Quảng Nam: Vay vốn trồng tiêu, nuôi bò, nhiều nông dân phất lên
Nhiều nông dân ở huyện miền núi Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đã mạnh dạn vay vốn của ngân hàng để trồng tiêu, chăn nuôi bò mà trở nên giàu có và có hộ thu lãi từ 150 – 200 triệu đồng/năm.
Thu nhập 200 triệu/năm
Ông Phạm Đức Dũng – Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam (Agribank Tiên Phước) cho biết, xác định rõ mục tiêu, vai trò chủ lực trong đầu tư tín dụng để phát triển lĩnh vực “tam nông”, thời gian qua đơn vị đã chủ động cân đối nguồn vốn, triển khai có hiệu quả chương trình cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhờ đó, nhiều nông dân trên địa bàn đã có điều kiện đầu tư, phát triển sản xuất, chăn nuôi hiệu quả và vươn lên làm giàu chính đáng.
Nhờ tiếp cận nguồn vốn Agribank mà gia đình ông Lưu Văn Đường (ở thôn 1, xã Tiên Mỹ, huyện Tiên Phước) phát triển kinh tế và thu lãi trên 200 triệu đồng/năm. Ảnh: Trần Hậu.
Để minh chứng điều này, chúng tôi cùng cán bộ của Agribank Tiên Phước đi thăm một số mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả trên địa bàn. Đến thăm mô hình trồng tiêu của hộ ông Lưu Văn Đường và bà Trần Thị Tín (ở thôn 1, xã Tiên Mỹ, huyện Tiên Phước), chúng tôi được ông Đường chia sẻ, cuối năm 2015 tôi vay 60 triệu đồng từ chi nhánh Agribank huyện Tiên Phước, nhờ có nguồn vốn này mà tôi đã xây dựng được mô hình trồng tiêu và cây ăn quả với tổng diện tích hơn 5.000m2.
Agribank Tiên Phước luôn đồng hành và hỗ trợ vốn kịp thời cho nông dân trồng tiêu, phát triển kinh tế hộ. Ảnh: Trần Hậu.
“Hiện nay, mỗi năm gia đình ông Đường xuất bán ra thị trường khoảng 6 tạ tiêu, với giá bán 450kg/1kg, cùng với đó là vườn cây ăn trái, gồm: bưởi, cam, sầu riêng…, Mỗi năm sau khi trừ chi phí, cho lãi hơn 200 triệu đồng. Cũng nhờ nguồn vốn của Agribank mà kinh tế gia đình tôi được khá giả, đã xây được ngôi nhà khang trang, nuôi 2 đứa con ăn học…” – ông Đường phấn khởi nói.
Video đang HOT
Ở huyện Tiên Phước, nhiều người trồng tiêu đã phất lên làm giàu. Ảnh: Trần Hậu.
Theo ông Đường, không những gia đình ông mà nhiều hộ trên địa bàn xã Tiên Mỹ nói riêng, huyện Tiên Phước nói chung, nhờ nguồn vốn của ngân hàng Agribank mà các hộ đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, tạo kế sinh nhai, ổn định cuộc sống, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu, tôi rất biết ơn ngân hàng đã quan tâm, tạo điều kiện cho chúng tôi vay vốn…
Nhiều hộ khá giả
Một mô hình khác cũng không kém hiệu quả là mô hình chăn nuôi bò kết hợp với trồng trọt của hộ bà Bành Thị Bình (ở thôn Phú Xuân, xã Tiên Mỹ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam), cũng đạt được hiệu quả khá cao. Chị Bình cho biết, năm 2010 bà vay 30 triệu của ngân hàng Agribank mua bò để nuôi, trồng keo, trồng cây lòn bon, cây quế, câu Tiên Phước…
Từ nguồn vốn Agribank đã giúp gia đình bà Bành Thị Bình đã xây dựng được mô hình kinh tế vườn rừng, đem lại thu nhập cho gia đình bà hàng trăm triệu đồng/năm. Ảnh: Trần Hậu.
Đến nay, cơ ngơi của gia đình chị Bình gồm đàn bò 6 con, hơn 1ha rừng, 1ha trồng các loại cây ăn quả và mỗi năm sau khi trừ chi phí đem lại nguồn thu nhập cho gia đình chị Bình gần 150 triệu đồng.
Nhiều nông dân ở Tiên Phước vay vốn mua bò chăn nuối hiệu quả. Ảnh: Trần Hậu.
Ở Tiên Phước, không chỉ riêng hộ ông Đường, bà Bình mà trên địa bàn còn khá nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Tiêu biểu là mô hình trang trại trồng cây ăn quả quy mô lớn trên 3ha của ông Ca Văn Toan (thôn 3, xã Tiên An); Hay như mô hình trồng tiêu trên 1000 choái của ông Bùi Tấn Bảy (thôn 3, xã Tiên Ngọc)… và còn nhiều mô hình làm giàu khác nữa.
“Agribank Tiên Phước sẽ tiếp tục đồng hành cùng bà con để tiếp vốn kịp thời cho các hộ để đẩy mạnh phát triển, sản xuất, chăn nuôi, góp phần tích cực nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững…” – Ông Phạm Đức Dũng nhấn mạnh.
Theo Danviet
Quảng Nam: Thuê chuyên gia về tư vấn làm OCOP
Để thực hiện có hiệu quả Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", nhiều địa phương ở Quảng Nam đã mời chuyên gia về tư vấn, hỗ trợ cách làm. Nhờ đó, dù mới triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhưng huyện Tiên Phước đã đạt được nhiều kết quả rất ấn tượng.
Trong tổng số 27 sản phẩm tham gia đánh giá cấp tỉnh Quảng Nam năm 2018 thì Tiên Phước có 4 sản phẩm đều đạt 4 sao.
Thuê chuyên gia về tư vấn cách làm
Ông Hường Văn Minh - Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước cho biết, thực hiện Quyết định số 1599/QĐ-UBND ngày 22/5/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Chương trình OCOP); Quyết định số 2290/QĐ-UBND ngày 31/7/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt phương án thí điểm phát triển sản phẩm OCOP năm 2018 theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018-2020, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn huyện.
Huyện Tiên Phước được xem là thủ phủ của cây lòn bon mà xã Tiên Châu là địa phương có nhiều nhà vườn trồng lòn bon nhất và cũng là vùng đất có vị trái cây này ngon nhất.
"Để thực hiện hiệu quả Chương trình, huyện Tiên Phước đã ban hành Quyết định thành lập Ban điều hành và Tổ giúp việc Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, thành viên Ban điều hành, Tổ giúp việc; bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện Chương trình OCOP cấp huyện. Hướng dẫn các xã bổ sung nhiệm vụ thực hiện Chương trình OCOP cho BCĐ, BQL xây dựng NTM và cán bộ NTM xã..." - Ông Minh chia sẻ.
Tiêu Tiên Phước đã được công nhận sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao.
Theo ông Minh, đây là chương trình mới, UBND huyện đã mời PGS-TS Trần Văn Ơn - chuyên gia tư vấn Chương trình OCOP, tổ chức tuyên truyền, quán triệt về ý nghĩa, tầm quan trọng, nguyên tắc thực hiện và chu trình OCOP trong các cấp, ngành và các chủ thể sản xuất. Đặc biệt Phòng NN&PTNT đã tổ chức tuyên truyền cho 15/15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Tổ chức thành công "Phiên chợ xứ Tiên" lần 2, qua đó thực hiện việc trưng bày, chấm chọn các sản phẩm "tiền OCOP", đã chọn ra 39 sản phẩm "tiền OCOP" có tiềm năng để phát triển đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP.
Điểm sáng thực hiện OCOP ở Quảng Nam
"Tiên Phước là huyện có thế mạnh về phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại và có thế mạnh về cây con đặc hữu như: gà ta thả vườn, heo bản địa và một số cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Tiêu, Thanh trà - Tiên Hiệp; Lòn Bon - Tiên Châu; Măng cụt - Tiên Mỹ...
Vì vậy, năm 2018, huyện chọn 4 sản phẩm, gồm: Rượu lòn bon (HTX Nhật Linh), tiêu Tiên Phước (Công ty Sơn Tiến), tinh dầu sả, tinh dầu quế (HTX Nông Dược Xanh Tiên Phước) để tham gia thí điểm Chương trình. Kết quả trong tổng số 27 sản phẩm tham gia đánh giá cấp tỉnh năm 2018; có 5 sản phẩm đạt 4 sao cấp tỉnh; trong đó riêng huyện Tiên Phước có 4 sản phẩm đều đạt 4 sao (tiêu Tiên Phước, tinh dầu quế, tinh dầu sả và rượu lòn bon)..., ông Minh phấn khởi nói.
Hiện nay trái lòn bon được sản xuất thành rượu và đã được công nhận là sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao.
Theo ông Minh, để phát triển bền vững chương trình OCOP trong năm 2019, UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương, khuyến khích các chủ thể đăng ký thực hiện 13 sản phẩm OCOP, như: dầu phụng, dầu me, nếp cái hương bầu, thanh trà, chuối ép.... của 11 chủ thể. Huyện phấn đấu cuối năm nay có thêm 9 sản phẩm đạt 3 sao cấp tỉnh.
Để đạt được mục tiêu trên, huyện đã chỉ đạo cho các ngành chuyên môn thực hiện các mô hình chuyển đổi, xây dựng mô hình bảo tồn, phát triển cây con bản địa. Lồng ghép các nguồn vốn PTSX, hướng dẫn các xã xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho chương trình OCOP, như: đậu phộng, tiêu, quế, sả, củ sam, cây ngãi,...Đặc biệt, gắn với Đề án kinh tế vườn, kinh tế trang trại mang đặc trưng vùng trung du xứ Quảng của huyện đang thực hiện là tiền đề để phát triển vùng nguyên liệu ổn định cho chương trình OCOP trong thời gian tới.
Theo Danviet
Cây nấm chò "khủng" nặng gần 70 kg Cây nấm chò "khủng" nặng gần 70 kg được trả với giá 60 triệu đồng nhưng chủ sở hữu chưa đồng ý bán. Ngày 6-5, anh L.T.O (ngụ huyện Tiên Phước, Quảng Nam) cho biết, anh đang sở hữu một cây nấm chò "khủng" nặng gần 70 kg. Cây nấm khủng cao khoảng 1m. Ảnh: TN. Theo anh O., ngày 3-5, nhóm bạn...