Quảng Nam: “Giải cứu” vườn rau, quả cho trường vùng cao trong mùa dịch Covid-19
Một khu vườn nhỏ đầy rau, bầu, cà… được cô trò trường vùng cao Quảng Nam cùng chăm sóc để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Học sinh nghỉ 2 tháng nay nên không ai ăn, các cô phải lên mạng nhờ “giải cứu”.
Tận dụng mảnh vườn nhỏ cạnh trường, đầu năm 2020, trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) tổ chức trồng bầu, bí đao, rau… cho học sinh bán trú cùng giáo viên của trường cải thiện bữa ăn hàng ngày.
Rau mồng tơi trong mảnh vườn nhỏ của trường.
Tuy nhiên, từ sau Tết đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, toàn bộ học sinh của trường nghỉ học, nhiều giáo viên cũng về quê, trường vắng bóng học sinh và giáo viên.
Cà tím đã đến mùa thu hoạch
Vườn rau được các giáo viên ở gần chăm sóc tốt nên giữa tháng 3 này, bầu, bí đao, cà tím, rau… bắt đầu sai quả, trường lại không có học sinh và giáo viên nên bầu, bí đầy giàn. Không ai ăn, để thì quá phí, các cô nhà ở gần trường hàng ngày lên chăm sóc vườn rau nghĩ ra một cách, đó là lên mạng rao bán.
Cô Nguyễn Thị Thu Ba – giáo viên của trường cho biết, khi các loại rau củ quả đầy giàn, giáo viên của trường chụp hình đăng lên facebook, nhờ mọi người ủng hộ. Các loại rau, củ, quả này được bán đồng giá 10 ngàn đồng/kg.
Giàn bầu trĩu quả
Tuy nhiên, thị trường ở khu vực miền núi và khu Tắk Pỏ (khu trung tâm của huyện Nam Trà My), nhu cầu của thị trường không lớn nên bán cũng chậm, trong khi đó trái trên giàn thì ngày càng già, không để lâu được, do vậy mà các cô tăng cường giới thiệu trên mạng xã hội, mở rộng thị trường ở những khu vực xa hơn như TP Tam Kỳ, Đà Nẵng… Nếu có người mua thì các cô gửi theo xe đò đến tận nơi.
Không những thế, nhiều giáo viên nhà ở gần trường hàng ngày còn lên tận trường thu hoạch để xuống trung tâm Tắk Pỏ, huyện Nam Trà My bán cho người dân, được đồng nào hay đồng đó.
Sản phẩm được thu hoạch để bán cho người dân
Video đang HOT
Công sức của thầy trò bỏ ra mấy tháng để chăm sóc vườn rau, giờ đến khi thu hoạch đúng lúc học sinh và giáo viên đều nghỉ do dịch bệnh, nếu không ăn mà bỏ thì rất phí. Với suy nghĩ như vậy nên các thầy cô trong trường đều cố gắng thu hoạch và đi bán cho người dân trong vùng.
Cô Thu Ba chia sẻ: “Ai mua ở khu vực Trà Tập hay ở khu Tắk Pỏ, các cô đều chuyển hàng đến tận nơi cũng chỉ đồng giá 10 ngàn đồng mỗi kg. Còn bà con ở gần thì giá nào tụi em cũng bán vì bầu ra rất nhanh, không hái bán thì sẽ bị già”.
Hàng ngày, các cô đều lên vườn rau để thu hoạch và bán ra ngoài vì học sinh cùng giáo viên nhà trường nghỉ cả 2 tháng nay
Hơn 1 tuần qua, nhờ công sức của các giáo viên ở gần trường mà giàn bầu, bí đao và mồng tơi, cà tím được giải phóng gần hết. Tổng cộng, các cô đã bán được khoảng 2 tạ rau, củ, quả từ khu vườn nhỏ cạnh trường. Với chỉ 10 ngàn đồng mỗi kg nên số tiền thu về cũng không đáng là bao, tuy nhiên các cô ở trường cảm thấy rất vui, vì nếu để thì bầu, bí sẽ già, không ăn được, lãng phí.
Đến ngày 18/3, các cô cho biết, hiện tại bầu, bí, cà tím… của trường đã được bán hết, hẹn qua tuần sau sẽ có tiếp. Các cô cũng không quên cảm ơn những người đã ủng hộ cho trường.
Với số tiền thu được chỉ vài triệu đồng nhưng các cô cho biết, số tiền này sẽ để mua lại giống, phân bón, để sau khi các em đi học lại, sẽ trồng tỉa lại cho thầy cô và các em cùng cải thiện bữa ăn hàng ngày.
Hiện điểm trường chính của trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập có tất cả 320 em học sinh, trong đó có 261 em học sinh bán trú và 18 giáo viên. Những em học sinh ở xa trường, đủ điều kiện học bán trú đều được nhà trường nấu ăn 3 bữa.
Trong khi kinh phí của nhà nước cấp cho các em học sinh này có hạn thì trường tổ chức tăng gia sản xuất để thêm khẩu phần ăn cho các em. Ngoài trồng rau, củ, quả nhà trường con nuôi thêm gà, vịt, lợn. Đến khi xuất chuồng, nhà trường để lại vài con cho các em cải thiện bữa ăn hàng ngày.
Công Bính
Vào rừng săn loài chuột nạc thịt, ăn tre, nứa như ranh
Con dúi còn gọi là chuột núi, chuột nứa - thuộc loài gặm nhấm sinh sống ở vùng cao tỉnh Quảng Nam được người bản địa dân vào rừng săn bắt.
Anh Hồ Đức Huy chặt cây lau lách dọn đường tìm hang cúi núi ở.
Loài này sống trong tự nhiên ăn cây đót, rễ tre nứa và mía, sắn, khoai... nên thịt thơm ngon nên được ưa chuộng.
Cuối năm, sau những trận mưa rừng trút xuống, anh Hồ Đức Huy, xã Trà Cang, huyện Nam Trà My cùng anh Hồ Văn Hiếu rời nhà từ sớm lên núi đào dúi. Hai người mang theo con rựa và ba lô chứa lương thực, thực phẩm tìm đến những nương rẫy của người dân bỏ hoang trên núi nhiều năm không canh tác. Ở đó có nhiều bụi cây lau, đót phát triển thành quần thể san sát.
Đến nơi, hai người dùng rựa chặt cây làm lối đi tìm những đống đất mới nổi lên. Giải thích cho việc làm này, anh Huy cho hay, tiếng phổ thông người ta gọi con dúi nhưng người dân Nam Trà My gọi cúi núi. Loại này giống như chuột sống trong hang đất hay khoét sâu dưới những bụi rậm, ngách đá trú ẩn.
"Hồi nhỏ tôi được người lớn dạy cho cách đào nên có chút kinh nghiệm. Cả khu rừng rộng lớn nhưng chúng tôi chỉ ngắm đến bụi lau lách có cây chết ngả sang màu vàng héo thì tìm đến. Nơi đó, cúi núi sinh sống vì chúng tìm thân, rễ cây ăn", người đàn ông 31 tuổi cho biết.
Cành cây được vót nhọn làm dụng cụ đào đất.
Sau 10 phút dọn cây lấy lối đi, anh Huy phát hiện trong gốc cây lau lách có một đống đất vừa đùn lên dấu vết còn mới. Lúc này, anh dùng tay gạt ra thì thấy một hang to bằng cổ chân lộ thiên và khẳng định có cúi núi ở trong.
"Đặc điểm của loài gặm nhấm này là thường xuyên sống di cư, những hang có đất bịt phía ngoài cửa thì chắc chắn cúi núi nằm ở trong", anh Huy lý giải và cho hay, cúi núi có đặc điểm đi ăn ban đêm, ban ngày chúng ủi đất bít cửa hang trú ẩn. Việc này để lại dấu vết nên thợ săn dễ nhận biết.
Việc đào hang để bắt được cúi núi khá gian nan, vì hang ổ cúi núi nằm dưới bụi cây và có rất nhiều ngõ ngách nên phải xác định được ngách nào là nơi chúng đang sống mới có thể đào bắt. Lúc này anh Huy và Hiếu dùng rựa chặt cây đót chẻ làm hai đưa vào phía trong để xác định hướng đi của hang. Đồng thời chặt hai cành cây to hơn cổ tay vót nhọn hoắt. "Khu vực cúi núi ở có rễ cây vây quanh nên không dùng cuốc xẻng đào được, do đó phải dùng cành cây để đào đất", anh nói và cho hay cách làm này xới tung được những bụi cây lau lách.
Hơn 10 năm đào bắt cúi núi, anh Huy, anh Hiếu rút ra rất nhiều kinh nghiệm trong việc đào hang. Đó chính là kỹ thuật đào đón đầu, nghĩa là mỗi hang cúi núi có độ dài từ 3 - 5m, nếu đào men theo sẽ tốn nhiều thời gian, công sức. Đặc biệt khi hang ổ bị động, cúi núi cũng sẽ đào hang sâu xuống lòng đất thoát thân.
Anh Hồ Đức Huy cùng Hồ Văn Hiếu đào bới những gốc lau lạch để bắt cúi núi ở phía trong.
Dựa vào thân cây đót đưa vào hang sẽ xác định được hướng và đào đón đầu. Cách làm này được anh Huy và Hiếu thực hiện đào một đoạn thì bỏ một đoạn để rút ngắn khoảng cách và dễ dàng bắt được chúng. Tuy nhiên với những hang cắm sâu thẳng đứng hoặc gặp phải đá tảng thì không thể nào đào tiếp. Để hóa giải cách này, những người thợ săn dùng cách khác. Họ lấy can đi lấy nước về đổ vào khiến cúi núi ở trong ngạt thở buộc phải ngoi ra.
Sau một giờ thực hiện, hai người đào đến tận cùng hàng cúi núi ở và phát hiện có một con nằm phía trong. Anh Huy dùng một tay nắm chặt ngay phần cổ và đưa ra ngoài. Thân hình cúi núi có bộ lông màu vàng nâu, dài hơn 20 cm, nặng khoảng 0,7 kg.
"Khi bắt chúng phải biết cách xử lý nếu không bị cắn thì đứt lìa ngón tay, vì chúng có bộ răng sắc nhọn", anh Huy nói và cho biết như hang này không gặp đá nên đào dễ, còn mà gặp chứng ngại vật thì lâu hơn. Tuy công việc đào bới rất vất vả nhưng khi bắt được một con cầm trên tay thì mọi mệt nhọc đều tan biến ngay.
Trung bình một con cúi núi trưởng thành nặng từ 0,5 đến 1,2 kg. Chúng bắt về được dùng chế biến nhiều món ăn như nướng, nấu giả cầy... Thịt của chúng phần lớn là nạc, rất săn chắc, thơm ngon. Khi ăn sẽ có vị ngọt, thớ thịt dai, giòn và rất bổ dưỡng cho sức khỏe.
"Ngày bắt được ít thì đem về làm món ăn cho cả gia đình, hôm bắt được nhiều thì đem bán. Vì loại này sống ngoài thiên nhiên hoang dã, ngon hơn cúi núi nuôi và được thương lái thu mua cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu với giá trên 300.000 đồng một kg", anh Huy cho hay.
Hết địa điểm này, anh Huy và Hiếu tìm đến địa điểm khác và công đoạn đào bắt được cúi núi được lặp lại như trên. "Ngày nhiều hai người bắt được khoảng 6 con, bữa ít thì một vài con. Nghề này chỉ tốn sức chứ không phải đầu tư mua dụng cụ gì đắt tiền", anh Huy tâm sự.
Sau hơn một giờ đào hang, anh Huy bắt được một con cúi núi nặng gần 1 kg.
Ở huyện Nam Trà My hầu như cánh rừng nào cũng đều có cúi núi sinh sống và tập trung nhiều nhất tại những khu vực có nhiều cây nứa, đót, lau. Theo anh Huy không phải mình anh đào bắt loài gặm nhấm này mà có rất nhiều người dân ở địa phương săn bắt.
Anh Huy tiết lộ, trong một năm mùa săn bắt cúi bắt đầu từ tháng 11 đến hết mùa hè năm sau. Thời gian còn lại là lúc cúi núi sinh sản nên dân làng không đi bắt mà để cho cúi núi đẻ con, tăng đàn.
"Khi gặp cúi núi đẻ con hay còn nhỏ thì không bắt, chỉ bắt những con lớn. Đây là một quy định của người xưa để lại nên ai cũng phải tuân thủ", anh Huy nói.
Ngoài luật tục thì đối với loại động vật sống hoang dã này được người dân coi trọng từ yếu tố tâm linh. Đơn cử như việc khi ra đường nếu gặp người lạ hỏi đi đâu thì các thành viên đi săn chỉ nói là vào rừng.
Nếu nói là đi đào cúi núi thì thần linh biết được và giấu, nếu việc này xảy ra thì hôm đó sẽ trắng tay.
Và, để tỏ lòng biết ơn sự ưu đãi của thiên nhiên, cánh thợ săn cúi huyện Nam Trà My không một ai dám bỏ qua đó là nghi thức cúng thần linh.
Cúi núi có bộ răng sắc nhọn.
Sau mỗi mùa săn bắt, những người đào cúi núi phải sắm lễ vật gồm một thanh cây nhỏ tượng trưng cho cây nêu và một ít trầu cau, bánh kẹo đưa vào những khu rừng bắt được cúi núi cúng. Họ cho rằng chính nhờ các thần núi đã che chở, nuôi dưỡng cho loài cúi núi mập tròn, thơm ngon nên phải tạ ơn, nếu không lần sau sẽ không bao giờ bắt được nữa.
Dúi còn gọi chuột núi là một họ trong bộ gặm nhấm, mỗi năm đẻ 4 lứa, mỗi lứa 3 đến 6 con. Sau khi sinh sản, dúi cái thường đuổi dúi đực đi và đẻ một mình nuôi con. Một con dúi trưởng thành có chiều dài thân từ 25cm - 35cm và trọng lượng từ 0,5kg - 1,5 kg/con. Ở nước ta, hiện nay có nhiều người nuôi dúi bán làm món ăn, vì có nhiều chất dinh dưỡng.
Theo Lộc Hà (Kiến thức gia đình)
Nhóm bạn trẻ băng sông, vượt hàng trăm cây số dựng trường cho học sinh vùng cao Quảng Nam Từ Đà Nẵng, nhóm bạn trẻ trong câu lạc bộ Bạn Thương Nhau nhiều năm qua vượt hàng trăm cây số lên huyện vùng cao Quảng Nam dựng lên cả chục điểm trường. Băng sông xóa điểm trường tạm Tháng 10, nước sông Tranh cuộn trào những con sóng dập dềnh. Tự bao đời, khúc sông uốn một đường vòng cung vẫn dùng...