Quảng Nam: Gắn tem các sản phẩm đạt chuẩn OCOP
Các sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) của tỉnh Quảng Nam được xếp hạng từ 3 sao trở lên sẽ được cấp tem truy xuất nguồn gốc.
Ông Mai Đình Lợi, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (PTNT) thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết, năm 2019, UBND tỉnh này đã có quyết định công nhận 12 sản OCOP đạt thứ hạng 4 sao và 73 sản phẩm được xếp hạng 3 sao.
Cùng với 25 sản phẩm được công nhận của năm 2018, các sản phẩm này vừa được Chi cục PTNT tỉnh Quảng Nam cấp tem và hướng dẫn sử dụng tem OCOP Quảng Nam. “Đây là bước cuối cùng để sản phẩm OCOP ở Quảng Nam bước ra thị trường, cạnh tranh với các sản phẩm cùng dòng và mang đến niềm tin cho người tiêu dùng…”, ông Lợi nói.
Bưởi trụ Đại Bình (Quế Trung, Nông Sơn, Quảng Nam) sẽ được gắn tem OCOP. Ảnh: Đ.H.
Ông Lợi cho biết thêm, Sở NNPTNT Quảng Nam đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn khởi tạo tem truy xuất nguồn gốc trên hệ thống truy xuất VCHECK. Mỗi chủ thể được cung cấp thử nghiệm 1.000 tem OCOP cho một sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt từ hạng 3 sao OCOP trở lên.
Video đang HOT
Theo đó, mỗi tem truy xuất nguồn gốc là một mã truy xuất, ngẫu nhiên, không trùng lặp. Tem điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm là hình thức mới, tiến bộ trong kiểm soát chất lượng, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Đây được nhìn nhận là chủ trương đúng đắn, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng tầm sản phẩm.
Các sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) của tỉnh Quảng Nam được xếp hạng từ 3 sao trở lên sẽ được cấp tem truy xuất nguồn gốc. Ảnh: Đ.H.
Mỗi tem truy xuất được nhìn nhận như một chứng thư cho chính sản phẩm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể chống bị làm giả, tạo điều kiện quảng bá và xúc tiến thương mại đối với sản phẩm.
“Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở và chủ thể đăng ký dán tem cho 100% sản phẩm tham gia chương trình OCOP. Việc dán tem có ý nghĩa rất quan trọng vì giúp cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cũng như người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, tránh việc mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn vào các sản phẩm OCOP”, ông Mai Đình Lợi nhấn mạnh.
Theo Danviet
Diêm dân Bến Tre phấn khởi được mùa muối
Nghề làm muối đã có ở vùng biển Bến Tre gần 100 năm qua, hình thành nên những cánh đồng muối chạy dọc ven biển. Cái nghề luôn phải "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", dẫu lắm cơ cực nhưng đã gắn liền với đời sống của bao thế hệ diêm dân nơi đây.
So với cách làm truyền thống là sản xuất muối trên sân đất, phương pháp sản xuất muối trắng trên sân trải bạt đã rút ngắn thời gian thu hoạch muối và cho chất lượng tốt hơn. Ảnh: Phương Nghi
Vào những ngày này, chúng tôi có dịp đi dọc các cánh đồng muối ở các xã Tân Thủy, Bảo Thạnh, Bảo Thuận (huyện Ba Tri), Thới Thuận, Thừa Đức (huyện Bình Đại). Khác với mọi năm, năm nay, diêm dân ở những vùng này rất phấn khởi vì "trúng mùa, được giá", đâu đâu cũng thấy mọi người bắt tay vào công việc như lăn sân, bơm nước vào ruộng, cào muối dót và thu hoạch muối.
Ông Võ Tiến Sĩ, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho biết: "Bến Tre là tỉnh có diện tích đất sản xuất muối đứng thứ hai tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (sau tỉnh Bạc Liêu). Niên vụ muối 2019 - 2020, diêm dân tỉnh Bến Tre có 1.468 hộ sản xuất muối với diện tích hơn 1.442ha. Trong đó, huyện Bình Đại là 580ha và huyện Ba Tri là 862,8ha. Nghề này hiện đang giải quyết việc làm ổn định cho 3.369 lao động diêm nghiệp. Thời tiết năm nay thuận lợi, nắng kéo dài, độ nóng cao là điều kiện tốt nhất cho sản xuất muối. Hiện nay, muối đen được thương lái mua tại ruộng có giá dao động từ 900 - 1.200 đồng/kg, muối trắng từ 1.600 - 1.800 đồng/kg, cao gấp 3 - 4 lần so với thời điểm giá muối xuống thấp. Với giá hiện tại, diêm dân có lãi khoảng 45 - 50 triệu đồng/ha/vụ".
Hiện nay, gần như toàn bộ diêm dân ở tỉnh Bến Tre vẫn làm muối theo phương pháp thủ công truyền thống. Đó là canh tác trên những chân ruộng với nền đất được xử lý nén thủ công, bơm nước biển vào các chân ruộng rồi đợi cho nước bốc hơi hết, tạo thành muối. Để có sản lượng muối liên tục, diêm dân thường canh tác xen kẽ nhiều thửa ruộng muối. Vì thế, ngày nào cũng có muối thu hoạch. Tuy nhiên, chất lượng muối không cao, chủ yếu là muối thô dùng để sản xuất công nghiệp như ướp thủy sản, chế biến nước mắm...
Ông Huỳnh Văn Ba, diêm dân ở ấp Thạnh Khương, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri chia sẻ: Thông thường, diêm dân Bảo Thuận chỉ tập trung sản xuất muối khoảng 4 - 5 tháng vì thời gian còn lại, thời tiết không thuận lợi. Năng suất muối ở Ba Tri đạt khoảng 50 - 55 tấn/ha/năm. Giá muối thường xuyên thay đổi, phụ thuộc nhiều vào thị trường. Có đợt, giá muối xuống thấp, diêm dân sản xuất xong không bán mà phải trữ lại, đợi những tháng mưa, sản lượng muối ít hơn mới xuất bán ra thị trường. "Hiện nay, thương lái thu mua muối của diêm dân tại ruộng với giá từ 62.000 - 65.000 đồng/giạ (1 giạ là 42kg), tăng hơn 10.000 đồng/giạ so với cùng thời điểm 2 năm trước. Với mức giá trên, người dân sản xuất có lãi, đem lại thu nhập cho kinh tế hộ. Nghề này vậy đó, nắng đổ lửa mới có ăn, còn mát mẻ, trời mưa... coi như xong" - Ông Ba nói.
Hiện nay, với thời tiết nắng gió nhiều, kéo dài là điều kiện không thể thích hợp hơn với những người làm muối. Vì vậy, dù vất vả cực nhọc trên những cánh đồng ven biển, nhưng niềm vui, nụ cười của những diêm dân vẫn tràn ngập vì muối trúng mùa bán được giá cao. Nếu như thời điểm trước Tết Nguyên đán vừa qua, phải mất cả tuần mới hoàn thành một mẻ muối thì hiện nay, chỉ cần từ 4 - 5 ngày, diêm dân đã thu hoạch được muối.
Có chung niềm vui như bà con diêm dân ở huyện Ba Tri, anh Đặng Văn Tâm, ở ấp Thừa Trung, xã Thừa Đức, huyện Bình Đại phấn khởi cho biết: "Vụ mùa này, muối không chỉ bán được giá mà thời tiết cũng thuận lợi, nắng nóng nên rút ngắn thời gian muối kết tinh, cho hạt muối đạt chất lượng và năng suất cao. Vụ này ước tính muối trải bạt cho năng suất trung bình khoảng 70 tấn/ha/năm. Sản xuất muối trải bạt nhẹ công chăm sóc, muối trắng hơn và giá bán cũng cao hơn từ 10.000 - 12.000 đồng/giạ, nhưng chi phí đầu tư cao hơn với sản xuất muối truyền thống. Sau khi trừ chi phí, còn lãi khoảng 50 triệu đồng/ha/vụ. Nếu giá này ổn định từ nay đến hết tháng 5-2020 thì xem như vụ sản xuất muối năm nay thành công ngoài mong đợi".
Điều đáng mừng là, sau khi thu hoạch có thương lái đến thu mua, diêm dân thu hồi được đồng vốn, có điều kiện mở rộng đầu tư sản xuất, trang trải cuộc sống gia đình. Nhiều diêm dân hy vọng, thời tiết tiếp tục nắng tốt, giá muối ổn định kéo dài, giúp cho bà con có một vụ muối "trúng mùa, được giá" sau nhiều vụ muối "trắng tay".
Phương Nghi
Theo Bienphong
Ảnh: Hạn, mặn làm xáo trộn cuộc sống của người dân Long An Năm nay tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện sớm hơn so với hạn, mặn kỷ lục năm 2015 - 2016. Trong đó, tại Long An tình hình hạn, mặn diễn biến gay gắt khiến hàng ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng và hàng chục ngàn ha lúa, thanh long và hoa màu của...