Quảng Ngãi: 2-3 giờ sáng ra biển, 8-9 giờ sáng vào bờ, dân bắt loài cá gì mà kiếm vài trăm ngàn đến 1 triệu?
Hằng năm, cứ đến mùa biển động, ngư dân làm nghề đánh bắt cá bằng lưới cước ven bờ lại bước vào mùa làm ăn.
Từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch, trong khi đa số các tàu thuyền chuyên đánh bắt ở vùng khơi, vùng lộng đều nằm bờ, thì vùng biển ven bờ của tỉnh lại nhộn nhịp các ghe nhỏ, thúng chai của ngư dân làm nghề săn cá lưới cước.
Tại bãi biển xã Đức Minh (huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi), vừa tranh thủ gỡ cá để bán cho thương lái sau một đêm đánh bắt, ngư dân Đào Hải vui mừng chia sẻ, vào mùa biển động, việc vươn khơi vất vả nhưng bù lại, giá cá những tháng này nhỉnh hơn mùa biển êm từ 30 – 80 nghìn đồng/kg tùy loại. Do đó, ngư dân vùng bãi ngang ai nấy cũng đều tranh thủ đánh bắt, kiếm thu nhập.
Ở bãi biển Gành Cả, thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), ngay từ mờ sáng, hàng chục chiếc thuyền thúng của ngư dân cũng nhộn nhịp cập bến sau một đêm vươn khơi.
Video đang HOT
Nhiều chị em phụ nữ cùng chồng tất bật gỡ cá, để kịp cho thương lái thu mua. “Khi biển động, cá vào vùng ven bờ nhiều, nên chỉ thả lưới cách bờ khoảng 1 – 1,5 hải lý là có thể đánh bắt được nhiều loại cá như các hố, cá sòng, cá nục, cá liệt…
Chuyến này tôi đánh bắt được hơn 30kg cá hố, cá sòng, cá nục các loại, thu về khoảng 1,2 triệu đồng”, ngư dân Lê Văn Khải, xã Bình Châu, phấn khởi nói.
Đánh bắt cá lưới cước không chỉ là nghề truyền thống của ngư dân chuyên đánh bắt ven bờ, mà đây còn là nghề “tay trái” của các ngư dân làm nghề đánh bắt xa bờ.
“Mùa biển êm, tôi theo tàu câu mực xà đi đánh bắt ở vùng khơi, 3 tháng mới về đất liền. Còn mùa biển động, khi tàu câu khơi nằm bờ, tôi sắm thúng ra vùng biển cách cửa Sa Cần khoảng 3 – 4 hải lý để thả lưới. Cứ 2 – 3 giờ sáng đi, rồi 8 – 9 giờ sáng về bờ là thu được vài trăm nghìn đến cả triệu đồng. Nhờ vào nghề này mà tôi có việc làm và thu nhập đều trong 3 tháng nghỉ câu mực xà”, ngư dân Đoàn Trưởng, xã Bình Đông (Bình Sơn), cho biết.
Những mẻ cá vừa được thu hoạch ở gần bờ.
Theo các ngư dân làm nghề đánh bắt cá lưới cước ven bờ, trước đây hầu hết đều sử dụng lưới cước 2, lưới cước 3 để đánh bắt.
Trong 5 năm trở lại đây, ngư dân chuyển sang sử dụng lưới cước 4, lưới cước 5. “Kích thước mắt lưới nhỏ sẽ bắt được cá nhiều hơn, nhưng giá trị kinh tế không cao. Kích thước mắt lưới lớn sẽ bắt được cá lớn, vừa có thu nhập cao, vừa nuôi dưỡng được nguồn lợi thủy sản để tạo sinh kế lâu dài”, ngư dân Trần Một, ở xã Bình Đông, cho hay.
Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bình Châu Nguyễn Thanh Hùng cho biết, trên địa bàn xã hiện có hơn 500 ngư dân hành nghề lưới cước vào mùa biển động.
Mùa này, dòng nước đáy bị xáo động, nhiều loại cá di chuyển lên tầng nước nổi, nên ngư dân đánh bắt được sản lượng khá. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong mùa biển động, trước khi ra khơi, ngư dân nên theo dõi, cập nhật dự báo thời tiết để chủ động trong đánh bắt. Khi hoạt động trên biển phải mặc áo phao, tuyệt đối không được ra biển khi có bão, áp thấp nhiệt đới.
Cứu hộ 15 ngư dân gặp nạn trên biển ở Quảng Ngãi
Ngày 13/12, ông Lê Khuân, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Vĩnh (huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) thông tin, tàu cá mang số hiệu Qng 96138-TS của ngư dân Lê Đình Việt (trú tại thôn Tây An Vĩnh) gặp nạn trên vùng biển Hoàng Sa, đã được ứng cứu và đang được lai dắt vào đất liền.
Cụ thể, khoảng 3 giờ ngày 13/12, tàu cá Qng 98813-TS của ngư dân Trần Anh Dũng (trú tại thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi) đã tiếp cận được tàu cá bị nạn và lai dắt vào đất liền. Dự kiến, trong tối 13/12 tàu sẽ cập bờ. Hiện sức khỏe của 15 thuyền viên trên tàu cá bị nạn đã ổn định.
Trước đó, vào khoảng 20 giờ ngày 11/12, khi đang di chuyển trên vùng biển Hoàng Sa, tàu cá Qng 96138- TS bị chết máy, 15 thuyền viên trên tàu cố gắng khắc phục sự cố nhưng không thành công. Tàu bị trôi dạt đến vị trí cách đảo Tri Tôn khoảng vài chục hải lý. Do có sóng to, gió lớn nên chủ tàu đã phát tín hiệu cầu cứu khẩn cấp.
CẬP NHẬT: Thêm 2 tỉnh cho học sinh trên địa bàn nghỉ cấp tốc vì có ca F0 trên địa bàn Các tỉnh này đã cho học sinh lùi lịch học hoặc tạm dừng đến trường. Danh sách 2 tỉnh thành cụ thể như sau: 1. Quảng Ngãi Ông Phạm Ngọc Lân, Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), cho biết từ ngày 12/10, địa phương tạm dừng cho học sinh đến trường để phòng, chống dịch Covid-19. Các trường tiểu học, THCS...