Thái Bình trong giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình, hiện đang là giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết.
Cán bộ y tế pha hóa chất, phun khử khuẩn nơi phát sinh ca mắc sốt xuất huyết. Ảnh: thaibinh.gov.vn
Thống kê từ ngày 23 – 29/9, toàn tỉnh ghi nhận thêm 43 trường hợp mắc, trong đó có 16 ca nội sinh; nâng tổng số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn từ đầu năm 2024 đến nay là 688 ca (trong đó 454 ca nội sinh), chưa ghi nhận trường hợp t.ử von.g.
Đặc biệt, trên địa bàn đã xuất hiện một số ổ dịch có chùm ca bệnh và ca bệnh thứ phát tại phường Tiề.n Phong, Bồ Xuyên, Phú Xuân, Kỳ Bá (thành phố Thái Bình) và xã Tân Hòa, Bách Thuận (huyện Vũ Thư). Với mật độ dân cư cao, hiện, thành phố Thái Bình là địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết, ca nội sinh cao nhất toàn tỉnh. Đến ngày 26/9, thành phố đã ghi nhận 227 ca mắc, trong đó 209 ca nội sinh.
Trước diễn biến dịch bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình đã phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố thực hiện điều tra véc tơ truyền bệnh tại các khu vực ổ dịch nguy cơ cao. Kết quả giám sát cho thấy, chỉ số BI (Breteau index – chỉ số điều tra số dụng cụ chứa nước có lăng quăng, muỗi vằn, giúp xác định mối nguy cơ dịch bệnh bùng phát) và chỉ số mật độ muỗi ở mức cao. Trong đó, phường Bồ Xuyên có chỉ số BI cao nhất là 30; phường Kỳ Bá chỉ số này là 26,6. Nhiều vật dụng, phế thải chưa được các hộ dân xử lý, nhiều dụng cụ chứa nước không đậy kín… Bên cạnh đó, người dân còn chủ quan về dịch sốt xuất huyết, làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh trên địa bàn.
Video đang HOT
Để khống chế, không để dịch lây lan và bùng phát, ngành Y tế Thái Bình chỉ đạo các địa phương thường xuyên thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng bọ gậy, tổng vệ sinh môi trường, xử lý ổ dịch và phun hóa chất khử khuẩn. Đồng thời, ngành tiếp tục duy trì hoạt động thường trực phòng, chống dịch; củng cố các đội đáp ứng nhanh; phối hợp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn người dân vệ sinh thường xuyên gia đình, nơi công cộng, lật úp các vật dụng chứa nước không cần thiết.
Cơ quan y tế khuyến cáo, khi phát hiện dấu hiệu của bệnh như: sốt, đau đầu, đau hốc mắt, đau nhức các khớp, cơ, buồn nôn, nổi mẩn đỏ hoặc phát ban, chả.y má.u ở nhiều vị trí với mức độ tăng dần, người dân không tự ý điều trị tại nhà mà cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn kịp thời.
Số ca mắc sốt xuất huyết tại tỉnh Lâm Đồng tăng cao
Tình hình dịch sốt xuất huyết tại tỉnh Lâm Đồng gần đây diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng cao.
Ngành y tế và các đơn vị liên quan đang triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh.
Ngày 16/5, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết, đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 1.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 4 ca chuyển nặng, tăng gấp 1,5 lần so với số ca mắc cùng kỳ năm 2023.
Đặc biệt, số ca mắc bệnh từ đầu năm 2024 tới nay tại Lâm Đồng tăng 4,3 lần so với trung bình cùng kỳ 5 năm (2019 - 2023).
Riêng tại TP Bảo Lộc, tính đến ngày 12/5, địa phương ghi nhận 202 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 169 ca so với cùng kỳ năm 2023. Ngành y tế đã xử lý 127 ổ dịch, gồm 47 ổ dịch diệt lăng quăng và phun hóa chất, 80 ổ dịch diệt lăng quăng và phun chủ động.
Ngành y tế các địa phương ở Lâm Đồng triển khai nhiều biện pháp đẩy lùi dịch sốt xuất huyết.
Trước đó, cuối tháng 4 vừa qua, Viện Pasteur TPHCM đã phối hợp với Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng khảo sát thực địa tại 15 hộ dân ở tổ dân phố Di Linh Thượng 2, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh - nơi vừa ra quân chiến dịch diệt lăng quăng vào ngày 19 và 20/4.
Kết quả, chỉ số lăng quăng được phát hiện trong các mẫu còn rất cao. Cụ thể, chỉ số Breteau (số dụng cụ chứa nước có bọ gậy muỗi Aedes trong 100 nhà điều tra) là 67, cao gấp 3 ngưỡng an toàn (BI=20), chỉ số nhà có lăng quăng HI là 53,3% và chỉ số vật chứa CI là 33,3%.
UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công điện gửi các đơn vị, địa phương tăng cường giám sát dịch tễ bệnh sốt xuất huyết, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch bệnh bùng phát.
Đồng thời, tổ chức tốt việc khám bệnh, theo dõi chuyển tuyến kịp thời, an toàn, hạn chế thấp nhất tình trạng bệnh nhân chuyển nặng, t.ử von.g do sốt xuất huyết.
Hà Nội đẩy mạnh giám sát để phát hiện sớm các ca mắc bệnh truyền nhiễm Hà Nội thực hiện giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh, tổ chức điều tra, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch. Ngành y tế huyện Quốc Oai phối hợp cùng trạm y tế xã tiến hành phun khử khuẩn, xử lý môi trường tại các...