Quảng Nam ngăn chặn bùng phát dịch sốt xuất huyết
Đến thời điểm này, tỉnh Quảng Nam ghi nhận gần 1.260 ca mắc sốt xuất huyết tại 18/18 huyện/thị xã/thành phố, không có trường hợp tử vong.
Tuy số ca giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng số ổ dịch lại tăng thêm.
Cách đây 5 ngày, bà A Lăng Thị Hoa ở thị trấn Prao, huyện miền núi Đông Giang sốt cao, triệu chứng chóng mặt, buồn nôn. Mặc dù đã dùng thuốc điều trị ở nhà nhưng không khỏi nên bà đến viện để khám, đươc bác sĩ chẩn đoán mắc sốt xuất huyết. Bà A Lăng Thị Hoa cho biết: “Lúc đầu đau đầu và nôn, 2 ngày sau đi viện khám được bác sí thăm khám và cấp thuốc, hiện nay sức khỏe ổn rồi. Cán bộ y tế đến nhà tuyên truyền về phòng chống dịch sốt sốt xuất huyết”.
Chị A Lăng Úy ở xã sông Kôn có con đang bị sốt xuất huyết điều trị tại Trung tâm y tế huyện Đông Giang
Tại huyện miền núi Đông Giang, bệnh sốt xuất huyết bắt đầu từ cuối tháng 7. Trung tâm Y tế huyện Đông Giang đã tổ chức tuyên truyền, vận động người dân dọn dẹp vệ sinh môi trường, tổ chức phun thuốc diệt muỗi, diệt bọ gậy, mắc màn khi ngủ để tránh muỗi đốt, nhằm ngăn chặn lây lan ra diện rộng. Bác sĩ A Lăng Thị Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đông Giang khuyến cáo người dân khi có biểu hiện sốt cao nên đến các cơ sở y tế khám và điều trị, không nên chủ quan tự mua thuốc uống ở nhà.
“Thời điểm hiện nay là mùa mưa nên dịch sốt xuất huyết đang diễn ra tại địa phương, tuy chưa phải là dịch nhưng mà cũng lai rai, kéo dài bắt đầu từ tháng 7 đến bây giờ. Mỗi ngày Trung tâm Y tế huyện có 3 đến 5 bệnh nhân sốt xuất huyết đến khám và nhập viện”- Bác sĩ Phương nói.
Video đang HOT
Tỉnh Quảng Nam ghi nhận 1.259 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 18/18 huyện/thị xã/thành phố
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 1.259 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 18/18 huyện/thị xã/thành phố, không có trường hợp tử vong. Địa phương này cũng ghi nhận và xử lý 41 ổ dịch tại 26 xã/phường/thị trấn của 10 huyện/thị xã/thành phố. Chủ động phòng, chống sốt xuất huyết., ngành y tế tỉnh Quảng Nam cùng các địa phương triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng hạn chế dịch bệnh lây lan diện rộng; tập trung điều trị cho các bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong.
Ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết: “Về phía ngành y tế tỉnh Quảng Nam, Sở Y tế đã ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh chủ động chuẩn bị đẩy đủ các điều kiện cần thiết về thuốc, hóa chất, vật tư y tế, máy móc thiết bị và triển khai đồng bộ có hiệu quả các biện pháp chuyên môn kỹ thuật; Tuyên truyền giám sát, phát hiện sớm xử lý kịp thời các ổ dịch. Thời điểm bệnh sốt xuất huyết phát triển tháng 7 đến tháng 10.
Ngành y tế cũng mong muốn có sự chung tay vào cuộc quyết liệt của các sở, ban ngành, đặc biệt là chính quyền địa phương cấp huyện, xã và ý thức của người dân”.
Không xem nhẹ dịch sốt xuất huyết
Thời tiết mưa nắng thất thường đã tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh sốt xuất huyết gia tăng.
Cơ quan chuyên môn CDC Hà Nội liên tục cảnh báo bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua trung gian là muỗi vằn chỉ sống ở những nơi nước đọng.
Bà Đỗ Thị Nhã (xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ) vừa bị mắc sốt xuất huyết. Cả gia đình bà đều biết nguyên nhân lây truyền sốt xuất huyết là do muỗi vằn truyền bệnh. Thế nhưng bể nước mưa ngay trong sân nhà bà lại không đậy kín và không thả cá để diệt bọ gậy.
Bà Đỗ Thị Nhã kể: "Tôi cảm thấy người mệt mỏi. Bể nước mưa tôi cũng đã thả cá rồi nhưng ban kiểm tra về thì lại không thấy cá nữa. Hiện nay, tôi lại tiếp tục mua cá về bỏ vào bể nước mưa gia đình để diệt bớt bọ gậy".
Bể nước mưa ngay trong sân nhà bà Nhã không đậy kín và không có cá để diệt bọ gậy.
Từ đầu năm đến nay, Khoa truyền nhiễm của Bệnh viện đa khoa Đống Đa đã điều trị cho trên 100 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, riêng trong tháng 7 là 55 ca bệnh.
Theo các bác sĩ của bệnh viện thì dịch bệnh sốt xuất huyết sẽ gia tăng mạnh từ tháng 9 đến tháng 11 trong năm.
Khoa truyền nhiễm của Bệnh viện đa khoa Đống Đa đã điều trị cho trên 100 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết
Thạc sĩ, bác sĩ CKII Dương Quốc Bảo, Phó trưởng Khoa truyền nhiễm - Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho hay: "Sốt xuất huyết có bốn tuýp, tuy nhiên mỗi năm đều có sự lưu hành của nhiều tuýp khác nhau. Năm nay có thể xuất hiện tuýp 1, 2 và 3.
Đối với người có biểu hiện như sốt, đau đầu, mệt mỏi mà nghi sốt xuất huyết thì bệnh nhân nên đi khám tại các cơ sở y tế nhằm chuẩn đoán sớm bệnh sốt xuất huyết, tránh điều trị tại nhà xảy ra các biến chứng nguy hiểm".
Toàn thành phố cần chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết ngay từ cộng đồng.
Tuần qua, toàn thành phố đã ghi nhận 125 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, tăng 7 trường hợp so với tuần trước. 7 tháng đầu năm, Hà Nội đã ghi nhận trên 1.400 ca bệnh sốt xuất huyết.
Đắk Nông ngăn chặn dịch sốt xuất huyết Trước nguy cơ dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát trong cộng đồng, tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo ngành y tế, các cơ quan hữu quan, thành phố Gia Nghĩa, Ủy ban nhân dân các huyện chủ động phối hợp triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, kịp thời ngăn chặn dịch bùng phát, lây lan trên diện rộng. Người dân...