UBND tỉnh Quảng Ngãi có văn bản đề nghị trả Bộ Y tế để phân bổ cho địa phương khác.
Theo ông Đức, về nguyên tắc nếu xác định không sử dụng hết lượng vắc xin được cấp, phải báo Bộ Y tế biết. Hiện nay khả năng không tiêm hết lượng vắc xin được cấp nên phải hoàn trả, nếu để lại sẽ hết hạn sử dụng.
Theo văn bản UBND tỉnh Quảng Ngãi gửi Bộ Y tế, gần 200.000 liều vắc xin còn hạn sử dụng đến ngày 30-6.
Tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 tại Quảng Ngãi trong thời gian gần đây rất chậm và khó khăn hơn nhiều so với giai đoạn trước. Nguyên nhân là do tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, số ca mắc mới, nhập viện và tử vong giảm; một bộ phận người dân sau khi đã khỏi bệnh có tâm lý chủ quan, không đồng ý tiêm chủng.
Bên cạnh đó, việc thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh COVID-19 hiệu quả, nhiều địa phương trong tỉnh có sự di biến động dân cư do người dân học tập, làm việc tại các tỉnh, thành phố khác, với số người đi khỏi địa phương sau khi tiêm mũi 2 ước tính là 85.468 người.
“Tình hình tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân rất chậm không chỉ ở Quảng Ngãi mà còn nhiều địa phương khác. Tỉnh có văn bản báo cáo để có hướng xử lý và phân bổ phù hợp”, ông Đức nói.
Video đang HOT
Được biết, đến nay, tổng số vắc xin theo phân bổ của Bộ Y tế đối với tỉnh Quảng Ngãi là hơn 2,7 triệu liều và vắc xin thực nhận là 2.701.484 liều. Tổng số vắc xin đã sử dụng là 2.477.773 liều, đạt 92%.
Trước đó, ngày 10-6, Bộ Y tế có công điện số 771 “hối thúc” về việc tăng cường tiếp nhận và triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19. Trong đó, Bộ Y tế nhấn mạnh địa phương nào không tiếp nhận đủ vắc xin sử dụng để tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên, cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và không rà soát đủ đối tượng thuộc diện phải tiêm, nếu để xảy ra dịch tại địa phương thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Chính phủ.
Tiêm vắc xin COVID-19 có tính bắt buộc?
Có bắt buộc tiêm vắc xin COVID-19, việc tăng học phí đối với các cấp học như thế nào? Những câu hỏi này đã được giải đáp tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4-6.
Bà Nguyễn Thị Liên Hương trả lời về quy định có bắt buộc tiêm vắc xin phòng COVID-19 hay không? - Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Họp báo Chính phủ thường kỳ được tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn.
Chưa đủ căn cứ bắt buộc tiêm vắc xin COVID-19
Liên quan đến việc có bắt buộc tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân hay không, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại các vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc xin hoặc khi đến vùng có dịch phải sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin.
Năm 2020, Chính phủ đã ban hành quy định dịch COVID-19 là đại dịch nhóm A, có nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng trên phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên, hiện COVID-19 chưa được cập nhật vào danh mục bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế bắt buộc, cũng như độ tuổi trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng, quy định độ tuổi và độ tuổi bắt buộc theo tình hình dịch.
Bà Hương cho biết Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng không khuyến cáo bắt buộc tiêm vắc xin COVID-19.
"Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tổ chức tiêm vắc xin COVD-19 tự nguyện hơn là bắt buộc. Bên cạnh đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện cũng tiêm vắc xin COVID-19 theo tinh thần tự nguyện, không bắt buộc (chỉ một số quốc gia bắt buộc với một số đối tượng như quân nhân, chưa bắt buộc với trẻ em). Ngoài ra, các loại vắc xin COVID-19 hiện vẫn đang nghiên cứu theo dõi các đối tượng sử dụng và hiệu quả của vắc xin.
Căn cứ vào quy định hiện hành và những lý do trên, tại thời điểm hiện nay việc bắt buộc tiêm vắc xin COVID-19, đặc biệt là nhóm trẻ 5-12 tuổi chưa có đủ cơ sở.
Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ làm việc với Bộ Tư pháp và các đơn vị khác, các chuyên gia để xem xét về việc bắt buộc tiêm vắc xin COVID-19", bà Hương nói.
Sẽ chuyển quy định 5K thành V2K
Đại diện Bộ Y tế đánh giá đến nay về thực chất quy định 5K đã giảm thiểu.
"Quy định 5K đã được sử dụng hiệu quả và góp phần lớn trong công tác phòng, chống dịch. Đến nay, Bộ Y tế đã tạm dừng việc khai báo y tế, không tập trung đông người, giữ khoảng cách. Như vậy, thực chất chỉ còn thực hiện khẩu trang, khử khuẩn.
Hiện việc tiêm vắc xin COVID-19 đúng lịch, đủ liều là rất quan trọng để duy trì phòng, chống dịch. Do đó, Bộ Y tế đã thảo luận và xin ý kiến để chuyển 5K thành V2K là vắc xin, khẩu trang và khử khuẩn. Tuy nhiên, trong dự thảo Bộ Y tế vẫn sẽ sử dụng thông điệp 5K để sử dụng khi có dịch bệnh mới", bà Hương thông tin.
Mức học phí sẽ phù hợp tình hình kinh tế địa phương
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Hoàng Minh Sơn trả lời báo chí về kế hoạch tăng học phí đối với các cấp học đang gây nhiều tranh cãi trong thời gian gần đây.
Ông Hoàng Minh Sơn, thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, trả lời báo chí trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ - Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Theo ông Sơn, năm 2020 - 2021 bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành nghị định số 81 về khung học phí. Tại thời điểm chuẩn bị ban hành thì dịch diễn biến phức tạp, đã đề nghị giữ nguyên học phí năm 2021 - 2022. Khung học phí giáo dục phổ thông các năm tiếp theo đã quy định cụ thể trong nghị định 81.
"Từ các năm sau trở đi, các địa phương sẽ căn cứ tình hình cụ thể, điều kiện kinh tế - xã hội, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng để quy định khung học phí, mức học phí mầm non, phổ thông không tăng quá 7,5%/năm.
Dự kiến năm 2025 mới tính đủ chi phí với giáo dục đại học, giáo dục phổ thông và mầm non đến năm 2030, việc tính đủ chi phí đã kéo dài theo chủ trương của Chính phủ. Tại nghị định đã quy định rõ mức khung học phí, mức trần và sàn, còn các địa phương quy định mức cụ thể trong khung đó", ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có công văn yêu cầu các cơ sở giáo dục trực thuộc bộ xác định mức học phí, phù hợp quy định cụ thể của địa phương, chia sẻ khó khăn với người dân, khả năng đóng góp của người dân. Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học.
Bộ cũng được giao tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh lộ trình tăng học phí, nghiên cứu toàn diện tác động tăng học phí này tới các đối tượng khác nhau, đặc biệt là sinh viên, học sinh, gia đình khó khăn. Trên cơ sở đó để có đề xuất với Chính phủ biện pháp hỗ trợ cần thiết, đặc biệt bậc phổ thông, mầm non, đại học.
Đồng thời có hướng dẫn, trong khung đó tùy theo tình hình cụ thể có điều chỉnh phù hợp với tình hình của địa phương, khả năng chi trả của địa phương và đáp ứng yêu cầu dạy và học trong tình hình mới.
Khi nào cần sử dụng hộ chiếu vắc xin Covid-19? Bộ Y tế hôm nay 6.4 có thông tin mới nhất về "công dụng" của hộ chiếu vắc xin Covid-19, sau khi nhiều người dân nêu câu hỏi "hộ chiếu vắc xin dùng để làm gì?". Chứng minh lịch sử tiêm chủng Theo Bộ Y tế, từ 15.4, Việt Nam cấp "hộ chiếu vắc xin" Covid-19 trên cả nước. Đại diện Cục Công...