Quảng Nam: Cứu sống bệnh nhân nguy kịch tắc stent do huyết khối
Ngày 30/3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam (BVĐKQN) cho biết, 1 bệnh nhân đã đặt tổng cộng 7 stent nhưng sau đó lại bị nhồi máu cơ tim nguy kịch.
Bác sĩ Nguyễn Lương Quang, Phó Khoa nội tim mạch BVĐKQN cho biết, tối ngày 26/3 bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân Lê Thành L. 63 tuổi ở phường An Phú-TP Tam Kỳ trong tình trạng hết sức nguy kịch. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng vật vã kích thích, tím tái toàn thân, khó thở dữ dội, thở nhanh nông hơn 50 lần/phút, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt kẹp 70/50mmHg.
Hình ảnh bị tắc stent trước khi can thiệp.
“Bệnh nhân có tiền sử bệnh đái tháo đường hơn 6 năm. Điều đáng nói là bệnh nhân này đã được đặt tổng cộng 7 stent tại một bệnh viện khác cách đây 3 tháng. Bệnh nhân sau đó nhanh chóng đi vào hôn mê sâu, ngưng thở ngưng tim hoàn toàn. Xác định đây là trường hợp tắc stent do huyết khối – một cấp cứu tim mạch rất nặng nề có nguy đe dọa tính mạng của bệnh nhân”- Bác sĩ Quang nói.
Video đang HOT
Trước thực trạng của bệnh nhân, ekip trực tim mạch phối hợp với các bác sỹ khoa Cấp cứu đã tiến hành hồi sức tim phổi cho bệnh nhân theo đúng quy trình đồng thời kích hoạt báo động đỏ đơn vị can thiệp tim mạch của bệnh viện.
Sau gần 10 phút hồi sức, bệnh nhân được chuyển đến phòng can thiệp tim mạch để chụp động mạch vành, kết quả chụp cho thấy bệnh nhân bị tắc hoàn toàn stent đã đặt trước đó trong động mạch liên thất trước đồng thời hẹp nặng lỗ vào của động mạch mũ.
Sau khi can thiệp chỗ tắc stent đã được tái thông
Bệnh nhân nhanh chóng được tái thông lại động mạch vành liên thất trước đã tắc và xử trí chỗ hẹp của động mạch với kỹ thuật can thiệp chỗ chia đôi thân chung rất phức tạp. Sau hơn 30 phút thủ thuật, bệnh nhân đã dần tỉnh lại, tuy nhiên phải cần thuốc trợ tim liều cao và thở máy hỗ trợ qua ống nội khí quản.
Sau can thiệp bệnh nhân được chuyển về điều trị tị khoa Hồi sức tích cực, sau 1 ngày bệnh nhân đã cai được máy thở, giảm liều thuốc trợ tim, tỉnh táo hoàn toàn có thể tự ăn uống nói chuyện bình thường. Hiện tại, (ngày 30/3) bệnh nhân đã được chuyển về khoa Nội Tim mạch điều trị, không còn phải dùng thuốc trợ tim, dự kiến có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Quảng Nam: Cứu sống một bệnh nhân dị dạng mạch máu não nguy hiểm
Ngày 20/1, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Quảng Nam cho biết, dưới sự hỗ trợ của các bác sĩ Khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ của bệnh viện này đã cứu sống một trường hợp dị dạng mạch máu não nguy hiểm gây biến chứng xuất huyết não.
Theo đó, một bênh nhân nư 40 tuôi (quê ở Quảng Bình), vao viên từ ngay 12/01/2021 vi cơn co giât khoang 5 phut va sut giam tri giac sau cơn co giật. Kết quả phim CT scan va MRI so nao tai khoa câp cưu có biẻu hiên phu, xuât huyêt nao vung thai dương bên trai do do đông tinh mach mang cưng tư đông mach canh ngoai bên trai vao xoang sigma.
Đông mach canh ngoai do vao xoang tinh mach sigma.
Bênh nhân sau đo đươc nhâp viên khoa Nôi tim mạch BVĐK Quảng Nam đê chup mach mau nao nhăm chân đoan va lên chiên lươc điêu tri. Kêt qua chup mach mau nao chân đoan do đông tinh mach mang cưng tư đông mach canh ngoai bên trai vao xoang sigma bên trai kem tăc xoang sigma trên va dươi vi tri do, phân đô ro mang cưng theo Cognard typ IV, nguy cơ cao xuât huyêt nao, co chi đinh điêu tri nut mach đê tăc do.
Bênh nhân sau đo đa đươc điêu tri can thiêp tăc vi tri do băng coils va băng hat nhưa. Kêt qua chup kiêm tra sau can thiêp nhân thây tăc hoan toan cac nhanh do tư đông mach canh ngoai vao xoang sigma. Bênh nhân sau đo đươc theo doi, điêu tri tai khoa nôi tim mach va đến nay bệnh nhân đa xuât viên vơi tinh trang khoe manh va hoan toan không đê lai di chưng.
Vi tri do đa đươc tăc hoan toan băng coils sau khi can thiêp nôi mach.
Bác sĩ Nguyễn Lương Quang, Phó Khoa nội Nôi tim mạch BVĐK Quảng Nam cho biết: "Các phương pháp điều trị đối với trường hợp nêu trên, đó là can thiêp nút mạch, phẫu thuật, tia xạ trong đó can thiêp nút mạch là lựa chọn hàng đầu do tính hiệu quả cao và ít xâm lấn nhất trong các phương pháp. Điều trị bảo tồn cũng là một lựa chọn đối với trường hợp dò động mạch màng cứng type 1 (không có dòng chảy ngược vào tĩnh mạch vỏ não) và không có triệu chứng lâm sàng".
Từ 3 năm nay, BVĐK Quảng Nam đã triển khai can thiệp mạch máu não một cách thường quy như : can thiệp lấy huyết khối trong đột quỵ cấp, xử trí các trường hợp phình động mạch não, dị dạng, thông động tĩnh mạch não...Kết quả rất tốt, đã cứu sống nhiều bệnh nhân nặng, nguy kịch.
Nguy hại khôn lường khi truyền dịch tại nhà Hiện nay, tại Hà Nội cũng như các địa phương khác, có hiện tượng người dân khi thấy sốt cao (một trong những biểu hiện của SXH) đã tự nhờ cán bộ y tế đến truyền dịch tại nhà. Theo Phó Giám đốc BV Đa khoa Đống Đa Phạm Bá Hiền, việc người bệnh tự truyền dịch chỉ vì thấy sốt cao, mệt...