Quảng Nam: Sự thật vụ “uống chai nước tăng lực, lăn đùng ra chết”
Tin từ Phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an tỉnh Quảng Nam) cho hay, Phòng này vừa điều tra làm rõ và khẳng định thông tin “Uống chai nước tăng lực, lăn đùng ra chết” gây xôn xao dư luận gần đây chỉ là thông tin bịa đặt.
Trước đó, ngày 25/6/2012, thông tin này được đăng tải trên một báo điện tử rồi nhanh chóng được nhiều trang tin khác lấy lại. Nội dung thông tin phản ánh việc một phụ nữ tên Hoàng Thị Hồng (ở xã Bình Triều, huyện Thăng Bình) đã tử vong vào ngày 23/6/2012 sau khi uống chai nước ngọt mang nhãn hiệu Sting của Công ty PepsiCo Việt Nam.
Ảnh minh họa
Qua điều tra, công an xác định: Từ ngày 23/5 đến ngày 23/6/2012, tại xã Bình Triều không có người nào chết vì ngộ độc thức ăn, thức uống; thông tin đăng trên báo điện tử nêu trên là hoàn toàn không chính xác.
Video đang HOT
Cũng theo công an, tác giả của thông tin trên đã thừa nhận trách nhiệm về việc đưa tin sai sự thật, khi tác nghiệp không xác minh cẩn thận, đồng thời cam kết không tái phạm.
Theo PLXH
Nước tăng lực = Nước giếng khoan + Hóa chất công nghiệp
Với "công nghệ" này, Công ty TNHH Huy Phát khai nhận đã bán ra thị trường khoảng 400 thùng nước tăng lực dán nhãn "STINHP", mỗi thùng có 24 chai.
Vào khoảng 10h ngày 6/6, Tổ công tác Đội Chống hàng giả Phòng PC46 Công an Hà Nội đang làm nhiệm vụ tại phố Yên Viên, thị trấn Yên Viên (huyện Gia Lâm, Hà Nội), phát hiện xe ô tô tải BKS 88K-3071 có dấu hiệu nghi vấn.
Dây chuyền sản xuất nước tăng lực nhãn hiệu "STINHP".
Ngay lập tức, Tổ công tác ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra hành chính. Qua kiểm tra, Tổ công tác phát hiện trên thùng xe có 26 thùng nước tăng lực nhãn hiệu "STINHP", giả nhãn hiệu nước tăng lực "STING" của Công ty Pepsi (PepsiCo Inc) đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.Hóa chất công nghiệp và...
Tại cơ quan công an, lái xe Trần Đức Dũng (33 tuổi, ở Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội) khai nhận, số nước tăng lực trên Dũng vừa lấy tại xưởng sản xuất của Công ty nước giải khát Huy Phát tại khu công nghiệp Lỗ Sung (Từ Sơn, Bắc Ninh) mang đi tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội.
...nước giếng khoan...
Trước đó, khi phát hiện nước tăng lực "STINHP" giả xuất hiện trên thị trường, đại diện pháp lý của Công ty Pepsi tại Việt Nam đã gửi mẫu giám định tới Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ).... thành nước tăng lực
Ngay lập tức, cơ quan công an đã thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp xưởng sản xuất của Công ty TNHH Huy Phát. Tại đây, cơ quan công an thu giữ tang vật gồm 600 thùng nước tăng lực giả thành phẩm nhãn hiệu "STINHP", 40kg nhãn mác, 3.800 vỏ thùng carton, 1 máy sang chiết, 1 máy dập "date" (hạn sử dụng).
Cơ quan công an niêm phong nước tăng lực giả
Giám đốc Công ty Huy Phát, ông Nguyễn Trọng Tiến khai nhận: "Trước đây công ty sản xuất sữa đậu nành. Khoảng 1 tháng trở lại đây, công ty đầu tư dây chuyền sản xuất nước tăng lực mang nhãn hiệu "STINHP".Khi đi đăng ký nhãn hiệu này, công ty đã bị cơ quan chức năng từ chối không cấp phép với lý do có nhiều đặc điểm trùng với nhãn hiệu nước giải khát "STING" của Công ty Pepsi".
Tại thời điểm kiểm tra, ông Tiến cho biết: "Công ty Huy Phát đã sản xuất và đưa ra thị trường tiêu thụ, chủ yếu tại La Phù, Hoài Đức, Hà Nội với giá 110.000 đồng/thùng 26 chai".
Theo ông Tiến, nước tăng lực do Công ty ông sản xuất được đưa đi các tỉnh và các vùng ngoại thành tiêu thụ. Sau 1 tháng Công ty đã sản xuất được 1.000 thùng, đã bán ra thị trường khoảng 400 thùng.
Ông Tiến (ngoài cùng bên trái) làm việc với cơ quan công an
Tại nơi sản xuất nước tăng lực Huy Phát, khiến chúng tôi rùng mình. Bởi các chai nước tăng lực thành phẩm có màu sắc bắt mắt thực chất được đóng chai từ nước giếng khoan, pha chế với đường, hương liệu và phẩm màu công nghiệp (không được phép dùng trong thực phẩm).Những nhãn mác ở bao bì của sản phẩm "STINHP" ghi hàng chục loại chất, vitamin bổ dưỡng với tên gọi thực phẩm bổ sung - nước tăng lực (?!). Không chỉ vậy, xưởng sản xuất khá chật hẹp, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, dây chuyền rửa và đóng chai không có khử trùng.
Theo cơ quan kiểm tra, những loại phẩm màu mà công nhân đang tiến hành pha chế đều có xuất xứ từ Trung Quốc.
Vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, xử lý.
Theo Bee.net.vn
Vụ hành hạ con nuôi dã man:Bé Phi đã dần bình phục Nhập viện trong tình trạng chân tay đầy vết bầm tím, khuôn mặt sưng nề, tím tái và hoảng loạn tinh thần vì bị bố, mẹ nuôi đánh đạp dã man, đến nay bé Nguyễn Thục Phi (Sn 2003) ở đội 15, thôn Hiệp Phổ Tây, xã Hành Trung (Nghĩa Hành) đã dần bình phục, sinh hoạt được trở lại bình thường. Như...