Quảng Nam: Những chuyến đò “đánh cược” với tử thần
Bến đò Giao Thủy trên sông Thu Bồn, nối đôi bờ xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc và xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên hàng ngày có hàng trăm lượt khách qua lại. Đáng lo ngại là những chuyến đò chở khách này luôn rình rập những mối nguy hiểm.
Chúng tôi có mặt tại Giao Thủy khi chuyến đò chuẩn bị qua bên kia sông Thu Bồn. Hàng mấy chục người già, trẻ chen chúc nhau để tranh lượt. Những gì chúng tôi chứng kiến là hình ảnh những con đò nhỏ xíu, cũ kỹ nhưng lúc nào cũng nặng trĩu vì quá tải. Chuyên chở hàng chục chiếc xe máy và gần 20 hành khách mỗi lượt làm mạn đò mấp mé mặt nước. Tất cả khành khách đều không mặc áo phao, đứng ngồi loạn xạ.
Trên chiếc đò cũ này chỉ có 2 áo phao cứu hộ
Ông Chiến cùng vợ con đi tham quan ở Tháp Mỹ Sơn, lần đầu tiên qua bến đò này cảm nhận: “Đò thì nhỏ mà chất đến tận mủi, trên đò hành khách đứng ngồi cả trên xe máy tùy tiện, hết sức nguy hiểm”.
Video đang HOT
Bến Giao Thủy là nơi hợp lưu của hai dòng sông Vu Gia và Thu Bồn nên lòng sông rất rộng, nước chảy xiết. Nếu đò sang giữa dòng, bất ngờ gặp mưa to gió lớn, liệu chủ bến và người lái đò có dám đảm bảo rằng, đò quá trọng của mình như vậy sẽ không gặp hiểm nguy”.
Những chuyến đò như thế này liệu có đảm bảo an toàn cho khách khi xảy ra sự cố ?
Trao đổi với ông Ngô Bá Lợi, Chủ tịch xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam), ông cho biết: “Bến đò Giao Thủy thuộc bờ Nam sông Thu Bồn do xã Duy Hòa quản lý, hiện tại xã đã giao cho ông Phạm Thăng Long người trong địa phương chịu trách nhiệm việc đưa đò thu tiền đóng góp quỹ phúc lợi cho xã. Chúng tôi cũng đã kiểm tra các đò đều thấy có phao cứu sinh. Việc khách qua lại bến đò không mặc áo phao là do ý thức tự giác của họ”.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi thì phao cứu sinh phần lớn đã hư hỏng, không đủ cho số khách trên đò. Đồng thời được bó buột rất cẩn thận nếu có bất trắc xảy ra nhất định không thể ứng phó kịp.
Theo Dân Trí
Ghe "sa tặc" chìm trên sông Thu Bồn
Khoảng 4 giờ sáng nay 30.3, một ghe hút trộm cát đã bị chìm trên sông Thu Bồn, đoạn qua thôn Câu Lâu Tây, xã Duy Phước, H.Duy Xuyên, Quảng Nam.
Chiếc ghe bị nạn có trọng tải khoảng 30 m3 nhưng theo người dân địa phương, đội quân "sa tặc" với máy hút hiện đại thường xuyên "vét" đến hơn 50-60 m3 chất đầy ghe mới chịu rút đi.
Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến ghe bị quá tải và chìm xuống sông.
"Sa tặc" đang trục vớt ghe hút trộm cát bị chìm sáng 30.3 - Ảnh: N.Tú
Ông Nguyễn Bửu (57 tuổi, trú đội 21 thôn Câu Lâu Tây) phản ánh, tình trạng các ghe máy hút trộm cát ở sông Thu Bồn đã diễn ra từ lâu. Khoảng từ năm 2011, nạn trộm cát trở nên dồn dập và thời gian hoạt động công khai hơn chứ không chỉ lén lút về đêm như trước.
"Các ghe máy thường kéo ra giữa khúc sông từ thôn Câu Lâu Tây dài tận đến Cẩm Kim, Hội An để hút trộm cát. Từ năm ngoái đến nay, 8 ha trồng dâu và bắp ở bãi bồi phía bắc sông Thu Bồn của nhà tôi đã bị sạt lở nặng, hiện chỉ còn 0,5 ha", ông Bửu nói.
Ông Nguyễn Thế Hỡi, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường H.Duy Xuyên, khẳng định trên khúc sông Thu Bồn đoạn qua H.Duy Xuyên hiện không có đơn vị nào được cấp phép khai thác cát.
Riêng 2 bến cát dọc cầu Câu Lâu có giấy phép tập kết cát, sạn vừa qua cũng đã bị xử phạt vì kinh doanh cát, sạn không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
"Từ cuối năm 2011 đến nay, lực lượng liên ngành đã truy quét các ghe hút trộm cát, phạt tiền trên 200 triệu đồng, tịch thu 2 phương tiện. Tuy nhiên do nhu cầu cát, sạn xây dựng công trình quá lớn, đồng thời địa phương không có lực lượng túc trực thường xuyên nên nạn trộm cát vẫn tái diễn", ông Hỡi nói.
Theo Thanh Niên
Rùng mình cảnh thuyền 12 người "nhồi" gần... 100 khách Sáng sáng hay giờ tan trường, đứng ở bến đò Nam Phong, xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), chúng tôi thật sự rợn người khi tận mắt chứng kiến cảnh hàng trăm học sinh, giáo viên và người dân chen nhau lên con thuyền nhỏ để qua sông Gianh. Mỗi chuyến "nhét" gần... 100 khách Bến đò Nam Phong ở xã...